Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

ió gây hương nhớ, nâng tiếng đàn xa xưa

 

“Gió gây hương nhớ, nâng tiếng đàn xa xưa,”

“Sầu vương vấn gây mơ, khóc trên giây tơ.”

(Nguyễn Mỹ Ca/Hoàng Mai Lưu – Dạ Khúc)

(Titô 3:1-3 )

            Ngôn ngữ thời đương đại, có người từng nói: “Cái này nghe hay đấy, nhưng thiếu lửa.”  Hoặc, thay vì lửa, có vị lại phán: “Cái này hay đấy, nhưng chẳng có tí gió nào hết!” Gió là gió gì? Gió lạ thổi theo luồng, hay gió nồm Nam thổi vào miệt dưới, xứ Kangaroo?

            Về gió luồng nồm Nam dù có lạ, thì người nghệ sĩ trích dẫn ở trên vẫn coi đó như ngọn gió “gây hương nhớ”, rất “sầu vương vấn”. Cũng vì sầu vương vấn gây nhung nhớ, nên có bạn Đạo nọ lại cứ bảo: “đâu thấy tình xưa mơ màng.” Nói hay bảo, vẫn cứ thì thào: “Này! Gió ngọn nào đưa anh đến đây thế?”

            Vâng. Với nhà Đạo, có là lửa rực hay gió nồm Nam vẫn là niềm hưng phấn tạo nguồn hứng, để bạn đạo có chút tươi vui, mà viết lách. Niềm riêng ấy, có thể là ý từ người nghệ sĩ xưa vẫn cứ hát:

 

                                    “Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn,

                                    Đàn ai ngân theo gió (xê xang) gieo buồn.

                                    Bồn chồn trong đêm tối, Lần dò chân theo lối mấp mô.”                              

(Nguyễn Mỹ Ca/Hoàng Mai Lưu – bđd)

 

            Niềm hưng phấn ấy, phần đông bạn đạo thuộc giáo phái khác vẫn dựa vào đó để khích lệ dân con mình sống Đạo trong phụng sự và phụng tự. Phụng tự và phụng sự nơi tôn giáo, nhiều bạn thấy lòng mình phấn kích nên đến xem hoặc tham dự, để thưởng lãm. Thưởng lãm rồi lại đam mê đến độ sẽ thực hiện ý đồ phục vụ nhiều hơn phụng tự.

            Cũng phấn kích như thế, nhiều vị lại đã chuyển hướng/chuyển hệ, để rồi sau đó dễ bề phục vụ Chúa trong mọi người, nhiều hăng hái. Chính vì thế, mới gây quan ngại cho một số bạn đạo của bần đệ ở Sydney rất lâu nay. Vừa qua, một số vị còn tỏ ý thắc mắc với đấng bậc nhà Đạo rằng: dạo này thấy nhiều anh chị trong Đạo mình cứ chuyển hướng rồi cập bến mê, thiên về nhóm Thánh Kinh chuyên hát hò và nhún nhảy ngay ở nguyện đường, thay vì đọc kinh “xem” lễ rất Công giáo mình, là thế.

            Quả như nghệ sĩ trên, cũng từng reo: “Ôi cung đàn réo!”, “Dây tơ gào gió đê mê lòng”, khiến người khác cứ “lệ trào vì đâu?”, “Bao tình tê tái”, “Bay tìm ánh trăng sao!”. Và nghệ sĩ ta lại hát thêm:

 

                                    “Đàn ai lên cung oán (tang tình) gieo hờn,

                                    Đàn ai ngân theo gió (xê xang) gieo buồn.

                                    Bồn chồn trong đêm tối,

                                    Lần dò chân theo lối mấp mô.”

                                    (Nguyễn Mỹ Ca/Hoàng Mai Lưu – bđd)

 

            “Lối mấp mô” nhà Đạo nay là lập trường rất “nguyễn y vân” (tức vẫn y nguyên) hồi nào của đấng bậc, rất như sau:

 

“Quả là, ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, hiện tượng “chuyển hướng” theo nhóm Thánh Kinh của Giáo hội bạn, đã đạt mức độ rất lớn; đặc biệt hơn cả, là: Nam Mỹ, Châu Phi và PhiLípPin là nước có số giáo dân Công giáo rất đại trà.

 

Hỏi rằng: sao những vị xưa nay được thanh tẩy và giáo huấn theo Hội thánh Cộng giáo, có sự thật dồi dào cùng sự cứu rối sung mãn của Đức Kitô, lại đã rời Hội thánh để theo giáo hội Kitô giáo rất khác biệt? Dĩ nhiên mỗi người có lý lẽ và quá trình khiến mình có quyết định như thế. Thành thử, hay nhất là hỏi những người ấy là biết ngay tại sao cớ sự lại như thế. Nhưng, theo tôi, giữa Đạo Công giáo và các nhóm Thánh Kinh vẫn có những yếu tố, những điểm khá giống nhau.

 

Thứ nhất là: người Công giáo và các nhóm đạo hữu khác đều thấy rằng sinh hoạt đạo đức ngày Chúa nhật rất sống động; bởi qua đó, họ có những giờ phút thoải mái hát hò vui vẻ, nghe giảng Lời Chúa rất thuyết phục.    

 

Thêm lý do nữa, là: các nhóm Thánh Kinh thường có tinh thần huynh đệ rất cao cả lúc nào cũng hoan nghênh chào mừng mọi người đến với họ. Có nhóm hội còn ra đi thành đoàn hai người một đến từng nhà gõ cửa kêu mời người trong nhà gia nhập nhóm của họ bằng động thái thân thiện, sảng khoái khá chu đáo.

 

Nhiều nhóm lại có kỹ năng lôi cuốn người nghe rất mạnh mẽ. Bởi thế nên, nhiều vị còn thấy mình như bị thu hút lúc nào không biết qua lời nguyện cầu hăng say, năng nổ hoặc bằng dịch vụ chữa lành và hình thức khác rất hấp dẫn để thấy rằng Chúa Thánh Thần đang hiện diện ở với họ.

 

Thêm vào đó, nhiều nhóm Thánh kinh lại có tài hiểu biết Kinh thánh rõ hơn đa số các người Công giáo bình thường bậc trung. Thế nên, nhiều lúc người Công giáo cứ trợn tròn đôi mắt khi thấy mấy người trong họ tuy chỉ là giáo dân thôi mà sao hiểu biết Kinh thánh rành rọt đến là thế. Thậm chí, họ còn dùng các phương pháp khác nhau để minh chứng rằng người Công giáo mình có sai sót trong giáo huấn, nói chung. Đôi khi, họ cũng mời người ngoài nhóm đến tham dự các buổi học hỏi Thánh Kinh cùng với họ nữa. Thành thử, nội bấy nhiêu thôi, cũng làm cho người Công giáo yếu bóng vía hoặc thiếu tìm tòi/học hỏi, cảm thấy mình dễ bị thu hút, dễ thuyết phục.” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 12/02/2012 tr. 10)

 

            Nhận định thì như thế. Nhưng vấn đề là: đề nghị của đấng bậc thân quen ở nhà Đạo vẫn muốn giữ chân người Cộng giáo ở lại với Giáo hội mình. Bằng nào những lời nghe quen quen, đấng bậc nhà mình lại cứ phán, rất lý sự như sau:

 

“Làm cách nào để đem người Công giáo đã rời ràn chiên trở về cùng Hội thánh mình, có lẽ cũng phải làm vài ba việc: thứ nhất, phải làm công tác đào tạo người Công giáo trong niềm tin cho thật tốt, cách riêng đám trẻ nhỏ. Rõ ràng thì, người Công giáo nào thực sự hiểu rõ và yêu thích nét đẹp của chân lý và của đời sống người Công giáo chắc chắn sẽ không bao giờ rời bỏ Giáo hội mình để tham gia nhóm khác. Đây là một trong các lý do chính yếu khiến người Công giáo ở nhiều nước rời bỏ Giáo hội mình.

 

Thêm vào đó, cũng nên coi lại việc giáo dục niềm tin của Công giáo, quan trọng là giúp mọi người mình lớn mạnh trong đời sống thực sự đạo đức sốt sắng trong việc kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu Kitô. Có nghĩa là: ta không chỉ ngồi đó đọc đủ mọi kinh là xong, nhưng nếu ta có quan hệ mật thiết với Chúa, sẽ thấy mình ít bị lôi cuốn về với nhóm khác.

 

Ngoài ra, mỗi người phải tự thấy có nhu cầu học hỏi Kinh thánh tại nhà thờ. Cảm ơn Chúa, mọi người nay đều thấy càng ngày càng có nhiều tín hữu Công giáo chịu học hỏi Kinh thánh vào những năm gần đây. Tuy nhiên, ta vẫn cần phải học hỏi nhiều hơn nữa.

 

Riêng các giáo xứ  hoặc cộng đoàn Công giáo mình, có lẽ cũng nên tỏ ra có động thái chào mừng và tạo tinh thần huynh đệ, nhiều hơn nữa. Ngày nay, đã thấy nhiều giáo xứ và giáo đoàn đang làm như thế để lôi cuốn người không Công giáo và thôi thúc người Công giáo mình tham gia vào công tác tích cực như thế. Có vậy, mới không lấy làm lạ khi được hỏi rằng: tại sao các Kitô hữu thuộc giáo hội bạn làm tốt hơn ta, trong việc này.

 

Trên thực tế, cũng nên để ý nhiều hơn nữa về sinh hoạt phụng vụ để có thể làm tốt. Chẳng hạn như: ca đoàn thuộc giáo xứ cố gắng hát cho thật tâm tình hoặc vị giảng thuyết cố dọn bài chia sẻ cho hấp dẫn có như thế mới gia tăng lực hút khích lệ người người đến tham dự Tiệc Thánh nhiều hơn thêm. Cũng may là, Giáo hội ta vẫn còn có thánh lễ như một Giao Ước mới vẫn được cử hành liên tục từ các thế kỷ đầu, và có đủ các bài Sách Thánh, lời nguyện Thánh Thể và nhất là có rước Mình Máu Chúa. Trong khi đó, nhóm Thánh Kinh không có những sinh hoạt như thế. Dù họ có hát hò sinh động, hấp dẫn mấy đi nữa nhưng vẫn không diễn tả trọn vẹn sự hy sinh cao cả mà Đức Kitô đã trối trăn cho Hội thánh. Về chuyện này, ai cũng thấy là các nhóm như thế vẫn thấy thiếu thiếu.

 

Cuối cùng, cũng nên khuyến khích giới trẻ tham gia vào các nhóm hoặc tổ chức trẻ trung để giúp các em lớn mạnh trong niềm tin và có như thế, họ mới thực sự trở thành người Công giáo thực sự có quyết tâm hơn.

 

Và, để đem những người Công giáo đã bỏ rời Đạo trở về với cộng đoàn, cũng nên liên lỉ nguyện cầu cho họ. Đồng thời, tham gia trò chuyện để thông cảm và nhẹ nhàng lắng nghe ý kiến của họ ngõ hầu lẳng lặng giúp họ thấy được là họ đã bỏ lỡ nhiều sự. Đồng thời, trấn an họ rằng ta vẫn thương yêu và kính trọng họ, luôn mãi.” (x. John Flader, bđd)

 

            Nghe đấng bậc tỏ bày bí kíp rất đẹp để đem chiên lạc trở về ràn chiên cũ, bần đạo thấy quen quen và nhớ lại lần nào đó cũng thấy có lời nhắn và nhủ của thánh nhân hiền lành, thời xưa cũ, cứ dặn rằng:

 

                                    “Anh hãy nhắn nhủ ai nấy phải phục tùng tuân lệnh người cai quản,

sẵn sàng tra tay vào mọi việc tốt lành,

đừng thoá mạ, hiếu chiến,

nhưng hãy khoan dung hiền từ với mọi người

Vì cả ta nữa xưa cũng ngu xuẩn, bất phục, lầm lạc,

lệ thuộc đủ thứ đam mê và khoái lạc,

sống trong gian ác, ghen tương, khả ố,

đố kỵ lẫn nhau.”

                                    (Titô 3: 1-3)    

             

            Nghe theo lời nhắn nhủ của thánh nhân tông đồ rất Phaolô, các đấng bậc nhà mình cũng từng có các nhận định rất tích cực, như lời xác nhận của Lm Chân Tín cách nay hơn năm thập niên:

 

“Hơn bao giờ hết, Giáo hội khao khát sự hiệp nhất của các Kitô hữu cũng như của tất cả mọi người trên thế giới, để ơn cứu độ của Chúa Kitô đến với toàn thể nhân loại, cách dồi dào hơn. Nhưng muốn hiệp nhất, điều kiện tiên quyết là Giáo hội phải đối thoại với mọi người không trừ một ai. Đó là điểm mà Đức Phaolô VI nhấn mạnh trong thông điệp đầu tay của ngài: “Giáo hội phải sẵn sàng giao lưu đối thoại với hết mọi người thiện chí, không phân biệt là người ở trong hay ở ngoài Giáo hội. Không người nào là xa lạ với tâm can của Giáo hội. Không người nào lại bị Giáo hội lãnh đạm. Đối với Giáo hội, không có ai là kẻ thù, trừ phi chính họ muốn như vậy. Không phải vô cớ mà Giáo hội xưng mình là Công giáo, không phải vô cớ mà Giáo hội được trao trọng trách cổ võ sự hoà hiệp nhất, tình thương yêu và hoà bình, trên thế giới…” (x. Lm Chân Tín, Luồng Gíó Mới, Tin Paris 2000, tr. 111)

 

            Xem như thế, thì cũng nên đối thoại chứ không nên phân biệt dù nhóm hội nào đó có chủ trương phổ biến Tin Mừng/Kinh Thánh qua mọi hình thức, từ những thức những dạng như hát hò, nhún nhảy hoặc chuyên chăm học hỏi Thánh Kinh, cho đến gặp gỡ, đỡ đần nhau trong mọi lúc như bất cứ nhóm hội này khác, ngoài Công Giáo. Nói cho cùng, Công giáo là nhóm từ chỉ rõ tính chất Đạo rất chung cùng, hiệp nhất, vẫn thân quen như bao giờ.

            Cũng trong cùng một chiều hướng rất tư tưởng như thế, một đấng bậc khác xưa kia là đấng bậc, rất thày dạy trổi trang, từng có lập trường cũng lớp lang, như sau:

 

“Kitô hữu là Kitô-hữu không phải để buồn sầu nhưng để vui lên. Đức Kitô là Chúa trên thập giá nhưng lại là Chúa Niềm Vui. Ngài không xuất hiện như chim báo bão. Ngài không hề là chuyên viên nói gở. Trái lại, tất cả những gì Ngài đem lại cho đời, tất cả những gì Ngài nói với đời đều được tóm cả trong hai chữ: Tin Mừng. Ngài đã chỉ sống để Niềm Vui được công bố, loan báo. Từ lời truyền tin của Thiên sứ Gabriel, từ tiếng ca của thiên thần, thiên binh trong đêm Bêlem cho đến tiếng nói của người thanh niên áo trắng ngồi đợi trong mồ đá. Ngài công bố Niềm Vui của Thiên Chúa: “Trên trời sẽ có vui mừng vì một người tội lỗi hối cải, hơn là vì chính mươi chín người công chính…” Lc 15: 6 và Mt 18: 3)

 

Và Niềm Vui cho con người: Phúc cho kẻ có tinh thần khó nghèo. Phúc cho kẻ hiền lành, Phúc cho kẻ ưu phiền, Phúc cho kẻ đói khát công chính, Phúc cho kẻ biết thương xót, Phúc cho kẻ tinh sạch trong lòng, Phúc cho kẻ tác tạo hoà bình, Phúc cho kẻ bị bắt bớ. Những Phúc và Phúc, không biết bao nhiêu là Niềm Vui. Cũng cứ là những Niềm-Vui-Tuy-Vậy. Vẫn cứ tuy vậy “hãy vui sướng và hân hoan” (Mt 5: 1-12). (x. Nguyễn Ngọc Lan, Chủ Nhật Hồng Giữa Mùa Tím, Cơ sở Hy vọng 2002, tr. 175)

 

            Thế mới biết, Kitô giáo vốn là Đạo của Niềm Vui Chúa-xuống-trần-làm-người để người người được vui chung. Dù, người đó có là Công giáo hoặc nhóm Thánh Kinh, Nhân Chứng Đức Giê-hô-va hoặc Đạo Hồ, Anh giáo, rất Kitô.

            Thế mới rõ, cụm từ “Kitô” dù đính kèm chữ “hữu” hay chữ “giáo” đi nữa, vẫn cứ là Niềm-Vui –Tuy-Vậy. Niềm Vui đến với mọi người, để mọi người sẽ mãi vui. Bần đạo biết một số bạn đạo vẫn rất vui khi đặt các vấn đề tương tự trong các buổi hội thảo ở đây đó, đã tỏ bày một ý kiến rất khác biệt với kiến ý ở trên, nên đã mượn lời củ đấng bậc để hỗ trợ lập trường của mình mà nói:

 

“Kitô giáo nhất thiết là con đường dẫn tới sự trọn lành, bằng cách học hỏi cung cách diễn bày tình thương yêu của Chúa đối với mọi người qua phong cách ta hành xử với người khác. Đối với các bậc hiển thánh như thánh nữ Mary MacKillop, thì sự trọn lành là như thói quen bén rễ sâu được gieo cấy để xảy đến một cách rất tự nhiên ngang qua lời nói và hành động. Muốn dấn bước theo chân các thánh hiển vinh, có lẽ ta cũng nên học đòi bắt chước mà hành xử hoặc có được những quyết định đúng đắn trong việc ăn ở rất trọn lành.” (x. Lm Andrew Hamilton sj, The Importance of being good, Aaustralian Catholics Summer edition 2012, tr. 17)

 

            Nói như đấng bậc vừa trích dẫn, thì khi nói đến Kitô giáo, đâu chỉ mỗi Công giáo mình là “trọn lành” trong mọi chuyện, cả chuyện hành xử, phụng tự cũng như sống thánh thiện như các thánh. Mà là, các giáo phái nói chung cùng Đạo Chúa. Nói về Hội thánh rất Công giáo, có lẽ cũng nên trích dẫn thêm ý kiến của một đấng bậc khác cũng ở Úc, cho quân bình một xác định:

 

“Khi nhấn mạnh cụm từ “sống trọn lành”, Hội thánh của ta thường hay tỏ ra quá tốt lành để tin rằng mình vẫn tin tưởng vào chuyện ấy. Và, khi nhấn mạnh đến những sự việc không mấy tốt lành, ta lại ra khỏi sự quân bình theo tỷ lệ bằng những sự thể rất khó tin. Nói nôm na là nói thế này: Hội thánh Công giáo của ta dễ có khuynh hướng bị lối cuốn vào động thái cứ coi mình và sứ điệp mình chuyển tải luôn “ở bên trên”. Trên mọi sự. Trên mọi giáo phái khác và nhất là ở trên mọi người. Theo thiển nghĩ, đây cũng là một trong các lý do cho biết tại sao có nhiều người vẫn thấy khó lòng tin Hội thánh Công giáo!

                                   

Nếu đôi lúc bạn có những thắc mắc tựa như thế, đừng cho rằng mình đang để mất đức tin, mà chỉ là sống rất thực tình, và thực tế. Vào thời gian gần đây, chúng ta từng tạo nên tình huống mà một số người gọi là sự khác biệt rất thất thường của Kitô giáo… Ta thường đề cao quá mức những chuyện tích cực và lại nhấn mạnh cũng quá mức những điều tiêu cực. Nói cách khác, ta thường hay quá lời vì mục đích gọi là bán vé đại hạ giá với nhiều lợi nhuận để đưa mọi người vào với giáo hội hơn là đưa vào với chính mình, với thế giới thực tiễn mình đang sống…

 

Thật tội nghiệp. Kitô giáo thật ra cũng giản đơn. Vào thời buổi con người tôn kính phụng thờ hoàng đế và nền hoà-bình-ngang-qua-chiến-thắng (hoặc chiến thắng đặt lên trên những đáp trả của cử toạ), thì Kitô giáo là sự sống có nền công lý bất bạo động cho những người đau khổ vì một xã hội rất hệ thống như hôm nay… Kitô giáo đích thực chỉ có ý nghĩa nếu Đạo Chúa thực tình giúp đỡ những người con bé nhỏ biết yêu thương bất chấp mọi cuộc chơi quyền lực đem đến cho họ.” (x. Lm Kevin O’Shea CSsR, Overpowering people, an interesting temptation, Sunday meditation for 1st Sunday of Lent 2009)

 

            Trích dẫn, là trích và dẫn lập trường cũ/mới, rất như thế. Trích và dẫn, không có nghĩa biện luận xem ai đúng ai sai, mà chỉ để xem hiện thời mình chọn lập trường nào để sống cho đúng cách, sống thích hợp với con người của chính mình. Chỉ thế thôi. Trích và dẫn lập trường về triết cũng như thần, là như thế. Còn lại, vẫn là thái độ của mỗi người và mọi người. Bần đạo tuy trích dẫn nhưng vẫn có thói quen rất xấu xí là cứ hay trở về với thơ văn/truyện kể để thư giãn tâm hồn trước khi chọn lựa thái độ sống rất Kitô.

            Và hôm nay, bần đạo lại bắt gặp một truyện rất nhẹ, vẫn cứ kể:

 

                                    “Rằng:

Ngày xưa, vị đại sư nọ muốn chọn một đệ tử làm người kế nghiệp của ông, bèn gọi hai đệ tử mình lại và bảo:

-Các con hãy ra ngoài và chọn về đây cho thày chiếc lá nào đẹp nhất, hoàn hảo nhất, chưa từng thấy…

Hai đệ tử bèn vâng lời thày đi tìm chiếc là hoàn mỹ nhất trên thế gian. Thoáng chốc, người đệ tử lớn quay về trình cho đại sư một chiếc lá không được đẹp cho lắm nên bèn thưa: 

-Thưa thày, chiếc lá này tuy không phải là hoàn mỹ nhất trên thế gian, nhưng nó là chiếc lá đẹp nhất con chưa từng thấy.

Người đệ tử kia đi cả ngày trời quay về với hai bàn tay trắng, nhưng vẫn bình tĩnh thưa với đại sư:

-Thưa thày con đây cũng tìm thấy nhiều lá rất đẹp, nhưng con lại không chắc được chiếc nào là chiếc lá hoàn mỹ nhất trên thế gian.

Nghe vậy, vị đại sư bèn chọn đệ tử đầu rồi nói:

-Khi chọn chiếc lá hoàn mỹ nhất, ta vẫn cứ nghĩ đến cái-gọi-là hoàn mỹ nhất, nhưng nếu các con cứ nhất quyết đi tìm mà không nhìn vào thực tế, không so sánh với thực tại trần gian để rồi mải mê vất vả mà chẳng được gì. Đến ngày nào đó phát hiện ra rằng: vì mải mê tìm chiếc lá hoàn mỹ hoặc bất cứ thứ gì hoàn hảo trên thế gian rồi bỏ qua bao nhiêu là cơ hội để làm những việc có lợi cho thế gian, thì cũng là điều đáng tiếc. Nói cho cùng, tìm cho kỹ cũng sẽ thấy các thứ hoàn mỹ trên thế gian này cũng chẳng có được là bao nhiêu đâu… Bởi thế nên, hãy đi vào cuộc đời mà tìm kiếm những gì thực tế một chút, sẽ thấy ngay…”

 

            Truyện kể về vị đại sư và hai đệ tử tìm kiếm chiếc lá hoặc những gì hoàn mỹ trên thế gian, làm bần đạo nghĩ rằng: trong cuộc sống, người người cũng chẳng nên đeo đuổi những thứ mà mình cho là hoàn mỹ, hoàn thiện hơn thứ khác, kể cả lập trường/đường lối sống của ai đó, nhóm hội nào dù rất thánh, cũng chẳng nên. Chi bằng, cứ bình tâm trầm lặng mà vui hưởng những gì mình tìm được hoặc đang có, thế mới đúng.

Nghĩ thế rồi, bần đạo bèn tiến lên đề nghị anh em mình hát đôi câu nhè nhẹ, để chấm hết, rằng:

 

                                                “Ôi! cung đàn réo vang đêm trường,

Dây tơ gào gió đê mê lòng,

Lệ trào vì đâu? Bao tình tế tái,

Nương đàn gió bay tìm ánh trăng sao.”

(Nguyễn Mỹ Ca/Hoàng Mai Lưu)         

 

            Vẫn cứ “Nương đàn gió” để “tìm ánh trăng sao” thế nào rồi cũng thấy và cũng gặp. Gặp người, gặp mình, trong thanh vắng có “gió gây hương nhớ” . Nhớ tiếng đàn xa xưa của một “Dạ Khúc”, rất nên thơ. Ý nhị. Nhiều vương vấn.

 

            Trần Ngọc Mười Hai

            Cứ vương vấn mãi

            với lời khuyên:

Hãy cứ sống khoan dung hiền từ

với mọi người, trong đời.