Chúa Nhật Phục Sinh
CHÚA NHẬT PHỤC SINH
Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta cần biết điều Giáo Hội yêu cầu. Tâm lý gia Jordan Peterson, người Canada, nói về phương pháp tâm lý và biểu tượng mà ông đánh giá về sự phục sinh là nguyên lý giải thoát quan trọng, nhưng ông nói rằng vấn đề phục sinh của Chúa Giêsu là vấn đề “khó hiểu và phức tạp”.
Tâm lý gia Jordan Peterson đã SAI LẦM. Vấn đề đơn giản thôi: Có một thời điểm trong lịch sử mà Chúa Giêsu đã chết và rồi có một thời điểm mà Ngài sống lại chăng? Về vấn đề này, chứng cớ rất mạnh mẽ: Có, Chúa Giêsu đã sống lại từ trong cõi chết.
1. TRANH LUẬN VỀ SỰ YẾU ĐUỐI CỦA ĐỨC KITÔ
Cần phải nhìn vào cách tường thuật trong Tân Ước. Bằng vài cách, đây không là “truyện huyền thoại về sự phục sinh”, như truyện Phoenix mà những người đa nghi theo kiểu Peterson đã đề cập.
Chúa Giêsu không là một nhân vật huyền thoại đầy phép thuật đã chiến thắng kẻ thù. Ngài có vẻ yếu đuối lắm. Ngài đã thốt lên: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha. Lạy Thiên Chúa, sao Ngài bỏ rơi con?” (Lc 22:42; Mt 26:39 và 42; Mc 14:36 – Mt 27:46; Mc 15:34).
Sau khi bị đóng đinh, hình ảnh anh hùng của Chúa Giêsu không phai nhạt trong tâm trí những người theo Ngài. Các tông đồ trở lại vì có điều khác lạ đã xảy ra: Thủ-lãnh-thua-cuộc của họ đã SỐNG LẠI từ cõi chết.
2. TRANH LUẬN VỀ SỰ YẾU ĐUỐI CỦA CÁC TÔNG ĐỒ
Nếu các tông đồ lập ra một tôn giáo, họ không làm theo cách đa số các vị sáng lập của một tôn giáo mới đã làm. Họ không làm cho họ vĩ đại và xứng đáng kính trọng. Họ làm cho họ giống như tàu hỏa hư hỏng.
GLCG cho biết: “Phúc Âm giới thiệu cho chúng ta các tông đồ yếu đuối và sợ hãi. Họ không tin các phụ nữ vừa thăm mộ trở về và không tin lời các bà nói. Khi Chúa Giêsu hiện ra với 11 tông đồ vào chiều Chúa Nhật Phục Sinh, Ngài quở trách họ không tin à cứng lòng, bởi vì họ đã không tin các phụ nữ đã thấy Ngài sau khi Ngài sống lại”. Nếu họ lập ra một tôn giáo, họ làm điều sai lầm, và người ta có lý do để không tin họ.
3. SAOLÊ BIẾN ĐỔI
Ngoài các tông đồ, có trường hợp của Thánh Phaolô. Ông từng là người hăng hái bách hại những ai tin vào Đức Kitô sống lại. Đây là cuộc biến đổi khác thường: Saolê trở thành Phaolô. Nếu Đức Kitô không sống lại thì chỉ là vô nghĩa.
Thánh Phaolô lặp đi lặp lại sự kiện phục sinh của Đức Kitô, ngay cả lúc ông bị bắt bớ. Điều đó củng cố đức tin của chúng ta, tất cả đều khác hẳn đối với ông. Thậm chí ông còn nói: “Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng” (1 Cr 15:14). Ông dám “cá cược” mọi thứ về sự phục sinh thực sự của Đức Kitô, và mời gọi chúng ta cũng làm như vậy.
4. GIÁO HỘI SƠ KHAI KHÔNG TRANH LUẬN
Giáo Hội sơ khai tranh luận nhiều điều cơ bản, ngay cả bản chất của sự phục sinh, nhưng không tranh luận về sự kiện phục sinh. Đó là điều đã rõ.
Theo Phúc Âm theo Thánh Gioan, khi hai ông Phêrô và Gioan đến thấy ngôi mộ trống, các băng vải còn ở đó, có cả khăn che đầu của Chúa Giêsu, không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Đối với Gioan, quang cảnh đó cho thấy rằng Chúa Giêsu không còn ở đây, Ngài đã sống lại nhưng không sống lại như Ladarô đã sống lại. Có điều mới lạ đã xảy ra. Phúc Âm cho biết: “Ông đã thấy và ông đã tin”.
5. ĐỨC TIN CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
Các Kitô hữu, từ những ngày đầu cho tới nay, vẫn sẵn sàng chết vì tin chắc rằng Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết. Đối với họ, sự phục sinh không là giấc mơ ngọt ngào mà họ ấp ủ, mà là một thực tế khó khăn mà họ phải chịu đau khổ và chết đi.
Thánh Ignatius, bị sư tử xé xác vì đức tin năm 108, xác định: “Chúa Giêsu thực sự sống lại từ kẻ chết, Chúa Cha phục sinh Ngài, và cũng như vậy sau khi Chúa Cha cho những người đã tin Ngài qua Đức Giêsu Kitô”. Thánh tử đạo Polycarp, bị thiêu sống vì đức tin năm 155, nói: “Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết cũng sẽ cho chúng ta sống lại, nếu chúng ta làm theo ý Ngài, sống theo mệnh lệnh của Ngài, và yêu mến những gì Ngài yêu mến”.
6. LỜI KỂ “MÂU THUẪN”
Các tác giả Tin Mừng bao gồm các chi tiết khác nhau và các tài liệu từ các nguồn khác nhau – tất cả đều đề cập sự phục sinh. Chúng ta có các câu chuyện trên đường Emmaus, bữa sáng trên bờ biển, Thomas nói rằng Chúa Giêsu vẫn còn dấu đinh, Maria Mácđala, và còn nữa... Các câu chuyện này đều minh chứng một sự thật: Chúa phục sinh.
Những người nghi ngờ Kinh Thánh đã chỉ ra các điểm khác nhau giữa các lời kể, còn những người bảo vệ Kinh Thánh cho thấy cách các điểm đó cùng tồn tại. Đây là điểm quan trọng thường bị bỏ mất: Họ đọc như kinh nghiệm của những người khác nhau về cùng một sự kiện, chứ không như một nỗ lực ý thức của một nhóm người để hiểu sự việc.
7. NHÂN CHỨNG
Trong thư gởi giáo đoàn Côrintô, các học giả cho rằng có thể được viết vào khoảng năm 53, Thánh Phaolô nói về cách Đức Kitô hiện ra sống động với 500 người. Nếu đó là điều không thật, chắc hẳn không thể được đề cập rất sớm sau khi sự kiện đó xảy ra.
Khi Phaolô nói đi nói lại về Chúa phục sinh, có hai điều quan trọng đối với ông: Ngôi mộ trống rỗng, và Chúa Giêsu hiện ra với nhiều người. Đó là các chứng cớ thuyết phục bởi vì chúng tương đối dễ dàng để những người nghe bác bỏ.
8. LỊCH SỬ KHÔNG THUỘC KITÔ GIÁO
Chỉ có một số ít chứng cớ về sự hiện hữu của Chúa Giêsu trong các nguồn cổ xưa như Tacitus, Pliny the Younger, Josephus, Babylonian Talmud, và Lucian of Samosata của Hy Lạp. Các tài liệu này đề cập các phương diện trong cuộc đời của Chúa Giêsu.
Sử gia Josephus, người Do Thái, viết lịch sử vào năm 93, nói rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh và sau đó hiện ra với những người theo Ngài. Mặc dù bản văn được các học giả đặt vấn đề, vẫn có nhiều bản không thừa nhận yếu tố chính về việc Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.
Tacitus cũng đề cập Chúa Giêsu, nói rằng Ngài bị đóng đinh vì không thể chấm dứt “sự dị đoan” của Kitô giáo. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về nhiều bản văn vẫn cho rằng quan điểm của Tacitus là đúng. Tại sao việc đóng đinh của Chúa Giêsu chấm dứt phong trào tôn giáo? Bởi vì Ngài sống lại từ cõi chết.
9. CHÚA GIÊSU KHÔNG CHẾT NỮA
Các chứng cớ không chỉ ủng hộ sự phục sinh của Chúa Giêsu, mà còn ủng hộ yêu cầu chủ yếu của Ngài: Chính Ngài là Thiên Chúa.
Các tài liệu khác trở lại từ cái chết ngắn ngủi trong thời đại chúng ta, và từ cái chết lâu dài trong các câu chuyện của Tân Ước. GLCG cho biết: “Đức Kitô phục sinh là điều khác. Nơi thân xác phục sinh, Ngài trải qua từ sự chết tới sự sống khác vượt ngoài không gian và thời gian. Khi Chúa Giêsu phục sinh, thân xác Ngài đầy quyền năng Chúa Thánh Thần: Ngài chia sẻ sự sống thần tính trong trạng thái vinh quang, thế nên Thánh Phaolô có thể nói rằng Đức Kitô là Người của Trời”. Chúa Giêsu đã sống lại và không bao giờ chết nữa.
10. HỒI PHỤC TÔN GIÁO
Kitô giáo lan rộng và phát triển mặc dù bị bách hại chứ không vì các tông đồ hoặc đức tin, nhưng vì trải nghiệm sự phục sinh của Kitô giáo thời sơ khai. Sự kiện lịch sử về sự phục sinh của Đức Kitô, trong thân xác vinh quang, là tòa nhà đối với mọi chiều kích của đức tin Công giáo. Đây là vài điểm:
– Chúng ta có thể gặp Chúa Giêsu bằng cách nào, mặc dù chúng ta không sống khi Ngài bước đi trên những con đường ở Palestine? Bởi vì Ngài đã sống lại từ cõi chết và ngày nay Ngài vẫn đang sống.
– Chúng ta có thể được tha tội bằng cách nào khi thú tội? Bởi vì sau khi phục sinh, Ngài đã thổi hơi vào các tông đồ và ban cho họ quyền tha tội.
– Tại sao chúng ta hy vọng về trời? Bởi vì Chúa Giêsu đã sống lại và lên trời để chuẩn bị cho chúng ta.
Lễ Phục Sinh, chúng ta không cử hành sự huyền thoại hoặc biểu tượng tâm lý, mà chúng ta cử hành sự kiện lịch sử là nền tảng của mọi niềm hy vọng, niềm vui mừng và niềm hạnh phúc.
Alleluia! Chúa Giêsu đã sống lại thật. Đức tin của chúng ta không mơ hồ, không hão huyền hoặc vô ích.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)
Đại Lễ Phục Sinh – 2019
- Loại bài viết:
- Chia sẻ Lời Chúa: