Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Ánh sáng cuối đường hầm

Tác giả: 
Người Giồng Trôm

ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM

 

         Những ai hơn một lần lần mò trong hầm tối sẽ cảm nghiệm được như thế nào khi tìm được lối thoát, tìm được ánh sáng ở cuối đường hầm. Và rồi, hơn người đào hầm, hơn người đi trong đêm đen của cuộc đời, ai nào đó tìm thấy niềm vui sau cái chết sẽ thấy mình hạnh phúc và sung sướng như thế nào.

 

          Thật vậy, có lẽ, mỗi người chúng ta nên chăng đặt lại tâm tình của mình vào Đức Kitô Phục Sinh cho dễ cảm và dễ thấu cũng như dễ hiểu.

 

          Có khi, chuyện xong rồi nên ai cũng nói và nói thật hay. Có bao giờ ta đặt trường hợp mình là những người dân theo Chúa hay gần hơn nữa là các môn đệ ?

 

          Rõ ràng, đường đường chính chính là các môn đệ và những người nghe Chúa Giêsu rao giảng trên hành trình loan báo Tin Mừng. Thế nhưng rồi những lời của Thầy Giêsu xem ra lạ tai quá, không chừng là chướng tai nữa :

          Các ngươi cứ phá hủy Đền Thờ này đi ! Nội trong 3 ngày Ta sẽ xây lại !

 

          Thánh nổ nghe ông Giêsu Nazareth nói chắc cũng ngại vì lẽ cái Đền Thờ Giêrusalem xây mấy chục năm trời với bao nhiêu vật tư cũng như công cán. Ấy vậy mà "lão ấy" (con bác phó mộc ngay cạnh nhà tôi hay ngay trong làng tôi) nói thế ai mà tin ! Chả có căn cơ nào tin đến độ người ta cũng đã hơn một lần gán cho "lão ấy" là "hắn đầy rượu rồi !

 

          Không chỉ một lần nhưng nhiều lần Thầy Giêsu báo cho những người thân tín biết hành trình Giêrusalem nhưng hoặc không tin hoặc không hiểu. Ngay cả Phêrô, Ngài cũng không muốn Thầy mình vào con đường chết cay nghiệt để cản Thầy và rồi được Thầy "khen" là Satan.

 

          Làm sao có thể hiểu được và tin được cái chuyện chết sống lại bởi lẽ từ thời tạo thành cho đến thời Chúa Giêsu thì không ai thấy chuyện đó. Chính vì vậy, chuyện không tin xem ra hợp lý và chính đáng. Và ta cũng chả có cớ gì để trách các môn đệ cũng như người đương thời của Chúa.

 

          Trong ngày Lễ Phục Sinh, ta nghe Thánh Gioan thuật rất rõ : "Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết".  

 

          Thế đó ! Chỉ đến khi ra đến mộ và không thấy "xác người" ở đâu nữa thì các ông mới tin. Các môn đệ khi mất Thầy cũng rơi vào cảnh buồn chán và thất vọng, e cũng là điều dễ hiểu. Chỉ đến khi ra thăm mộ thì :

Và con tim đã vui trở lại
Tình yêu đến cho tôi ngày mai
Tình yêu chiếu ánh sáng vào đời
Tôi hy vọng được ơn cứu rỗi.

 

          Ơn cứu rỗi đã đến với cuộc đời, với thế gian này trong mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giêsu.

          Thật thế, niềm tin của các môn đệ đã lan tỏa trên toàn thế giới để rồi chúng ta đón nhận niềm tin Phục Sinh. Niềm tin Phục Sinh thật sự là nền tảng đời sống đức tin của mỗi người chúng ta và niềm tin ấy không phải là niềm tin vu vơ và vớ vẩn.

 

          Như tâm tình của nhạc sĩ Đức Huy :

          Trước đại dịch mà cả nhân loại đang gánh chịu, dẫu rằng buồn và đắng nhưng với niềm tin Kitô giáo, ta được mời gọi xem ra như là dấu chỉ mời gọi chúng ta đón nhận trước cái chết đến với mỗi người chúng ta. Buồn thì có buồn, lo thì có lo nhưng ta vẫn tin rằng sau cái chết là sự phục sinh, sau đau khổ là vinh quang. Và nếu như ai chết vì bệnh dịch như chung chia sự đau khổ mà xưa kia Chúa chưa chịu trên cây thập tự.

 

          Chính vì thế, dù trong cảnh đau buồn của nhân loại, của thể xác, của nền kinh tế suy sụp, ta - người Kitô hữu vẫn vui lên vì ta vẫn tin tưởng Chúa Phục Sinh luôn ở cạnh đời ta và hơn nữa, sau này ta cũng được phục sinh với Ngài. Và khi phục sinh rồi thì :

          Và con tim đã vui trở lại
          Và niềm tin đã dâng về người
          Trọn tâm hồn nguyện yêu mãi riêng người mà thôi...