Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Tìm đâu chút ánh sáng cho cuộc đời ?

Tác giả: 
Điền Phương Thảo

Tìm đâu chút ánh sáng cho cuộc đời ? ...



“ Trên đường đi xin việc, 2 thanh niên quá đói bụng nên giả v mua bánh mì ăn rồi bỏ chạy. Sau khi cơ quan công an điều tra bổ sung, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố 2 thanh niên trên về tội “cướp giật tài sản” với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù” (1)



Có chút gì uất nghẹn, chua xót khi đọc bản tin trên …Nó khiến tôi liên tưởng ngay đến một Jean Valjean trong Những Người Khốn Khổ của VictorHugo ; một Tám Bính trong Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng và nhiu phận người nghèo khó, thấp bé đã không thể hoàn lương khi đã “ trót vì tay đã nhúng chàm” .. Nếu trong buổi xét xử vào ngày 20-07 sắp tới, TAND quận Thủ Đức vẫn giữ y cáo trạng của VKS, thì tương lai cuộc đời của hai thanh niên này rồi sẽ ra sao sau thời gian ngồi tù ? Sa chân vào vòng lao lý với tội danh “ cướp giật” mà “ tài sản ” chỉ là “ 2 bọc chuối sấy; 1 ổ bánh mì ngọt; 1 bịch đậu phộng rang muối và 3 bịch me trộn đường với một lý do rất đáng thương tâm : Đói ! Nghiệt ngã làm sao !



Tội là tội. Và chúng ta không hề lên tiếng ủng hộ những hành vi phạm tội. Thế nhưng, có phải lúc nào tội cũng được xét xử một cách cứng ngắc và không còn chút tình người ? Có câu chuyện được cho là có thật xảy ra tại một phiên tòa ở Indonesia. Câu chuyện này được phổ biến rất nhiều trên internet và thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người bởi ý nghĩa nhân văn của nó.....




“Trong phòng xử án, chủ tọa trầm ngâm suy nghĩ trước những cáo buộc của các công tố viên đối với một cụ bà vì tội ăn cắp tài sản. Bà bị buộc phải bồi thường 1 triệu Rupiah. Lời bào chữa của bà lý do ăn cắp vì gia đình bà rất nghèo, đứa con trai bị bệnh, đứa cháu thì suy dinh dưỡng vì đói. Nhưng ông chủ quản lý khu vườn trồng sắn nói bà ta cần phải bị xử tội nghiêm minh như những người khác.

Thẩm phán thở dài và nói: “ Xin lỗi, thưa bà...” Ông ngưng giây lát, nhìn ngắm bà cụ đói khổ: “Nhưng pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của Pháp luật nên phải xử nghiêm minh. Nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho chủ vườn sắn. Nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù 2 năm rưỡi.”



Bà cụ run run, rướm nước mắt, bà đi tù rồi thì con cháu ở nhà ai chăm lo. Thế rồi ông thẩm phán lại nói tiếp:



“Nhưng tôi cũng là người đại diện của công lý. Tôi tuyên bố phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà này 50.000 Rupiah vì sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật.” Nói xong, ông cởi mũ của mình ra và đưa cho cô thư ký: “Cô hãy đưa mũ này truyền đi khắp phòng và tiền thu được hãy đưa cho bị cáo.”



Cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah từ các công tố viên buộc tội bà, một số nhà hảo tâm khác còn trả giúp 1 triệu Rupiah tiền bồi thường, bà lão run run vì vui sướng. Thẩm phán gõ búa kết thúc phiên toà trong hạnh phúc của tất cả mọi người .”



Phiên tòa trong câu chuyện nêu trên là một phiên tòa không chỉ nghiêm minh nhưng còn thấm đẫm tình người. Bởi lẽ vị thẩm phám không chỉ xét xử phiên tòa bằng luật pháp mà còn bằng cả trái tim. Khi tuyên phạt công dân có mặt trong phiên toà phải nộp 50.000 Rupi “vì họ đã sống trong một thành phố văn minh, giàu có này mà lại để cho một cụ bà ăn cắp vì cháu mình bị đói và bệnh tật”, vị thẩm phán có ý nhắc đến trách nhiệm của chúng ta đối với những người anh em sng xung quanh mình.“ Đừng tỏ ra là người xa lạ với nhau, đừng dửng dưng về số phận của các anh em” (2). Và chúng ta thực sự có lỗi nếu không chu toàn trách nhiệm đó trong khả năng của mình.



Pháp luật là pháp luật . Nhưng ước chi vị thẩm phán của phiên tòa tại qun Thủ Đức cũng hãy lấy trái tim mà xét xử tội trạng cướp vì đói của hai chàng thanh niên khốn kh. Bởi lẽ, nhận định về sự việc này với góc độ của một luật sư, ông Vi Văn Diện, trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Minh, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng : “ Mặc dù hành vi của 2 đối tượng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, tuy nhiên mức độ nguy hiểm cho xã hội là không đáng kể, nếu không muốn nói là không có. Xét về động cơ, mục đích, hành vi nguy hiểm của tội phạm và đặc biệt hậu quả trong v án này ch do quá đói mà làm liều chứ bản chất không h gây nguy hại cho xã hội. Xét ở một góc độ khác, nếu 2 thanh niên này có động cơ, mục đích xu xa, tôi nghĩ rằng họ sẽ nghĩ ra nhiều cách thc, thủ đoạn để chiếm đoạt những tài sản có giá trị hơn gấp rất rất nhiều lần mấy ổ bánh mì” *.



Giữa một xã hội mà “ Công Lý chỉ là một diễn viên hài” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng bởi lẽ “ nén bạc đâm toạt tờ giấy”, tiền bạc đút lót có khả năng bẻ cong cả cán cân công lý, đổi trắng thành đen và ngược lại, biết bao vụ án tham ô, lợi dụng chức quyền gây hại cho nhân sách quốc gia ti tỉ đồng rồi cũng được chìm xuống một cách khó hiểu. Vì lẽ " tham nhũng đã trở thành quốc nạn " (3) đến nỗi “ người dân đang có xu hướng chấp nhận tham nhũng nhiều hơn với thái độ sống chung với lũ ” (4) , thế nhưng vi số tài sản cướp giật trị giá 45.000 đồng thì hai thanh niên phải ngồi tù. Cứ như là luật pháp lập ra là dành cho những người thấp cổ bé họng và cùng khổ mà thôi !



Chúng ta đã có lỗi khi luôn được ăn uống no đủ, đôi khi là thừa mứa thức ăn trong các buổi tiệc tùng nhưng người anh em của chúng ta đã vì đói mà phạm tội. Chúng ta sẽ càng có lỗi nhiều hơn khi không dám lên tiếng chống lại những bất công, khiến trong xã hội ngày càng nhiều những mảnh đời bị xô đẩy đến đường cùng ...



Nếu cuộc đời của Tám Bính phải trượt dài vào hố sâu tội lỗi, không còn lối thoát cho riêng mình bởi cô đã trót sinh ra giữa một xã hội thực dân nửa phong kiến, một xã hội đầy rẫy những xấu xa thối nát, chua xót và bất công theo cái nhìn của các nhà phê bình văn học và lịch sử hiện nay, vậy thì với một xã hội mà theo như nhận định của PCT nước Nguyễn Thị Đoàn là : “ Đạo đức xã hội xuống cấp đáng báo động, xuống cấp ở mọi lĩnh vực, kể cả y đức và giáo dục ” và sự bất công trong xã hội thì xuất hiện ngay trên ghế nhà trường, tức bất công có từ trong “trứng nước” (5) như xã hội hiện nay, thì chúng ta có dám lạc quan tin tưởng rằng số phận của hai anh thanh niên cùng khổ nêu trên sẽ không là bản sao tội nghiệp của bi kịch Tám Bính ngày xưa ?

 

Điền Phương Thảo



(1)http://dantri.com.vn/…/cuop-banh-mi-an-hai-thanh-nien-doi-m

(2) Sứ Điệp Mùa Chay 2012, Đức Thánh Cha Benêdictô thứ 16

(3) Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang: “Tham nhũng trở thành quốc nạn”

(4)TS. Đặng Hoàng Giang, đại diện cho Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc - UNDP

(5)http://dantri.com.vn/…/su-bat-cong-tu-trong-trung-nuoc-1378