Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Trực diện thấy đời mong manh, liệu có biết buông bỏ

Tác giả: 
Lm Hương Quất

 

 

TRỰC DIỆN… THẤY ĐỜI MONG MANH, LIỆU CÓ BIẾT BUÔNG BỎ !

(Lc 23,44-49))

 

Chiều thứ Hai vửa qua (06.5.2019) bỗng Trời nổi cơn giông, mưa to gió lớn, kèm theo sấm sét (có người nói vườn tượng gập nước 20-30 cm); riêng khu vực Nhà thờ, dù ít khoảng trống, gió vẫn quật đổ cả chậu cảnh lớn, vững chắc)….

 

Chiều tối sau cơn mưa khác thường khởi đầu mùa mua ấy, người nhà cho biết, Bà cụ Anna Maria có dấu hiệu hấp hối, và thực Bà hấp hối và Bà ra đi nhẹ nhàng, bình an.

 

Sự ra đi của Bà trước cơn giông bão làm cho chúng ta nhớ đến cái Chết của Đấng Cứu Thế.

 

Bài Tin Mừng vửa qua cho ta thấy: Trước những giờ phút Chúa Giêsu phó Linh hồn trong tay Cha rồi tắt thở, vũ trụ chuyển động khác thường: Mặt Trời ngưng chiếu sáng, bầu Trời bỗng tối sẩm lại, đất rung chuyển, màn trong Đền Thờ bỗng xé toác ra là hai… Chứng kiến trước những hiện tượng lạ đó trước cái chết của Chúa Giêsu, viên Đội trưởng lính Philato- một Dân ngoại đã nhận ra và tuyên tín: ‘Ông này quả thực là Người Công Chính’, còn dân chúng thì đấm ngực ăn năn...

 

Tôi muốn so sánh hiện tượng có sự khác thường và trùng khớp ấy, để nói nên một chân lý Thánh Kinh quả quyết: ‘Nếu chúng ta đã chết với Ðức Kitô, chúng ta tin rằng chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người, vì biết rằng Ðức Kitô một khi từ cõi chết sống lại, Người không chết nữa, sự chết không còn làm chủ được Người nữa’ (Rm 6,3-9).

 

Quả thế, Chúa Giêsu Ngôi Lời Nhập Thẻ làm người, giống ta mọi đàng, trừ tội lỗi. Giống ta mọi đàng trong thân phận Con người, nên Người cùng chấp nhận cái Chết đau thương như ta song nhờ quyền năng của Chúa Cha - trong sức mạnh Chúa Thánh Thần Người đã vượt qua cái chết. Chúa Giêsu Kitô vượt thắng sự Chết đến Phục sinh mở ra cánh cửa Sự sống sau cái chết. Chết không cón là bế tắc, đau khổ tận cùng nữa mà chính là ngưỡng cửa bước vào cõi trường sinh bất tử, nhờ Chúa Giêsu Kitô. Chết trong Chúa Giêsu Kitô có giá trị Tin Mừng Cứu độ.

 

Bà cụ Anna Maria 80 năm dương thế làm con Chúa, và trung tín làm Con Chúa cho đến khi nhắm mắt lìa thế, điều đó cho ta niềm tin và hy vọng Bà chắc chắn cùng được Phục sinh với Đấng cả đời mình tín thác noi theo.

 

Như đã nói, bài Tin Mừng cho biết: Đứng trước cái chết của Chúa Giêsu với những dấu chỉ khác thường của vũ trụ: người lương dân qua viên đội trưởng nhận ra và tuyên tín Chúa Giêsu đích thực là Con Thiên Chúa và quần chúng Do Thái ra về trong đấm ngực ăn năn.

 

Đứng trước sự ra đị của Bà cụ Anna Maria liệu ta có được đánh động gì không, có trải nghiệm sống động gì không để thêm tín thác vào Chúa, để sám hối ăn năn, canh tân đời sống ?

 

Bà cụ Anna Maria 80 tuổi kể như đã đạt ngưỡng Thượng Thọ, điều mà ai cũng mong và thường chúc thọ nhau: Phúc- Lộc- Thọ.  

 

Tuổi đạt dẫu có Thượng Thọ hay trường Thọ cuối cùng cũng rất mong mahn, ngắn ngủi khi dừng trước cái chết.

 

Trước sự ra đi cuả Bà cụ Anna Maria, ta có thêm cảm nghiệm sống động về phận người mong manh, trần gian chỉ tạm bợ. Giàu có thế nào, quyền lức thế nào… khi đứng trước cái chết đều trở vè con số không, ra đi với hai bàn tay trắng….

 

Thế thì tại sao ta không tranh thủ thời gian có một không hai Chúa để cho sống trên thế gian để cuộc sống đời mình có ý nghĩa, có giá trị… Sống sao đẻ mình khi chết ra đi thanh thản- bình an trong sự thương tiếc của người sống.

 

Một thực tế trái khoáy, dường như ngược lại truyền thống tốt đẹp bao đời của Dân tộc- Nghĩa tử nghĩa tận. Cũng có người khi sống ngồi ghế hàng vua chúa, quyền lực hét ra lửa, nếu chết đạt chuẩn ‘quốc tang’. Không biết họ sống thế nào để khi nghe ‘ai tín’- tức tin báo chết nhiều người lại hả hê, vui thích. Chết cho người ta hả hê điều đó cho thấy khi sống họ đã bị khinh bỉ lắm lắm… Sống - chết như thế đấy là bi kịch đời người, nếm hỏa ngục ngay khi sống!

 

Cuộc đời tại thế thiếu Chúa, cụ thể thiếu Công lý Yêu thương, hèn nhát trước Sự Thật… thì liệu khi chết qua ngưỡng cửa đời đời ta có gặp được Chúa- Đâng là Sự Thật Yêu Thương không? Không gặp Chúa thì chúng ta đi đâu ? Tất cả chúng ta đều biết rõ số phận đi dâu về đâu ! Không có chuyện luân hồi đầu thai nhiều kiếp sống ở đây.

 

Triết gia Martin Heidegger (1889-1976), triết gia Đức nổi tiếng về những suy tư triết học về sự tồn tại của con người. Theo ông, hiện hữu của con người là “hiện hữu qui tử”- hướng đến cái chết. Quả thế, chúng ta sống và tất cả sinh vật khác sống là đi đến cái chết. Vấn đề là ta sống thế nào để ‘khi sinh ra ta khóc mọi người cười, khi chết ta cười mọi người khóc’.

 

Khi ta ý thức- lo liệu chết ngay khi còn sống chắc chắn cuộc sống ta sẽ khác, ta sẽ không như con thiêu thân lao vào cuộc sống, bất chấp tất cả; ta sẽ biết sống lời Chúa Giêsu từng cảnh cáo: được lời lãi cả thế gian mà mất Linh hồn thì được ích gì…

 

Và như thế ta biét sống ý nghĩa, có giá trị, tức luôn biết để Chúa sống trong cuộc đời mình. Cuộc đời mình có Chúa- có Đấng là Tin Mừng Cứu độ thì ngay đợi này ta đã nếm phúc Thiên đàng, và khi chết đấy là niềm vui vì chắc chắn sẽ được hưởng viên mãn Phúa thật Thiên đàng. Thánh Phaolô nói: Sống là Chúa Giêsu Kitô thì chết là mối phúc.

 

Điều đó cũng có nghĩa, sống không là Đức Giêsu thì chết là một hiểm họa.

 

Trong lăng kính ấy, ta phải cảm ơn Bà cụ Anna Maria vì có thêm trải nghiệm sống động mà theo Giáo lý ta gọi là Tứ Chung: Chết- Phán xét- Thiên đàng- Hỏa ngục.

 

Ta chỉ sợ chết khi lòng ta còn vướng bận thái quá tiền bạc hay ta đang cưu mang trọng tội, còn đầy gian tham, hận thù; cuộc đời đầy duy vật, không quan tâm đến Thiên Chúa- sự sống đời sau…

 

Trái lại, cuộc sống tại thế của ta luôn để cho Chúa hiện diện trong tư tưởng- lời nói- việc làm, tức sống tốt- sống Thánh thiện mà cụ thể biết chu toàn trách nhiệm trong yêu thương thì Giờ Chúa gọi chính là Tin Mừng, nói như Chúa Giêsu- ngẩng cao đầu đón Chúa vì giờ Cứu độ đã đến…

 

Ở góc độ khác, 80 năm dương gian, lại rơi vào những biến động thăng trầm lớn của đất nước: Phải di cư bỏ quê cha đất tổ; lại sống độc thân… chắc chắn bà cụ cũng đã trải qua nhiều gian khổ. Bà được phúc khi được gia đình em và các cháu cưu mang, chăm sóc tận tình, nhất là Bà cụ luôn quan tâm đến Phần rỗi Linh hồn…

 

Mỗi lần đến thăm Bà cụ giúp Bà Xưng tội, Rước Lễ... tôi hay hỏi: Bà có sợ chết không? Bà nói không, trái lại còn mong Chúa đến sớm. Đây là tư thế của Con Cái Chúa, tư thế của người tơi trung, của đời sống Tỉnh thức.

 

Có lẽ khi bước vào tuổi già, lúc mà rõ thấy phận người mong manh, bất túc, trần gian chỉ là cõi tạm; rõ thấy tình đời- lòng người… thì người ta càng mong sớ về Nhà Cha trên trời, nói như Thánh Phaolô- Quê hương đich thực của chúng ta là ở trên Trời.

 

Đấy là tâm trạng an bình của Kitô hữu- Những người có Lời Chúa soi dẫn, có kho tàng Ơn Chúa qua các Bí tích nâng đỡ. Với những người chưa có niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Tử nạn - Phục sinh, hay có niềm tin nhưng chối bỏ niềm tin, sống đời ‘duy vật thực tiễn’ thì quả thực họ hoang mang khi bước vào tuổi già- kề cận với cái chết- Chết họ không biết sẽ đi đâu về đâu hoặc sợ hãi khi ra trước Tòa phán xét.        

 

Bà Anna Maria kiên trung theo Chúa đến hơi thở cuối cùng, luôn sống trong tư thế Tỉnh thức và đã chuẩn bị đầy đủ hành trang về Nước Trời... Dẫu vậy, trong thân phận con người chắc chắn Bà cũng không thể tránh khỏi những yếu đuối, phạm tội… Bà cần có thời gian thanh luyện để xứng đáng hơn khi về Trời…

 

Chúng ta, cách riêng con cháu tiếp tục dâng những hy sinh, cầu nguyện, nhất là tham dự Thánh lễ để Bà cụ sớm được hưởng trọn vẹn Thiên Đàng.

 

Và khi ở bên Tòa Chúa,

 

thưa Bà cụ Anna Maria xin đừng quên cầu nguyện cho con cháu, cho Giáo xứ biết buôn bỏ những thứ làm cản trở đến với Chúa và với anh em.        

 

Lm. Đaminh Hương Quất