Từ niềm tin đến niềm vui
TỪ NIỀM TIN ĐẾN NIỀM VUI.
Khác biệt giữa niềm vui, và thú vui.
Niềm vui và nỗi buồn là những cảm xúc về mặt tinh thần của con người. Trong khi thú vui và đau đớn do tai nạn, hay do bệnh tật… là những cảm xúc của thân xác. Niềm vui và nỗi buồn thường kéo dài, trong khi thú vui và đau đớn thường mau qua.
Có nhiều yếu tố giúp ta có niềm vui như thi đỗ, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; dành được huy chương vàng; cứu được một người khỏi chết đuối; giúp một lớp học thoát mù chữ; chặn được đám cháy; niềm tin vào Đấng Tối cao, giúp ta có niềm vui suốt đời...Ta tìm hiểu:
Niềm tin tác động đến niềm vui của con người ra sao?
Một xã hội khủng khoảng niềm tin
Hình ảnh vị Giáo sư Tiến sĩ, linh mục Daminh Lương Kim Định (1915-1997), với bộ áo dòng trắng, ung dung tự tại, đi vào trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn trước những năm 1975 đã gây ấn tượng, sự ngưỡng mộ và lòng kính trong với bao lớp sinh viên thời đó! Tôi thì đặc biết ấn tượng với bốn câu thơ, Ngài trích dẫn từ sách Kinh Thư III nơi giảng đường Đại học:
“Nhân tâm duy nguy.
Đạo tâm duy vi.
Duy tinh duy nhất.
Doãn chấp quyết trung”. Dịch:
“Lòng của trời siêu vi huyền ảo.
Lòng của người điên đảo ngả nghiêng.
Tinh ròng, chuyên nhất ngày đêm.
Ra công, ra sức giữ nguyên lòng trời”.
Lời nhận định trong Kinh Thư ngày xưa: “Lòng của trời siêu vi huyền ảo/Lòng của người điên đảo ngả nghiêng” đang diễn ra hàng ngày trong xã hội Việt Nam hôm nay. Xin trích dẫn để minh họa cho nhận định trên: Báo Tri Thức Việt Nam ngày 03 tháng 01 năm 2018, tác giả Sơn Vũ đã mô tả: “Trong sáng ngày 09 tháng 06 năm 2017, tại Kỳ họp Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói trước Quốc hội về 6 điều bất an mà nhân dân luôn bức xúc: “Tham nhũng, lãng phí, thương mại hóa quan hệ xã hội, tài nguyên cạn kiệt, và vấn đề an toàn sống”. Và tác giả kết luận: “Khủng khoảng niềm tin là hiện tượng đang thực sự xẩy ra trong xã hội chúng ta, ở trên mọi khía cạch cuộc sống của người dân từ thành thị cho đến nông thôn…” Thật đau lòng biết bao!
Từ niềm tin đến niềm vui
Ta thường nghe: “mất niềm tin là mất tất cả”; trong các Cty, Doanh nghiệp, người ta còn đề cao niềm tin khi chọn những khẩu hiệu: “Niềm tin của các bạn là tài sản của chúng tôi”. Quả đúng thế, làm sao ta có thể bình an, an vui, hạnh phúc, có niềm vui, khi trong lòng đầy mưu toan, nghi hoặc, hận thù…
Niềm vui sẽ biến mất khi niềm tin không còn nơi mỗi chúng ta!
Mất niềm tin, gia đình ly tán
Trong một gia đình, mà chồng hoài nghi vợ; vợ hoài nghi chồng, hoặc “Chồng ăn chả; vợ ăn nem…”, con cái không tin tưởng nơi cha mẹ; cha mẹ không tin tưởng nơi con cái, thì hỏi làm sao gia đình đó là một tổ ấm được? Sớm muộn gì gia đình đó cũng sẽ tan nát đổ vỡ. Cảnh tượng đó đang tràn ngập trong xã hội, từ thành thị đến nông thôn. Bao mảng đời bất hạnh, những cháu bế bơ vơ “đầu đường xó chợ” khắp nơi…Đau xót hơn, hàng triệu cháu bé không được chào đời vì nạn phá thai tràn lan...
“Tại TP.HCM hiện nay cứ bình quân 2, 7 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn. Rõ ràng, tình trạng ly hôn trong giới trẻ ngày càng phổ biến, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn. Độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỉ lệ 30% và năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước…Cũng theo các luật sư tỉ lệ hòa giải ly hôn thành chiếm tỉ lệ rất thấp, và mỗi tháng bình quận mỗi quận huyện tại TP.HCM có từ 80 - 100 vụ ly hôn.
(Theo Trung tâm Tin tức VTV.VN 24 ngày 01- 08-2018).
“Người dân mất niềm tin, thì đất nước khó bình yên” (TT. Nguyễn Xuân Phúc)
Đã hơn bốn mươi năm, quê hương thân yêu Việt Nam yên tiếng súng. Vể bề ngoài thì đất nước ta không chiến tranh, được bình an. Nhưng tận trong tâm hồn mỗi người dân liệu có được bình an chưa? Nếu lấy thước đo bình an bằng niềm tin vào cuộc sống, vào con người và vào xã hội thì ta có thể nói, xã hội Việt Nam hôm nay chưa bình an. Bởi lẽ, xã hội chúng ta đang tràn ngập hàng giả, độc hại từ Trung Quốc tràn qua. Và ngay cả những mặt hàng do chính nhà máy, xí nghiệp trong nước tạo ra như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc tây, thuốc tầu, ciment, săt thép, cửa nhôm, của kính cũng thật giả lẫn lộn…Rồi nạn: Bằng giả, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ nhiều nơi được mua bằng tiền. Nghiêm trong hơn, là nạn quan giả, một số các quan chức nhiều nơi được mua bằng vàng, băng Đô-la, bằng gái đẹp, Bằng biệt thự năm sao… tạo ra quốc nạn tham những ngày một đa dạng và tinh vi…; người dân sống trong phập phồng lo sợ thì làm sao có bình an, có được niềm vui trong cuộc sống được.
Đúng như lời Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Người dân thiếu niềm tin thì đất nước khó bình yên”. (Báo Dân Trí 25-07-2017)
Niềm tin có từ đâu, hệ quả của việc có niềm tin, và không có niềm tin:
“Bản chất của niềm tin là những giá trị được hình thành trên nền tảng văn hoá và đạo đức của một cá nhân. Con người phân biệt đúng và sai, tốt và xấu, thiện và ác dựa trên các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức của mình. Mà các giá trị này lại thường được quyết định bởi tín ngưỡng.” (Báo Tri Thức Việt Nam ngày 03-01-2018).
Tôi nghĩ: Đây là một nhận định khá đúng đắn, khách quan, dù chưa hoàn toàn đầy đủ. Trên thực tế cho thấy, những quốc gia tôn trọng tín ngưỡng như Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật…Cụ thể, trong lễ nhậm chức, Tổng Thống nào của Hoa Kỳ cũng phải đặt tay trên cuốn Kinh Thánh để thề hứa; và trong đồng Đô-la của Mỹ có ghi hàng chữ: “In God we Trust” (Chúng ta tin vào Chúa). Một thí dụ khác: Ngày 09 tháng 04 năm 1914 hãng Toyota của Nhật thu hồi 6.400.000 xe có lỗi ở trục lái, túi khí, và ghế ngồi đã bán ra trên toàn thế giới để sửa chữa.... Rồi những trạm xăng ở một số nơi; vùng nông thôn của Nhật đã thực hiện được việc tự mua bán không cần người kiểm soát…. Nhờ thế, nạn dối trá, tham nhũng trong xã hội rất ít, con người có niềm tin vào con người, cuộc sống đầy niềm vui...
Trái lại, những nước chưa tôn trọng niềm tin của tôn giáo đủ… những nước đó thường có nạn tham nhũng, lừa gạt thật nhiều. Hàng giả của Trung Quốc đã gây hoảng sợ cho nhân loại. Tại Việt Nam thì từ thành thị đến nông thôn đều sợ hàng Trung Quốc, nhất là hoa quả, thực phẩm Trung Quốc…
Nhận định về Việt Nam, tôi xin trích lời nhận định của ông: Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo, từng trả lời phỏng vấn với VietnamNet: “Dường như những chính sách về tôn giáo nghiêm trọng và sai lầm trước đây mà cả hiện nay nữa đã tạo ra một quá trình sa mạc hóa về tâm linh ở Việt Nam, để giờ đây tâm hồn của người Việt đã biến thành một bãi hoang có thể chấp nhận các loại bụi gai xương rồng, và không thể trồng được loại cây cỏ hoa thơm, quả ngọt”. (Báo Tri Thức Việt Nam ngày 03-01-2018).
Đây quả là một nhận định thẳng thắn, đúng đắn, đau lòng biết bao! Nhưng tôi vẫn hy vọng “Thuốc đắng sẽ dã tật”, Việt Nam, mai đây sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu, một khi biết thức tỉnh để sửa sai.
Phần kết: Tìm niềm vui từ đâu?
Cá nhân, tập thể, tôn giáo đều có những cách thức riêng trong việc tìm niềm vui:
Về cá nhân, có người tìm niềm vui qua đời sống dâng hiến (đi tu); có người tìm niềm vui trong việc sống chay tịnh, hay quảng đại giúp đỡ người nghèo hoạn nạn, bệnh tật; có người tìm niềm vui trong đời sống tình yêu vợ chồng (Vĩnh hôn và đơn hôn).
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) thì: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui…”
Mẹ Thánh Têxêxa (1910-2097): Tìm niềm vui trong việc chăm sóc người nghèo khó.
Đức Phật dạy (khoảng thế kỷ thứ 5 TCN): Tìm nguồn vui nơi chính mình. Kinh Hiện Pháp Lạc Trú dạy: “Quá khứ không truy tìm/ Tương lai không ước vọng/Quá khứ đã đoạn tận/Tương lai thì chưa đến/Chỉ có pháp hiện tại/Tuệ quán chính ở đây.”
Đạo Công Giáo: Dạy con người tìm niềm vui qua việc: “MẾN CHÚA VÀ YÊU NGƯỜI”. Cụ thể hơn: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết linh hồn, hết trí khôn” (Ga 15, 37); và “Anh em hay yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).
Cảm tạ Chúa, con có niềm vui vô tận, vì Chúa thương đã mặc khải để con biết Chúa; biết Chúa qua những công trình kỳ diệu do Chúa tạo dựng, trong đó có con; biết Chúa qua chính lời Chúa phán: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga4, 8).
Cursillista Inhaxio Đặng Phúc Minh
- Loại bài viết: