Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Số 85: Chế độ cộng sản khả thể trên thế gian này ?

 

 

Số 85: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday, July 4, 2016

 

“Lạy Cha, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.” (Lk 11: 4)

 

CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHẢ THỂ TRÊN THẾ GIAN NÀY?

 

Chúa Nhật ngày 17 tháng 7, năm 2016, tôi đi tham dự ngày trại thường niên cùng một cộng đoàn VN vùng Boston ở Houghton’s Pond. Vì là mùa hè nên dân chúng đổ đến khu vực này nghỉ ngơi, giải trí, cắm trại rất đông. Các bãi đậu xe không còn chỗ trống. Tôi phải lượn đi quanh lại nhiều vòng hầu mong có ai đó rời thì mình sẽ park xe vào chỗ đó. Mỗi lần vòng đi lượn lại chỗ đậu xe ở Unit 3, tôi lại bực mình vì thấy biết bao nhiêu xe cứ lượn đi lượn lại mà không có chỗ đậu, trong khi đó có một kẻ nào đó parking không giỏi, hay vô ý thức đậu xe chiếm hai chỗ. Lạ ở chỗ kẻ không parking giỏi hay kẻ vô ý thức kia lại parking chính giữa của hai lốt. Làm cho những xe đang lượn đi lượn lại dù xe nhỏ cỡ nào cũng không chui vào được.

 

Càng lượn đi lượn lại lâu nỗi bực dọc trong tôi lại càng tăng lên! Sau nhiều vòng lượn đi lượn lại tối thấy chủ nhân của chiếc xe parking chiếm hai lốt kia de xe ra. Tôi đoán chủ nhân của chiếc xe đó bị nhắc nhở chăng?

 

Nhưng không! Mỗi hành động của con người dường như luôn có một chủ ý bên dưới thì phải? Chủ nhân chiếc xe ấy de ra rất nhuần nhuyễn và thuần thục. (Không dở như tôi!!!). Anh ta không thể là người parking dở hay vô ý thức được. Khi anh ta đang de xe ra vừa đủ không gian thì cùng một lúc xe khác đã chui tọt vào. Đấy phải có sự phối hợp ăn ý giữa 2 chủ nhân đang parking xe. Tôi quan sát sau khi hai xe này parking xong, họ đi đứng nói chuyện với nhau như hai người thân thiết. Tôi hiểu ra rằng hành động parking chiếm hai chỗ kia phải có chủ đích giữ chỗ cho người đến sau.

 

Lúc này trong đầu tôi bất chợt loé lên câu nói mà tôi đã đọc ở đâu đó: Đừng đòi hỏi quá mức vào sự công bằng trong cuộc đời. Trên cõi đời này làm gì có sự công bằng tuyệt đối. Suy nghĩ như vậy tôi tự mỉm cười và nói với mình rằng: hình như những chuyện bất công đâu đó trong cuộc đời hầu như bắt nguồn từ sự ích kỷ của con người thì phải?

 

Ích kỷ là cái gì đó bám chặt vào trong bản chất của con người nên cuộc đời mãi mãi còn đó những bất công. Vì ích kỷ, vì luôn luôn tìm tư lợi cho mình trước, cho những người thuộc về gia đình mình, tập thể, đơn vị mình trước nên bài toán mà anh em cộng sản vẽ ra sẽ chẳng bao giờ thực hiện được trên thế gian này, mãi mãi là không tưởng (Utopia). Ước mơ của anh em cộng sản (với những người cộng sản chân chính, có lý tưởng) quả là đẹp. Làm theo năng lực, hưởng theo như cầu. Mọi của cải trở thành sở hữu chung. Nhưng ngặt nỗi lý tưởng trên đụng phải sự ích kỷ vốn thâm căn cố đế nơi mỗi cá nhân con người. Bao lâu con người còn sống trên cõi đời này, bấy lâu con người còn muốn chiếm hữu phần lợi ích cho mình trước. Tìm lợi ích cho mình có thể xảy ra trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Ví dụ như việc đậu xe chiếm hai chỗ chẳng hạn.

 

Bất công có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ chỗ nào. Để giảm sự bất công này, vì sự ích kỷ cố hữu của con người, nên một xã hội thượng tôn pháp luật là cần thiết. Pháp luật có thể đúng trên bình diện lý thuyết tổng quát, nhưng bàn tay của luật pháp không thể (impossible) vươn tới hết mọi bất công len lỏi trong đời sống con người, thế nên một nền luân lý tôn giáo là cần thiết. Ai đó có thể vì ích kỷ mà tạo ra bất công thì họ còn bị tiếng lương tâm và luân lý tôn giáo nhắc nhở rằng “ngươi phải trả đến đồng xu cuối cùng” (Mt 5:26), không chỉ ở đời này mà còn ở đời sau nữa. Suy nghĩ đến đây, tôi cầu nguyện cho một xã hội có tính pháp chế mau được thực thi trên đất nước VN thân yêu của tôi, cũng như những nơi đang được cai trị bằng luật của kẻ mạnh, luật của kẻ cầm quyền, luật của đảng phái đang đè lên dân nghèo. Một thứ công bằng của kẻ mạnh! Đất nước tôi một nền luật pháp đã không được thượng tôn thì chớ, đau đớn hơn nữa lại bị cai trị bởi những người vô thần (ít ra là lý thuyết của chủ thuyết cộng sản. Mong là chỉ lý thuyết!). Họ không tin vào sự trừng phạt của lương tâm, vào luân lý tôn giáo thế nên bất công lại càng chồng chất. Một lời mời gọi réo lên trong tôi: tôi phải làm gì để giảm bớt bất công?

 

Suy nghĩ và hành động: Sự bất công là một vấn nạn cố hữu trong cuộc đời. Nó luôn tồn tại, nhưng hôm nay nếu thấy những cảnh bất công, bạn nhìn nó với một thái độ thờ ơ, không giật mình thì đến một ngày nào đó chính bạn sẽ là chủ nhân tạo ra những bất công và bị chôn vùi trong những bất công đó. Tôi đã ý thức về những việc bất công (unjustice) mà tôi đang làm hoặc đang cộng tác ? Đâu là hành động tôi cần làm để giảm bớt sự bất công?

 

 

* Có thể cộng sản là roi đòn TC use to train us….>>>

 

See video