Số 133: Đường dài nhất vẫn là đường từ tay lên miệng
Số 133: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday, October 22, 2018
“Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em.” (Mc 10:43)
ĐƯỜNG DÀI NHẤT VẪN LÀ TỪ TAY ĐẾN MIỆNG...
Ai trong chúng ta cũng muốn làm lãnh đạo. Thích quyền bính là một thiên hướng tự nhiên của con người. Thế nên một cách vô tình hay cố ý trong đời sống thường ngày, ai trong chúng ta cũng chất chứa “máu lãnh đạo”, và một cách rất tự nhiên tự muốn trau dồi cho mình những kỹ năng hay ước muốn những mẫu hình lãnh đạo nào đấy để noi theo. Tuy nhiên, thế nào là một nhà lãnh đạo đúng đích thực (a true leader)?
Quan niêm thông thường về nhà lãnh đạo là người PHẢI CÓ những điều kiện như: giỏi tương quan, có nhiều quyền bính, giàu có, và có khả năng hấp dẫn quần chúng. Chúng ta thường xét đoán những nhà lãnh đạo của chúng ta dựa trên những gì HỌ CÓ, những gì HỌ SỞ HỮU.
Tuy nhiên, nên nhìn theo một cách ngược lại, chúng ta nên lượng giá các nhà lãnh đạo dựa trên những tiêu chí KHÔNG CÓ, KHÔNG SỞ HỮU. Những thứ nhà lãnh đạo đích khực KHÔNG NÊN CÓ là: CÁI TÔI QUÁ LỚN (ego), TÍNH TỰ KIỀU (arrogant), TƯ LỢI (self-interest), TÍNH THIỆN VỊ và KHÔNG BIẾT LẮNG NGHE. Một nhà lãnh đạo đích thực nhìn những công việc của mình như là một sự phục vụ vô vị lợi cho một mục đích chung cao hơn. Nhà lãnh đạo đích thật không dùng quền bính, sự thống trị mà là sự phục vụ. “Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người.” (Mc 10:43-44)
Một người lãnh đạo đích thực không chỉ dừng ở việc muốn có nhiều người theo, nhiều người ủng hộ, nhưng xa hơn là muốn hướng dẫn người khác làm thế nào để trở nên những nhà lãnh đạo. Anh ta không muốn kiểm soát, nhưng muốn sự thật, muốn công lý, muốn lợi ích chung.
Một người lãnh đạo đích thật phải là người sống gương mẫu điều mình giáo huấn người khác. Khi chúng ta gặp một nhà lãnh đạo mà đời sống cá nhân của người ấy diễn tả điều họ nói thì chúng ta được gợi hứng để sống theo điều họ nói. Trái lại, nếu chúng ta thấy một lãnh đạo sống ngược với lời nói của họ thì chúng ta không thể tin tưởng họ. Nói và làm phải nhất quán! Nhà lãnh đạo đích thật ĐỪNG ĐỂ khoảng cách từ TAY ĐẾN MIỆNG LUÔN LÀ KHOẢNG CÁCH DÀI NHẤT!
Chuyện kể rằng những năm thập niên 1930, có một cậu bé đã bị nghiện và nhiễm thói quen ăn đường (sugar). Mẹ cậu bé muốn giúp cậu bỏ thói quen không tốt và nguy hại này. Vì muốn Ngài Gandhi giúp con mình bỏ thói quen xấu này. Chị đã cùng con trai phải đi bộ nhiều dặm, sau nhiều giờ dưới nắng nóng như thiêu. Sau một hành trình vất vả, cuối cùng chị cũng gặp được Gandhi. Chị nhờ ngài Gandhi khuyên cậu bé bỏ thói quen ăn đường vì nó không tốt cho sức khoẻ.
Gandhi trả lời: “Tôi không thể nói cậu bé điều đó. Nhưng chị có thể mang cậu bé trở lại đây sau vài tuần nữa thì tôi sẽ khuyên cậu bé.”
Người mẹ cảm thấy không hài lòng và buồn rầu dẫn cậu bé trở về nhà.
Hai tuần sau chị dẫn cậu bé trở lại. Lần này ông Gandhi đã nhìn thẳng vào cậu bé và nói: “Này! Hợi chàng trai trong tương lai, câu nên từ bỏ ăn đường đi! Nó không tốt cho sức khoẻ đâu.”
Cậu bé cúi đầu và hứa sẽ từ bỏ. Mẹ cậu bé bị bối rối. Chị hỏi: “Tại sao Ngài đã không nói với cháu hai tuần trước khi tôi đưa cháu đến đây để gặp Ngài?”
Gandhi mỉm cười trả lời: “Thưa bà mẹ! Chính tôi hai tuần trước tôi cũng đang ăn rất nhiều đường. Nhưng giờ tôi đã bỏ thói quen đó!”
Cùng suy nghĩ và hành động: Ai hoặc đâu là mẫu hình một người lãnh đạo tôi muốn vươn tới? Tôi có đang là nhà “lãnh đạo” gương mẫu cho con cháu tôi ngang qua lời nói việc làm thường ngay của tôi không? Tôi cần tập một điều gì để trở nên nhà lãnh đạo có khả năng PHỤC VỤ hơn nữa?Tôi đang tham dự vào các đoàn hội, các tập thể vì lợi ích chung hay vì lợi ích, danh tiếng của cá nhân tôi, gia đình tôi?
- Loại bài viết: