Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Số 128: Giả hình

 

 

Số 128: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday, Septemper 3, 2018

 

GIẢ HÌNH

 

“Đức Giêsu trả lời những người Pharisee và một số kinh sư: Ngôn sứ Isaia đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ giả hình, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.” (Mk 7:6)

 

Chúng ta nhiều lần đọc và nghe trong Tin Mừng Chúa Giêsu quở trách những người Pharisee và kinh sư là những người giả hình. Thử hỏi GIẢ HÌNH nghĩa là gì?

 

Giả hình chúng ta có thể hiểu nôm na:

 

- Giả hình ngày nay chúng ta thường hiểu rằng một người giả hình là người nói một đàng làm một nẻo, một người hai mặt. Theo nghĩa của giả hình là cái hình, cái xuất hiện bên ngoài mà chúng ta thấy được là giả hay cái hình bên ngoài chỉ là mượn.

 

- Giả hình là lấy hình thức bên ngoài che giấu cái bên trong mà cả hai đều không phù hợp. Lấy cái đạo đức bên ngoài để che đậy hành vi không phù hợp luân lý bên trong.

 

Vì không ai biết được cái bên trong, chỉ biết được cái bề ngoài ma thôi. Nên giáo huấn của Chúa Giêsu về sự giả hình còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.

 

Theo nguyên ngữ tiếng Hylạp thì giả hình (ὑποκριταί = hypokritai = hypocrisy) nghĩa là “những diễn viên kịch” (stage actors). Do đó, ở một mức độ nào đấy thì giả hình có thể hiểu là một người giả tạo, không thật. Mặc cho điều gì đó họ nói là thật, nhưng thật ra không phải thế, họ chỉ đang nhập vai một diễn viên. Tuy nhiên, giáo huấn của Chúa Giêsu đẩy xa hơn nữa vì sự giả hình có thể gây đến nguy hiểm và độc hại, không đơn thuần là điều không thật mà các diễn viên kịch nghệ đang thủ vai.

 

Chúa Giêsu mô tả sự giả hình như là một tình trạng đáng buồn và tồi tệ về một người nào đấy mà chính người đó tự biến họ thành một diễn viên trong một vở bi hài kịch, vì họ không nhận biết Thiên Chúa là Cha, tệ hơn nữa, họ biết mà lại phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa là Cha. Hành vi và lối sống giả hình nếu hiểu như này thì nhan nhản trong đời sống.

 

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhiều người đi tìm kiếm sự ủng hộ, tán dương từ phía con người, thay vì phía Thiên Chúa. Họ coi giá trị và nhân phẩm của họ KHÔNG đến từ Thiên Chúa mà đến từ những người khác nghĩ gì về họ. Họ sẵn sàng thay đổi lối sống, con người của họ theo những cách thức không thể bi hài hơn, hầu kiếm được sự tán dương từ người khác THAY VÌ Thiên Chúa. Họ sẵn sàng thủ nhiều vai, mang nhiều mặt nạ hầu chiều lòng những người khác. Họ như những diễn viên trong một vở kịch, hầu kiếm được sự tán thưởng, tiếng cười từ những người khác, thay vì Thiên Chúa. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã lên án những hạng người này: “họ tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.” (Mk 7:6).

 

Cùng Suy Nghĩ và Hành Động: Tôi có đang sống giả hình không? Tôi đang sống qúa chăm chú tới bề ngoài, để ý, sợ tiếng khen chê của người khác hơn là sợ phạm tội, sợ làm mất lòng Thiên Chúa không?

 

 

[ - Sĩ diện-nói nôm na nghĩa là biết cách để giữ thể diện, điều chỉnh hành động, lời nói, suy nghĩ phù hợp với tiêu chuẩn cuộc sống để người khác coi trọng mình. Như vậy, nói cách khác, sĩ diện chính là tự trọng.

 

- Sống ở trên đời ai cũng cần phải có sĩ diện.

 

Giữ sĩ diện, thể diện cho mình là để không đánh mất mình; còn nếu không biết giữ thể diện thì sẽ trở thành kẻ vô sỉ, không được người khác tôn kính, ngưỡng mộ và yêu mến. Người biết giữ thể diện chính là người tự biết mình, hiểu mình trước hết và dù phải sống trong hoàn cảnh gian khó, thiếu thốn đến mức nào thì họ vẫn đề cao thể diện bản thân theo phương châm: “đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn như giữ sĩ diện, thể diện mà không tự biết khả năng, sức lực của mình đến đâu để rồi cứ làm những việc “cao không tới, thấp không thông” hoặc “lực bất tòng tâm” thì rốt cuộc cũng chỉ khiến cho đời người chuốc lấy những phiền não, khổ ải.

 

Thói sĩ diện hão thường đồng hành với sự giả tạo, khoe mẽ, hợm hĩnh, bảo thủ, giấu dốt, phù phiếm, lãng phí, là một đặc trưng phổ biến của xã hội tiểu nông. Những triệu chứng biểu hiện của thói sĩ diện hão trong xã hội là muôn hình, muôn vẻ.

 

- Trái lại, thói sĩ diện hão lại là một căn bệnh vì nó không phản ánh đúng con người thật.

 

- Thật đáng buồn khi trên trang web campainasia.com, khi nghiên cứu tâm lý người Việt, họ viết rằng: “Do nhận thức của người Việt tiêu dùng xa xỉ là yếu tố “thể hiện sự thành công”, chính vì vậy, Việt Nam được coi là điểm nóng cho thị trường tiêu thụ xa xỉ phẩm”. Người ta cho rằng người Việt coi đẳng cấp của hàng hóa trên người chính là thể hiện phong độ bản thân.

 

- Tất cả những điều đó, suy cho cùng cũng chỉ vì “sĩ diện hão” mà ra.

 

 

See video