Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Bước Theo Con Đường Thập Giá

Tác giả: 
Anmai, CSsR

 

 

Chúa nhật IV MC

BƯỚC THEO CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ

2 Sb 36, 14-16.19-23; Ep 2,4-10, Ga 3, 14-21

 

           Đi đâu người ta cũng bắt gặp cây thánh giá. Những người chưa hiểu hay những người không tin sẽ nói ngay rằng chẳng có gì để mà tôn thờ cái cây gỗ đó cả. Thế nhưng mà với những người tin thì lại tôn thờ cây gỗ đó, nói đúng hơn, chính xác hơn người tin không tôn thờ cây gỗ mà là tôn thờ con người chế treo trên cây gỗ đó. Con người ấy có tên là Giêsu, một con người thật chứ không phải là con người ảo hay con người được người ta vẽ nên.

 

           Thập giá chỉ giá trị, chỉ là biểu tượng của tình yêu, chỉ đem lại ơn cứu độ khi có Chúa Giêsu bị treo trên đó. Nguồn suối ơn cứu độ và các nhân đức Kitô giáo đều phát xuất từ thập giá Đức Kitô ; thậm chí các bí tích của giáo hội cũng chỉ được chính thức khai mở khi cạnh sườn Chúa bị mở ra trên thập giá. 

 

           Chúa Giêsu đã chết trên cây thập tự để cứu độ con người. Là người tin thật sự, chúng ta sẽ có cảm nhận như Thánh Phaolô : "ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian" (Gl 6, 14). Thánh giḠtrong ý nghĩa thực sự không làm cho chúng ta vui mừng hãnh diện vì lẽ quá đau khổ vì thánh giá. Chính Chúa Giêsu ở trong vườn Cây Dầu nghĩ đến phải vác thập giḠChúa Giêsu đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con” (Lc 22, 42a).

 

           Cách nghĩ, cách làm của Thiên Chúa khác với cách nghĩ, cách làm của con người. Thiên Chúa đã biến đổi dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành dụng cụ diễn tả tình yêu thương bao dung, tha thứ; biến dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời; biến dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang của Đức Kitô. Như thánh Phaolô đã nói : "Thật thế, lời rao giảng về thập giá là mt sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa" (1Cr 1, 18) và lời xưa chép rằng : 'đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ".

 

           Nhìn vào thánh giá ta thấy đau khổ bên ngoài và tình yêu Thiên Chúa, sự chết của con người và sự sống lại của Thiên Chúa Chúa, bóng tối tội lỗi của trần gian và ánh bình minh cứu độ, sự  ích kỷ của ta và sự hy sinh của Thiên Chúa, sự kiêu căng của ta và sự khiêm tốn của Thiên Chúa, sự bất lực của ta và sức mạnh vô song của Thiên Chúa, sự thù hận của con người và sự tha thứ của Thiên Chúa, sự hèn hạ của ta và sự cao cả của Thiên Chúa. Nhìn vào thánh giá ta thấy nhân tính và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô".

 

           Trang tin mừng hôm nay một lần nữa, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lên thập giá của Chúa. Lời tỏ tình hết sức chân thành : "Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời7 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."

 

           Chúa Giêsu được giương cao và treo lên cây thập giá. Với những người Israel, những ai bị rắn cắn mà nhìn thấy con rắn đồng thì được cứu nhưng thực tế nhìn lên con rắn đồng vẫn gây ra sự sợ hãi cho con người. Nhìn thấy một con người chết treo trên thập giá ắt hẳn là điều khủng khiếp với người Do Thái nói riêng và nói chung với con người.

 

           Giờ đây Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá chính là dấu chỉ của ơn cứu độ. Bất cứ ai tin vào Người thì được cứu độ, được tha thứ tội lỗi. Khi chết treo trên thập giá, Chúa Giêsu đã dâng hiếng chính mình cho Chúa Cha, như một người gánh tội.Chúa Cha và Chúa Giêsu muốn con người nhận ra ơn tha thứ và ân sủng cũng như niềm vui từ tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

           Với xã hội hưởng thụ ngày hôm nay thì việc đón nhận mầu nhiệm thập giá quả là một thách đố lớn. Cái tôi của quyền lực, của tiền bạc, của xác thịt đã phủ lấp giá trị của Thập giá Giá .Với vài trăm ngàn hay triệu bạc người ta giết đứa con ruột của mình và người ta vui vẻ để chà đạp, giết hại người khác bằng sự khéo léo của mình. Mầu nhiệm thập giá và sự chết của Chúa Giêsu sẽ soi sáng tất cả sự dữ, bóng tối đang bao trùm nơi con người.

 

           Con người ngày nay, cách riêng giới trẻ vẫn luôn ngại ngùng hy sinh, gian khổ, khó chấp nhận từ bỏ, cho nên nói đến thập giá là điều có vẻ khó đón nhận; vì thánh giá tuợng trưng cho sự vất vả, hy sinh gian khổ, gánh nặng đau thương, sự hiểu lầm bất công, sức nặng của tội lỗi, giới hạn của thân phận con người. Sức tự nhiên ai cũng tìm cách tránh né. Nhưng nếu không đón nhận thì không phải là đang yêu mến Thiên Chúa, không phải là môn đệ Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam cha ông chúng ta bị bắt bước qua thánh giá đã cương quyết từ chối. Giới trẻ ngày nay đang bị cám dỗ chối bỏ thập giá, bước qua thập giá để bỏ đạo, chối bỏ niềm tin ngang qua những hành động trái với lương tâm, lối sống phản đạo đức, cách cư xử xa lạ với giáo lý tin mừng của Chúa.

 

           Nhìn vào thập giá, chúng ta được chiêm ngưỡng đấng bị treo trên thập giá và đã chết vì chúng ta. Chúng ta vẫn được mời gọi của Chúa là hãy rập theo khuôn mẫu của Ngài đã đón nhận yêu thương tha thứ cho chúng ta. Những lời nói ý nghĩa và tuyệt vời nhất được Đức Giêsu nói trên thánh giá. Chúng ta còn phải suy niệm và học hỏi tới cùng.

 

           Mặt khác của cây thánh giá chính là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh cao cả nhất của Thiên Chúa dành cho con người. Khi người Kitô hữu dựng thánh giá, vẽ thánh giá, đeo thánh giá có ý là muốn biểu dương ơn cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người.

 

           Dấu chỉ và biểu tượng tình yêu qua thập giá hôm nay vẫn đang mời gọi mỗi người chúng ta nhất là giới trẻ hãy thắp sáng lên cho đời bằng ngọn lửa tình yêu từ cây thập giá. Hãy tiếp tục nói lời khát yêu như Chúa Giêsu trước khi trút hơi thở.

 

           Thánh giá biểu tượng tình yêu Thiên Chúa với con người, Chúa mời gọi chúng ta dùng để trao gửi yêu thương cho nhau. Chúng ta hãy hôn nhau bằng cái hôn yêu thương, cái hôn thánh thiện như Thánh Phaolô mời gọi.

 

           Dù tin nhưng chúng ta không đủ can đảm để trung thành và đi theo thập giá mà Chúa trao gửi. Thật khó sống dẫu rằng chúng ta vẫn cao rao rằng mình sẽ theo Chúa qua việc vác thập giá hằng ngày. Về mặt lý thuyết, khuyên bảo người khác chịu đau khổ, bệnh nạn là vác thánh giá Chúa trao thì rất dễ. Cuộc sống êm đềm, yên vui có khi lại không nhận ra dấu hiệu thập giá trong cuộc đời; nên lúc thấy bóng dáng thập giá đến với mình thì tìm cách đẩy cho người khác qua những hành động : thoái thác, lẩn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người ta khi mình thất bại, chỉ trích khi người khác thành công và những hành vi khác tệ hơn nữa. Làm sao người kitô hữu, chúng ta có can đảm sống và nói như thánh Phaolô khi ngài viết cho tín hữu Côlôsê rằng :"Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì ích lợi cho thân thể Người là hội thánh" (Cl 1, 24).

 

           Sống được như thế thì việc đón nhận và vác thánh giá mới là vinh dự đúng nghĩa, trở nên nhẹ nhàng và là niềm hãnh diện thực sự vì đem lại cho anh chị em của mình sự bình an và ơn cứu rỗi.