Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Xuân con heo và Mùa Chay

Tác giả: 
Thuỳ Linh

 

 

XUÂN HEO VÀ MÙA CHAY

 ThuyLinh’19

 

 

Nói đến heo, người Việt nghĩ tới “ăn như heo, sướng như heo”, nhưng heo có thật sự sướng không thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu thử.

 

Heo không xa lạ gì với người dân Việt.  Dân vùng quê ai cũng cũng nuôi heo như tài sản cần thiết cấp bách của gia đình.  Heo dễ nuôi, ăn tạp, chóng lớn, bán hay thịt điều có lời.  Chỉ là công sức người nuôi và cách vỗ béo trong cách nuôi.

 

Ngu như heo, câu này có đúng không? Tui nghĩ không đúng.  Con heo rất thông minh.  Trong sở thú và các cơ sở huấn luyện thú nuôi, heo thuộc về các giống động vật dễ tiếp thu và dể huấn luyện chỉ đứng sau chó, ngựa, cá heo và khỉ.  Heo cũng thuộc về giống có tình cảm (theo báo Wildlife News and National Geographic).

 

 Nói về cảm nhận tình cảm của heo, tôi còn nhớ lần cuối vào khoảng năm 1990 mẹ tôi nuôi và bán cặp heo lần cuối trước khi rời Viêt Nam sang Mỹ.  Tiền đã lấy,heo sữa-heo thịt, người mua không bó rọ, họ dẫn heo đi lên xe, heo đi ra tới cửa xe thì 1 trong 2 con heo quay lại nhìn mẹ tôi rồi tung chạy quay lại chuồng nằm im trong đó trước sự chứng kiến của rất nhiều người.  Ai nói heo ngu, heo không tình cảm, heo ăn hỗn điều đó đối với tôi là không đúng.

 

Suy diễn và xâu chuỗi

 

Trong truyện Tây Du Ký, truyện mà nhiều ngừơi xem và cho đó như một truyện thần thoại của Á Đông (theo ý riêng tôi, truyên không mang ý nghĩa Phật Giáo và cũng không xuyên tạc tôn giáo nào).  Ở trong truyện thầy trò Đường Tăng, Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tịnh, cả bốn người là tượng trưng cho 4 ngã giới hay 4 tính cách của con người.  Không cần biết họ xuất phát từ đâu, nhưng họ đến với nhau và cùng chấp nhận thi hành 1 công việc, và việc đó bắt buộc phải thành công.

 

Đường Tăng tượng trưng có tâm tính, đó là trái tim (1).  Như trong Sách Sáng Thế Ký, Thiên Chúa đã tạo nên con ngừơi giống hình ảnh Thiên Chúa, là có trái tim biết yêu mến. Trái tim là trung tâm chỉ huy mọi hành động.Có trái tim yêu thương tất cả phép thuật hay quyền lực thần thông điều phải quy phục dưới sự lãnh đạo của trái tim.

 

Ngộ Không trượng trưng cho thần tính. (Trong thần tính có tà thần).  Con người ngoài thân xác mỏng dòn thì bên trong là thần tính.  Thần tính cũng là tư tưởng (2) tự nó phát sinh như Ngộ Không sinh ra từ đá thạch hầu.  Nó không bao giờ bị huỷ diệt, nó thần thông quảng đại 72 thuật biến hoá và không bao giờ ai giết chết được nó.  Nó có thể lên trời hay xuống âm phủ, học nhanh hiểu rộng, xua trừ ma quỳ, diệt trừ quyền vương ác bá.  Nó thần thông siêu phàm thế nhưng duy nhất một chuyện làm nó không bao giờ trở thành thần thánh là bởi vì nó quá kiêu ngạo, coi thường mọi người, nó không nhận ra yếu điểm của nó, Ngộ Không.  Luận theo Sáng Thế Ký, đây là điểm thứ 2 Thiên Chúa tạo dựng và ban cho con người giống hình ảnh Ngài.  Sự khôn ngoan tự do chọn lựa, làm điều lành, lánh điều dữ, và sự tự do lựa chọn này biến chúng ta trở thành Ngộ Không trong đời chúng ta khi chúng ta quên đi trái tim có Chúa và không nhận ra chúng ta là ai.

 

 

Sa ngộ Tịnh tượng trưng cho ngộ tịnh /tỉnh ngộ sau sa ngã.  Đó là sự dốc lòng giác ngộ sau khi lỗi lầm.  Nơi Sa Ngộ Tịnh (trứơc đó) cũng có nhiều phép biến hoá thần thông.  Tay chân Sa Ngộ Tịnh mạnh khoẻ nhanh nhẹn (hành động) (3) cũng không thua Ngộ Không là mấy.  Nhưng làm điều sai quấy càng nhiều Ngộ Tịnh càng nhận ra sự sai lầm đó mãi mãi không buông tha mình và đã lấy quá khứ sai lầm buộc vào cổ mình để tự suy nghĩ, nghiền ngẫm từng ngày để sống tốt hơn.  Hình ảnh này nói lên sự dốc lòng ăn năn của một con người.

 

Trư bát Giới, là heo.  Một nhân tính/phàm tính rất ư con người.  Lười biếng, ham ăn, háo sắc, ganh tị, hơn thua, nói xấu (4) …có đủ.  Trong nhân tính con người lúc nào cũng ganh tị hơn thua với người khác và ganh tị cả với thần tính của mình như Trư Bát Giới ganh tị với Ngộ Không và Sa Tịnh.  Xấu xa là thế, lười biếng là thế, nhục dục thấp hèn là thế.  Nhưng trong mắt của Đường Tăng (Trái Tim) Trư Bát Giới không khó dạy, không làm cho Đường Tăng đau khổ và đau lòng như Ngộ Không. 

 

Qua các điểm này (1), (2), (3) (4), chúng ta xâu chuỗi với Kinh Thánh (qua cách nhìn và suy diễn của riêng tôi), tôi hiểu, Chúa biết rõ con người chúng ta ham ăn, ganh tị, dâm dục, lười biếng…, nói lời lộng ngôn xấu xa, và đôi khi tư tưởng lệch lạc sa ngã, phạm thượng.  Đó là bản chất rất thật của con ngừơi Chúa dựng lên.  Tư tưởng, suy nghĩ bộc phát, hành động và những ước muốn thấp hèn.  Nhưng chúng ta biết hối cải ăn năn, biến dục lòng, biết khiêm nhường nhìn ra lỗi lầm và hơn hết là phải dùng trái Tim làm chủ mọi suy nghĩ và hành động.  Dù quyền phép thần thông biến hoá giỏi đến đâu cũng chỉ là “đệ tử” của trái tim.  Chúa ban mọi khả năng thông suốt để dùng làm dũng khí cho trái Tim mà thôi.  Trái Tim là trung tâm điều khiển mọi phép thần thông đó.  Xin Chúa cho con hiểu điều này.

 

Sự kiện Kinh Thánh Người con hoang đàng và con heo.  Chúng ta cũng nhận thấy sự trần tục của con người sau khi sa ngã và quên Chúa.  Con người không đáng là con heo, không được ăn như heo.  (Người Do Thái coi heo là con vật rất thấp trong đông vật, cũng như người Hồi Giáo hay Ấn Độ không dám ăn thịt heo, vì cho heo nhơ nhớp, bẩn thỉu).  Nhưng khi sa ngã thì mong được sống như heo cũng không ai cho.  Đó là hậu quả của sự kiêu ngạo, thần thông, biến hoá của nơi con người khi con người tự tách mình ra khỏi Chúa.

 

Trước năm mới con Heo và chuẩn bị cho mùa Chay 2019.  Xin Chúa cho con nhìn ra“sự thấp hèn” của chính mình.  Con heo bản chất nó rất bộc trực hiền lành, không che đậy, nó chỉ là bản năng sống và tồn tại nếu đồng hành cùng trái tim yêu thương và biết suy nghĩ cặn kẽ.  Mục đích cuối cùng là điểm đích cố gắng sống thánh thiện hơn con sẽ đến sẽ đạt được.  Xin Chúa cho con đè được sự kiêu ngạo trong tư tưởng (2), quản lý và tỉnh ngộ hành động (3), kiêng bớt thói hư tật xấu (4) và sống theo tâm tính của một trái Tim luôn có Chúa.