Tôi viết tên anh trên lá trên hoa
Tôi viết tên anh trên lá trên hoa,”
Tôi viết tên anh trong trái tim tôi
Tôi viết tên anh trên đá, trên vôi.
Tôi viết tên em ngập nẻo đường đi ngàn lối.”
(Hoàng Thi Thơ – Tôi Nhớ Tên Anh)
(Mc 15: 40-41)
Nhớ tên anh, tên em hay tên người nào khác cũng vẫn là nỗi nhớ nhung hoài, nhiều vương vấn. Nhớ tên anh, đến độ viết cả “trên gấm, trên nhung”, cũng là điều ít thấy ở nhạc bản, có những lời ca thêm thắt rất như sau:
“Tôi viết tên anh trên gấm, trên nhung.
Tôi viết tên anh trên trán, trên tay.
Tôi viết tên anh trong gió, trong mây.
Tôi viết tên anh vào lòng biển lớn sông dài.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)
Vâng. Có thể là như thế. Cứ viết tên anh/tên em cho thật nhiều ở đây đó, rồi cũng có lúc nhớ đến tên ấy với tên này cả vào khi mưa gió , lúc “trăng thanh”, “có tiếng tơ ngàn” để rồi “đi vào lòng thời gian đầy sắc tím” như câu ca còn hát tiếp:
“Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa.
Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa.
Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh.
Khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím.
Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai.
Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai.
Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai.
Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)
Thế đó, là tên của người mà anh hoặc em những thương và nhớ suốt đường dài cuộc đời người. Thế đây, lại là nhà Đạo, người người còn nhớ đến tên ai chăng? Tên, của Đấng thánh hiền đạo-hạnh một thời được mọi người nhắc nhớ, tựa hồ để đề-cao/vinh-danh như câu truyện kể ngăn ngắn có ý-nghĩa.
“Truyện rằng:
Có phóng viên đài truyền-hình nọ bất chợt đến phỏng-vấn cặp vợ chồng nổi tiếng là hòa-thuận, vì chòm xó/láng giềng chả thấy hai người to tiếng với nhau bao giờ hết.
Phóng viên bắt đầu hỏi:
-Xin anh chị cho biết bí kíp nào từng giúp anh chị có cuộc sống gia thất hạnh phúc đến như vậy?
Ông chồng nghe hỏi bèn đáp vội:
-Có gì đâu. Chẳng qua là, mỗi lần vợ chồng chúng tôi có chuyện hục hặc, cơm chẳng lành/canh chẳng ngọt là cứ đưa nhau ra công viên xa vắng ở đó giải-quyết cho xong, mới về nhà. Thú thật với quí vị là: bọn tôi e ngại chòm xóm biết chuyện riêng tư gia đình mình thật không tiện.” (Truyện kể lại cũng trích từ mạng vi tính, rất lền khên).
Vâng. Mạng vi-tính hay vi-sinh đều thấy rất nhiều. Cả đến các chuyện riêng-tư/đạo đời cũng không thiếu. Chẳng hạn như, câu truyện riêng tư của một thừa-tác-viên/tông-đồ thời tiên-khởi cũng được truyền-thông đưa lên mạng hoặ làm thành phim.
Đây, cũng là trường-hợp của đấng bậc tông-đồ phái nữ có tên là Maria Magđalêna được đề-cao, đưa lên báo điện có tên làMercatorNet hôm 26/3/2018 đã kể rằng:
“Cuốn phim mới, có nói bà là vị “Tông-đồ của các tông-đồ”, tức một thần-tượng thuộc phái nữ.
Đây, là Tin Mừng về nhân-vật Maria Magđala theo tầm nhìn của đạo-diễn phim-ảnh người Úc có tên là Garth Davi. Phim bản này, trình-bày về một nữ-phụ trổi-bật của Tin Mừng xuất-hiện trên màn hình lớn, cũng rất sớm.
Maria Magđala, là một nữ-phụ quả cảm từng thách-thức nam-nhân trong gia đình bà được coi là “thày tư-tế” duy-nhất và được phép tháp-tùng các tông-đồ. Đức Giêsu và Maria Mẹ Ngài đã có hiểu biết và tình thương-yêu theo cách đặc-biệt, Mẹ hiểu biết Tin Vui An Bình và tình thương yêu rất mực, trong khi Nhóm Mười Hai chỉ nghĩ về chuyện đánh đổ đám người La Mã mà thôi.
Đức Giêsu đã ban cho bà ơn trổi-bật, kể cả chỗ ngồi bên phải trong bữa Tiệc Tạ Từ (như cuốn The Da Vinci Code từng nói đến) và cũng công-khai để cho bà làm nhân-chứng đầu tiên cho Ngài. Thế nhưng, sau ngày Phục Sinh, ông Phêrô và các người khác đều coi nhẹ vị-thế cũng như quà tặng của bà. Và ngay khi đó, bà đã vượt qua khỏi mọi sự để tham-gia một thứ “lên-đường” của phụ-nữ bằng quyết tâm như thể bảo: “Tôi sẽ không giữ im lặng, nhưng sẽ loan-báo cho mọi người biết.”
Phim trên còn ghi-chú, bảo rằng: dù hồi năm 591 Đức Grêgôriô Cả lại diễn-giải trong một bài giảng bảo rằng: Bà là cô gái điếm, được đề-cập ở Tin Mừng. Nhưng vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại khẳng-định rằng: Bà là vị “Tông đồ của các tông-đồ”, tức có nghĩa: Bà ngang hàng với các tông-đồ của Chúa…
Thật tình mà nói, phim ảnh về Bà Maria Magđalêna do Đạo-diễn Davis dàn dựng, đã khẳng-định vai trò của phụ nữ trong Giáo-hội khiến ta đi xa hơn các bằng chứng có được từ Tin Mừng. Những gì ta biết về Bà qua Tin Mừng cũng đánh động đủ. Bà là một trong các nữ-phụ được chữa lành “khỏi các thần dữ và các bệnh-tình khác nhau” rồi quyết-định theo chân Đức Giê su và nhóm 12 tông đồ cung-cấp đủ mọi thứ giúp các vị thực-hiện sứ-vụ cao cả ấy. (Lc 8: 1-3; Mc 16: 9)
Bà là một trong ba nữ-phụ được ghi chép là đã đứng dưới chân khổ-giá treo mình Đức Giê su trên cqao trên đồi Calvariô, và hai vị kia là Maria Mẹ Ngài và Maria vợ của Clopas (Gioan 19: 25). Bà Maria Magđala và các nữ-phụ kia vội chôn cất Đức Giêsu vào buổi chiều ngày Sabát rồi sớm trở lại sáng hôm sau dự định thoa thoa dầu thơm lên xác Ngài, thì mộ phần trống vắng, ngay lúc ấy sứ thần Chúa báo cho các bà biết Đức Giêsu đã trỗi dậy, các ngài phải ra đi kể cho đồ đệ Ngài biết. Nhưng họ vẫn chẳng tin…
Đó là những gì ta biết về bà Maria Magđala được nêu cao cùng với nữ-phụ khác và thân-mẫu Đức Giêsu ở Tin Mừng. Và, đó cũng là điều mà nhiều bậc hiển-thánh nay vẫn coi thánh-nữ Maria Magđala là mẫu-mã/thần-tượng để nói về vai-trò của các nữ-phụ trong Giáo hội.” (X. Carolyn Moynihan, MercatorNet 26/3/2018)
Nói cho cùng, đề-cao vai-trò người nữ tên Maria Magđala từng xuất-hiện trên Tin Mừng như một tông-đồ năng-nổ, có nghĩa là: từ nay, Giáo-hội sẽ không còn coi thường vai-trò của phụ-nữ, dù trên lãnh-vực nào đi nữa; nhưng ngược lại, đã đặt cùng hàng với các tông-đồ nổi-bật xưa nay.
Cuối cùng ra, bằng vào công-cuộc thừa-tác đắc-lực của các tông-đồ nữ như Maria Magđala, Giáo hội nay cũng sẽ cất cao lời hát vang vọng của người đời mà rằng:
“Anh, lớp trai ngày nay
Đắp xây ngày mai.
Đem tự do cho người
Mang niềm vui cho đời.
Và, cũng từ đó, sẽ lại ghi nhớ tên anh/tên em, tên các đấng-bậc năng nổ, cả nam lẫn nữ, rằng:
“Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa.
Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa.
Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh.
Khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím.
Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai.
Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai.
Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai.
Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài.”
Vâng. “Đời đời còn nhớ nhung hoài”, vẫn cứ là câu hát nhắc nhở mọi người hãy “nhớ nhung hoài” về nhiều chuyện. Những chuyện, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc con dân đi Đạo bằng một động-thái hơi khang-khác nhưng cũng vẫn là nhắc nhở, như tin-tức trên báo/đài ở Úc cũng đã ghi:
“Mới đây ĐTC Phanxicô đã cập nhật hoá vị thế của Thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, ngoài những trách nhiệm đã có được bổ túc thêm vai trò cổ xuý việc suy nghĩ sâu xa hơn về vị trí của phụ nữ trong giáo hội và xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến “tính chất thiên tài” của phụ nữ để kêu gọi sự đóng góp của họ.
Vai trò mới được ĐTC phê chuẩn trên căn bản thử nghiệm và đượng Toà Thánh phổ biến hôm 8 tháng 5 và sẽ bắt đầu có hiệu lực kể tử chủ nhật 13 tháng 5, ngày Hiền Mẫu. Thánh Bộ hiện do Đức Hồng Y người Mỹ là Kevin J Farrell cầm đầu. Quy chế mới, đòi Thánh Bộ phải có ít nhất hai thứ trưởng là giáo dân, mới được.
Thánh Bộ cần duy trì các mối dây liên lạc với các Hội Đồng Giám Mục Đia Phương, với các giáo phận và các tổ chức khác trong giáo hội để khuyến khích sự hợp tác giữa họ. Quy chế mới cũng kêu gọi Thánh Bộ đưa ra những chỉ dẫn trong các chương trình đào tạo hôn nhân và cho các đôi vợ chồng mới cưới.
Ngoài ra Thánh Bộ còn có trách nhiệm khác cho thấy “việc chăm sóc mục vụ cho các trường hợp hôn nhân bất thường, kể cả trường hợp sống chung chưa có giấy chính thức, hoặc trường hợp ly dị, tái-giá theo luật đời, thánh Bộ cũng có trách nhiệm chăm sóc giới trẻ, khuyến khích họ tham gia các sinh-hoạt của giáo hội cũng như xã hội.” (X. Cindy Wooden, Pope asks Vatican group to examine role of women in the Church, catholicherald 8/5/2018 Vũ Nhuận chuyển ngữ)
Về vai-trò của nữ-phụ trong cơ-chế Giáo-hội, là chuyện không thể kể cho hết trong đời người đi Đạo. Nói và nhắc nhớ nhiều lần, còn là khẳng định của đấng bậc vị vọng nọ từng viết về phong-trào phụng thờ Mẹ và Con của Ralph Woodrow, như sau:
“Một trong các ví-dụ thấy rõ nhất về đạo ngoại-thần của văn minh Babylon đã xâm-nhập vào với Giáo-hội La Mã đến nỗi Đạo Chúa ở đây đã sáng-chế ra lối phụng thờ Đức Nữ Trinh Maria thay thế cho việc thờ-phụng các nữ-thần làm mẹ.
Chính vào lúc, chúng dân người Babylon tản mát khắp nơi trên trái đất, họ họ đem theo đủ mọi chuyện về nữ-phụ trong đó có việc thờ thánh mẫu và người con nhỏ của Bà. Điều này cắt nghĩa tại sao nhiều quốc gia trên thế-giới lâu nay đã thờ kính Mẫu-thần và Con của Bà theo cách này hay cách khác suốt nhiều thế-kỷ trước khi Đấng Cứu Thế đích-thực là Đức Giêsu sinh ra đời!
Tại nhiều nước trên thế-giới, việc sùng kính “Mẫu thân và Con của Bà” được lan rộng và được đặt theo tên gọi của mỗi quốc-gia, mỗi phong-tục/tập-quán của địa phương, do bởi ngôn-ngữ của con người phàm đã thay-đổi xảy từ sự kiện ngọn tháp Babel. Người Hoa gọi Mẫu-thần của họ là “Shingmoo” hoặc “Đức Thánh Mẫu”.
Người Đức cổ lại cũng tôn-thờ Nữ Trinh Hertha bồng trẻ bé trên tay Bà. Người Scanđinavia cũng tôn-thờ thần Disa của họ theo hình thù bà mẹ bế con. Người Êtruscan gọi vị ấy là Nutria và người Druids gọi Nữ Trinh Patitura của họ là “Mẹ của Đức Chúa”… (X. Ralph Woodrow, Babylon Mystery Religion, Ralph Woodrow 1981 tr. 13)
Nói về người nữ, luôn có nhiều điều để nói và để kể. Nói, là nói về triết-lý, thần-học và pháp-lý, ôi thôi chẳng bao giờ hết. Cũng hệt thế, kể các truyện có liên-quan đến sự khéo léo/tế-nhị hoặc cá-tính riêng biệt của phụ-nữ, sẽ không bao giờ cạn.
Thôi thì, hôm nay, bần đạo bầy tôi đây chỉ xin nói và ghi lại một truyện đã được kể từ nhiều tháng ngày vào buổi trước rất nhiều lần để minh-họa cho bài viết, như sau:
“Một người đàn ông hôm ấy đến gặp bác sĩ tâm-lý than-phiền về những khó khăn mình gặp, rằng:
-Thưa bác sĩ, không biết tại sao đêm nào tôi cũng mơ chuyện vớ vẩn như quái vật mang hình đàn bà ngồi cạnh giường khiến tôi không ngủ được, cả tháng nay.
Bác sĩ suy nghĩ một hồi, rồi từ tốn nói:
-Được rồi. Tôi nghĩ bệnh của anh có thể trị dứt ngay lập tức. Nhưng có điều là chí phí điều-trị sẽ khá cao và dao-động khoảng từ 20 đến 30 ngàn đô, chứ chẳng chơi.
Người bệnh bèn kêu thất thanh lên rằng:
-Ấy chết Làm gì dữ vậy bác sĩ, 30 ngàn đô sao mắc dữ vậy? Tự dưng, tôi thấy không cần-thiết phải xua đuổi quái vật đội lốt đàn bà nữa. Suy cho kỹ, thì: gọi là quái vật chứ nó cũng có điểm đáng yêu, đấy chứ. Thôi, để tôi về nhà và cố gắng làm bạn với quái-vật ấy, là xong ngay. Có điều, hơi lấn cấn với bà vợ ở nhà một chút, bác sĩ nhỉ?
Bác sĩ nghe vậy, chẳng biết nói sao cho người bệnh an lòng.” (Lại một truyện kể rút trên mạng)
Kể truyện vui vui hoặc nói với nhau nhiều điều, cũng chỉ để nhắc nhau nhiều điều bằng ca-từ ở trên, cứ hát tiếp:
“Tôi viết tên anh trên lá trên hoa,
Tôi viết tên anh trong trái tim tôi.
Tôi viết tên anh trên đá, trên vôi.
Tôi viết tên em ngập nẻo đường đi ngàn lối.
Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa.
Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa.
Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh.
Khi tiếng tơ ngân vào lòng thời gian màu tím.
Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai.
Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai.
Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai.
Tôi chắc trong tôi đời đời còn nhớ nhung hoài.”
(Hoàng Thi Thơ – bđd)
“Tôi nhớ tên anh/tên em” và/hoặc tên các nữ-tông đồ ở Tin Mừng, tức: vẫn còn nhớ lời đấng thánh hiền từng nói ở Kinh/Sách như sau:
“Có mấy phụ nữ đứng xa xa mà nhìn,
trong đó có bà Maria Magđala,
bà Maria mẹ các ông Giacôbê Thứ và Giôxết,
cùng bà Salômê.
Các bà này đã đi theo
và giúp đỡ Đức Giêsu khi Ngài còn ở Galilê.
Lại có nhiều bà khác
đã cùng với Ngài lên Giêrusalem,
cũng có mặt tại đó.”
(Mc 15: 40-41)
Các đấng tông-đồ vị vọng phái nữ có mặt nhiều lần, nhiều nơi bên cạnh Chúa. Các bà có mặt ở đó, không chỉ để chiêm-ngắm những việc Chúa làm bằng mắt thịt người phàm mà thôi, nhưng vẫn là công-việc thừa-tác các bà từng làm còn đắc-lực hơn các tông đồ phái nam, nữa.
Thế đó, là chuyện không chỉ để phiếm đại cho xong mà thôi; nhưng, còn là niềm vui nhắc nhớ để ta lại sẽ viết tên nhau trên lá/trên hoa, trên tất cả mọi thứ ở đời, khiến người người cứ viết hoài viết mãi, rất không ngơi.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ viết nhiều điều để phiếm.
Phiếm rất nhiều.
Phiếm lai rai, dài dài
Không biết chán.
- Loại bài viết: