Chiều nay gió Đông về
Chuyện Phiếm đọc vào những ngày chung quanh 22/9/2019
“Chiều nay gió Đông về,”
“dừng chân trên bến xưa.
Đời trai gió sương, về thăm cố hương.
Tìm bao nhớ thương, mà sao phố phường vắng.
Tình sầu lạnh buốt đêm trường.”
(Khánh Băng – Sầu Đông)
(Mt 12: 38-41)
Âu sầu vào mùa nào trong năm cũng vẫn sầu. Đâu cứ gì phải mùa Đông sao anh cứ lấy đó làm đầu đề cho nhạc bản, rất không sầu! Vâng. Sầu mùa nào thì cũng vẫn như sầu buồn vào mùa Đông, thôi. Bởi, chả ai bảo: Sầu Xuân hay sầu hạ, chí ít là mùa thu có sầu lênh láng đi chăng nữa, vẫn không bằng...Sầu Đông. Không tin ư? Mời bạn, mời tôi ta nghe tiếp ca-từ ở bên dưới:
“Rồi ngày mai sẽ ra đi phương trời
Biết đâu trên đường vạn nẽo từ ly
Biết đâu cuộc đới ngày mai đổi thay
Mà tôi vẩn còn .. nhớ .. nhớ .. nhớ (9x)
Phút giây ban đầu.
Ngại ngùng bước chân buồn, em đã sang ngang rồi
Đành thôi nhớ mong, gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.
Ngại ngùng bước chân buồn, em đã sang ngang rồi
Đành thôi nhớ mong, gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.
Đành thôi nhớ mong, gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.”
(Khánh Băng – bđd)
Thôi thì. Bạn và tôi, có âu sầu thời buổi nào đi nữa, hãy cứ nghe thêm một giai-thoại cũng rất sầu, nhưng không vào mùa Đông hay mùa nào hết, rất như sau:
“Giai-thoại cũng sầu nhưng không buồn,
là: Hoạt cảnh 3 màn xảy ra tại phòng mạch bác sĩ,
như bên dưới:
Màn 1.
Khám bịnh xong bác sĩ nói với cô bệnh nhân trẻ:
Cô cho tôi xin số điện thoại của cô để khi nào có kết quả khám sức khoẻ thì tôi sẽ gọi điện báo cô hay.
Cô gái trẻ trả lời:
- Dợ, hai ba bửa tém một bửa !
Bác sĩ lắc đầu:
- Không! chuyện tắm rửa của cô thì tôi không cần biết. Số điện thoại của cô á!
Cô gái trẻ trả lời:
- Dợ, hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ lắc đầu mạnh hơn:
- Cô tắm mỗi ngày 2, 3 bận hay là 2,3 tuần cô tắm một lần thì tôi không cần biết.....Số điện thoại của cô kìa..
Cô gái trẻ tức tối trả lời:
- Dợ! em đẻ nó số của em lừa hai ba bửa tém một bửa (là số
Điện Thoại 237-817)
Màn 2.
Vài ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
- Tại seo tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thọi rồi sao?
Cô gái:
- Dợ, em đã đủi gùi, bi giờ là năm séo bửa, không tém, không tém! (567-0808)!
Bác sĩ:
- Chời đét!!!
Màn 3.
Bác sĩ :
-Vẫn không gọi được, thế là thế nào?
Cô gái:
-Dợ, tại thèng chồn em nớ kiu đổi. Bác sĩ thông cẻm, lèn nì là lèn cúi: lè tém chín bửa một nem không tém (897-1508)
Bác sĩ:
-Ẹc! 1 năm không tắm thì cô đi ra dùm tui!
Đúng thế. Một năm mà không...”tém” ... thì cứ phải đi ra là đúng rồi. Ai mà chịu nổi. Nhưng, có điều là cô gái bệnh nhân lại cứ đổ lỗi cho ông chồng mình, nghĩa là làm sao. Đời người quả thật trớ trêu. Tốt khi không nhắc gì đến ông chồng, ông con. Nhưng hễ xấu xa, hôi hám một chút là đổ cho ông chồng hết mọi tội. Thế mới chết.
Để dung hòa khi kể truyện, xin mời bạn, mời tôi, ta nghe thêm một truyện khác cũng không kém phần ý nghĩa:
“Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.
Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với n”gười đàn ông một câu…
Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “ Các em đoán xem, người
phụ nữ sẽ hét lên câu gì?
Tất cả học sinh đều tỏ ra phẫn nộ, mà nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói:
-Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của
chúng ta anh nhé.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
-Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?
Học sinh lắc đầu:
-Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em
như vậy.
Thầy giáo xúc động:
-Câu trả lời rất đúng.
Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký của thấy viết rằng:
-Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.
Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện/ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc. Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm. Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình. Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.” (Truyện kể trích từ điện thư do bạn bè gửi được tải lên trang mạng).
Nhà Đạo ta cũng thế. Cũng có sự việc tưởng chừng như khác biệt cung cách hành Đạo và giữ Đạo. Hành và giữ, như sự việc được giáo-dân nọ đã ghi thư gửi đến đấng bậc ở Tuần Báo Sydney, một thắc mắc sau đây:
“Hỏi:
“Thưa Cha,
Con có người bạn vừa kể với con câu chuyện về trường Công giáo nọ ở Sydney là nơi con bé của chị hiện đang học, vừa về đến nhà, cháu đã lon ton chạy đến bảo: Mẹ à, đứa bạn của con học trường Công giáo thấy có vài thày cô, bắt đầu tiết học bằng việc làm dấu thánh giá với lời lẽ thưa như sau: “Nhân danh Cha và Mẹ và Con và Thánh Thần”. Con đây rất ngạc nhiên về chuyện ấy. Vậy xin Cha cho biết, Giáo hội mình có cho phép làm thế không? Xin Cha giải-đáp giúp con với!”
“Đáp:
“Đọc thắc mắc của Anh/Chị, tôi đây cũng thấy ngạc-nhiên nữa chứ không chỉ mỗi giáo-dân mới cảm thấy thế. Nói chung, thì đây là chuyện “khó tin nhưng có thật”. Nhưng điều ấy có dễ chấp-nhận hay không, đó mới là vấn đề. Dĩ nhiên là không!
Điều cần thiết là Anh/chị và tôi đều phải nhớ một điều, đó là hỏi rằng: từ đâu ta có được dấu thánh giá như thế, lúc ban đầu? Câu trả lời, đương nhiên là: từ chính Đức Giêsu khi Ngài sai phái các tông đồ đi khắp nơi mà thanh tẩy mọi người “nhân danh Cha, Con và Thánh Linh”. (Mt 28: 19)
Ngay từ đầu, Giáo hội cũng đã chọn thể-thức này đưa vào các phép Bí tích, đọc lên trong thánh lễ và trong lời kinh riêng tư của mỗi người. Từ đó công thức này đã có phần trong Truyền thống sống-động của Giáo hội.
Lấy ví dụ, Tertullian chết vào năm 225, trước đó có viết: “Trong các lần chúng tôi đi xa hoặc chuyển-dịch, nhập đất liền hoặc xuất dương đây đó; mỗi lần mang giày dép để ra đi, cả lúc at81m rửa, nhập bàn tiệc hoặc bật quẹt thắp nến, nằm dài trên phản hoặc ngồi trên ghế hoặc bắt đầu làm bất cứ công việc gì, chúng tôi đều làm dấu thánh giá trên trán hết.
Chúng tôi làm các động tác như thế, không theo điều luật chính nào từ kinh thánh, nhưng do truyền thống thúc giục, vẫn theo thói quen tập tục có niềm tin soi sáng.” (De cor. Mil đoạn 3)
Trường hợp Ba Ngôi Thiên Chúa, thì Danh-xưng và vinh-dự được làm dấu Thánh Giá đều nói đến Ba Ngôi, chứ không phải bốn ngôi và không bao giờ thấy có từ-ngữ “và Mẹ” kèm theo hết. Không chút nghi ngờ nào, các vị sáng chế ra công-thức này muốn tỏ cho thấy Cha ở đây lại có đặc-tính của người Mẹ. Chắc chắn là như thế.
Thêm nữa, Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo cũng có viết: “Tính yêu thương hiền-hòa của bậc mẹ cha nới Thiên Chúa được diễn-tả ngang qua ảnh-hình của tình mẫu-tử vốn nhấn mạnh tính nội-tại của Thiên Chúa, sự mật-thiết giữa Đấng Hóa Công và tạo vật.” X. Sách GLHTCG đoạn 239).
Điều này ai cũng gặp thấy ở rất nhiều đoạn trong Kinh thánh. Như sách Tiên tri Isaya chứng tỏ là Thiên Chúa từng nói với dân Ngài bằng câu: “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy. (Is 66: 13)
Và ở đoạn khác, tiên tri Ysaya lại cũng viết:
“Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,
hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ
đau?
Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.”
(Ys 49: 15)
Xem như thế, ta có thể tóm gọn mọi điều mà bảo rằng Thiên Chúa, Đấng mà ta gọi là Cha vẫn có cả hai đặc-trưng của người cha lẫn bà mẹ, tức: đặc thù tư riêng nằm chung trong một Đấng, chứ không có thêm ngôi vị nào khác ngoài Ba Ngôi Đức Chúa.
Phương-cách dễ hiểu nhất là ta cứ dựa theo truyền-thống khi xưa diễn-tả Chúa Ba Ngôi bằng hình tam giác đều ba cạnh và Giáo hội gọi tên Ba Ngôi Đức Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tại mỗi cạnh. Song hành với “Tam giác” này lại có từ-ngữ “không là”, tức Chúa Cha “không là” Chúa Con, Chúa Con “không là” Chúa Thánh Thần, và Chúa Thánh Thần “không là” Chúa Cha. Ngay trọng tâm Tam-Giác này, có từ-ngữ “Chúa” nối kết các góc/cạnh bằng động từ “là”. Thành ra, Ngôi Cha là Thiên Chúa, Chúa Con là Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần cũng là Thiên Chúa.
Trong biểu-đồ này không có chỗ nào dành cho Người Mẹ hết, từ đó ta không thể bảo “Chúa Cha là Mẹ”, “Mẹ không là Chúa Con”, vv. Và, vì Mẹ không là Thiên Chúa, nên không thể có Thiên Chúa là Mẹ được.
Trong khi Chúa Cha có đặc trưng của người mẹ hiền, nhưng đặc-trưng này không tạo nên một nôi-vị riêng biệt xuất từ Cha, tức: ngôi-vị thành Thiên-Chúa. Mặt khác, Chúa Thánh Thần là tình thương yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, lại là ngôi-vị riêng-tư, tách-bạch khỏi Chúa Cha và Chúa Con và là Thiên-Chúa. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo tóm tắt điều này bằng cách khẳng-định rõ rệt: người Công giáo chúng ta chịu phép thanh tẩy ‘nhân-danh Cha và Con và Thánh Thần.’
Trước khi chịu phép bí tích, các ứng-viên đều trả-lời câu hỏi gồm ba phần rõ rệt mỗi khi được hỏi là mình có tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Chúa không, tất cả đều thưa: “Tôi tin”. Và, thánh Caesarius thành Arles trong bài giảng thứ 9, còn giải-thích kỹ điều này hơn nữa bằng một quả quyết dứt-khoát khi thánh-nhân bảo rằng: “Niềm tin của người Đạo Chúa luôn đặt nặng vào Ba Ngôi Đức Chúa, rất rõ rệt.” (Thánh Caerarius thành Arles, Phép Giảng giải số 9, Cắt nghĩa, Biểu-tượng; Sách GLHTCG đoạn 232)
Để kết-luận, chúng ta không thay thay-đổi các từ-vựng khi làm dấu Thánh Giá là biểu-hiệu minh-xác Ngài là Con Thiên Chúa; đồng thời đây là dấu thánh mà Giáo hội lâu nay sử-dụng ngay từ ngày đầu. Chúng ta sẽ lầm lạc nếu cả gan can thiệp vào nền-tảng niềm tin của chúng ta.” (X. Lm John Flader, A new Sign of the Cross, The Catholic Weekly, 07/7/2019 tr. 19)
Giả như bạn và tôi, ta cứ mải-mê hỏi/đáp về “Dấu thánh giá” mãi rồi ra cũng sẽ lung-lạc như tông-đồ
nào đó khi xưa từng hỏi:
“Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu
nói với Đức Giêsu rằng:
"Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ."
Ngài đáp:
"Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ.
Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào,
ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna”.
Quả thật,
ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào,
thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy.
Trong cuộc phán xét,
dân thành Ninivê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ,
vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng;
mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa.”
(Mt 12: 38-41)
Tìm dấu lạ hoặc thắc mắc về cung-cách làm “dấu thánh giá” lại cũng là thắc mắc/han hỏi của các vị vẫn còn bán tín bán nghi về nhiều thứ. Cả những thứ và những sự có liên quan đến đời mình, đời người như truyện kể ở đâu đó, xưa và nay. Đã gọi là thắc mắc hay truyện kể về nhiều thứ, thì bạn và tôi, ta sẽ còn nhiều chuyện để bàn ra, tán vào mãi khôn nguôi.
Thế nên, chi bằng ta trở lại với tinh-thần của nhạc-bản trích dẫn ở trên để rồi cùng nhau ta cất tiếng oang oang với ca-từ đầy tình tứ như vẫn hát:
“Chiều nay gió Đông về,
dừng chân trên bến xưa.
Đời trai gió sương, về thăm cố hương.
Tìm bao nhớ thương,
mà sao phố phường vắng.
Tình sầu lạnh buốt đêm trường.
Rồi ngày mai sẽ ra đi phương trời
Biết đâu trên đường vạn nẽo từ ly
Biết đâu cuộc đới ngày mai đổi thay
Mà tôi vẩn còn .. nhớ .. nhớ .. nhớ (9x)
Phút giây ban đầu.
Ngại ngùng bước chân buồn,
em đã sang ngang rồi
Đành thôi nhớ mong,
gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.
Ngại ngùng bước chân buồn,
em đã sang ngang rồi
Đành thôi nhớ mong,
gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.
Đành thôi nhớ mong,
gởi theo gió Đông.
Tình yêu giá băng vào nơi cuối trời nhớ
Sầu Đông còn đến bao giờ.”
(Khánh Băng – bđd)
Thế đó, là những tình-tự còn rơi rớt nơi nhiều người, cả vào những buổi như “Chiều nay gió đông về”, cũng đều thế.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng ê a
bài hát
“Chiều nay gió Đông về”
Nhưng không sầu
cũng chẳng buồn
đến độ thế.
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: