Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Mục Tử Nhân Lành

Tác giả: 
Lm John Nguyễn

Mục Tử Nhân Lành

Phim “Dont Cry for Me, Sudan - Đừng Khóc Thương Tôi, Sudan,” Cha Gioan Lee, người Hàn Quốc là linh mục dòng Don Bosco. Tốt nghiệp bác sĩ y khoa, nhưng cha đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp, giàu có địa vị. Cha đã đáp lại tiếng gọi mãnh liệt của Thiên Chúa để trở thành một linh mục truyền giáo trong dòng Salêriêng Don Bosco.

Ngay sau khi được truyền chức linh mục tại Tòa Thánh Vatican, cha đã tình nguyện đến truyền giáo tại miền Nam Sudan thuộc Phi Châu. Cha trở thành người mục tử nhân lành sống giữa đoàn chiên nghèo khổ để chăn dắt họ. Cha đã tình nguyện đến sống với phòng cùi, làm từng đôi dép cho họ, xây trường học, cha về Hàn Quốc gây quỹ xin tiền, phát gạo, quần áo cho người nghèo đói, và chữa bệnh tật cho người dân trong làng Tonj thuộc miền Nam Sudan- Phi Châu trong suốt 8 năm. Cha qua đời vị căn bệnh ung thư ruột già. Cuốn phim“Đừng Khóc Thương Tôi – Sudan”) đã chia sẻ về cuộc đời truyền giáo của linh mục Gioan Lee Tae Suk và là cuốn phim sẽ tham dự Đại hội điện ảnh lần thứ 61 tại Đức vào năm 2013.

Lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu tự xưng là Mục Tử Nhân Lành. Thuật ngữ này xuất hiện trong Tin Mừng Gioan (Ga 10:11), Chúa Giêsu nói: “Ta là mục tử nhân lành. Người mục tử nhân lành vì đàn chiên mà hy sinh mạng sống mình.” Hãy cùng khám phá ý nghĩa của tựa đề này.


1/Bản chất của người mục tử: “Ta là mục tử nhân lành” là một trong bảy lời tuyên bố “Ta là” của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Gioan. Những lời tuyên bố này nhấn mạnh đến nguồn gốc và mục đích thiêng liêng của Ngài. Chúa Giêsu đối chiếu chính Ngài với các nhà lãnh đạo tôn giáo (người Pha-ri-si), những người giống như “người làm thuê” và không thực sự quan tâm đến đàn chiên. Người “mục tử nhân lành” là người phải có lòng tốt.


2/ Lòng tốt và phục vụ yêu thương:Từ “kalos” trong tiếng Hy Lạp, được dịch là “tốt lành”, mô tả lòng tốt, sự cao quý và sự hấp dẫn vốn có. Chúa Giêsu, với tư cách là mục tử nhân lành, là hiện thân của sự công chính, vẻ đẹp và sự quan tâm đến đàn chiên của Ngài. Ngài bảo vệ, hướng dẫn và nuôi dưỡng đàn chiên của Ngài, những người hoàn toàn không có khả năng tự vệ và phụ thuộc vào Ngài.


3/ Hy sinh mạng sống vì đàn chiên: Người chăn thật sự sẵn sàng hy sinh vì đàn chiên. Chúa Giêsu đối chiếu điều này với những kẻ làm thuê làm thuê và ưu tiên bản thân mình. Tình yêu của người mục tử nhân lành dành cho đàn chiên đã khiến Ngài phải hy sinh mạng sống mình, trong khi kẻ làm thuê bỏ đàn chiên khi gặp nguy hiểm như chó sói dữ.
Trong bài báo Cavanis Fathers Philippines viết về linh mục như sau: Các linh mục dành trọn cả cuộc đời của mình cho tha nhân nhưng người ta sẽ quay lưng lại với các ngài. Khi có dấu hiệu của cơn bão, và thường là không có đối thoại thì:

 

Linh mục nghe những lời thì thầm
Linh mục đứng giữa những tranh chấp.
Linh mục chịu đựng tiêu cực.
Linh mục đứng giữa những lời đồn đoán.
Linh mục tư vấn những cuộc hôn nhân đổ vỡ
Linh mục an ủi những người đã phải chịu thiệt thòi, mất mát.
Linh mục mong muốn được nhìn thấy họ trưởng thành trong đức tin.
Linh mục khao khát những bước đột phá tinh thần.
Linh mục khao khát những điều tốt nhất cho giáo dân.
Tất cả những điều này, các linh mục cố gắng chiến đấu với tính xác thịt và trưởng thành trong mối tương quan của họ với Chúa và tha nhân.

 

Các linh mục liên tục chăm sóc những con cừu, và xua đuổi bầy sói.

Tóm lại, Chúa Giêsu, với tư cách là mục tử nhân lành, là tấm gương về tình yêu hy sinh, sự bảo vệ và chăm sóc dành cho những người theo Ngài. Như cha John Lee, thay vì ngài là một vị bác sỹ giàu có và địa, ngài đã từ bỏ sự để trở thành linh mục đi tiếng gọi theo Chúa Giê-su. Hy sinh-yêu thương-phục vụ, ngài đã sống và chết cho lý tưởng cao quý vì yêu thương người nghèo khổ. Như Đức Ki-tô, Ngài là mục tử lành chết vì đoàn chiên.

 

Lm. John Nguyễn.