Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

THAY ĐỔI DẪN TỚI TRƯỞNG THÀNH

Tác giả: 
Thanh Thanh

THAY ĐỔI DẪN TỚI TRƯỞNG THÀNH

 

Một người cầu nguyện: Lạy Chúa, thế giới này nhiều tội lỗi và xấu xa, nhiều tranh chấp và hận thù, nhiều trộm cắp và gian lận, nhiều cố chấp và ích kỷ, nhiều dâm ô và ngoại tình, nhiều bất công và chia rẽ, nhiều kiêu căng và tự đại… xin cho thế giới được thay đổi trở nên tốt hơn. Đến 50 tuổi, thế giới vẫn vậy.

Ông tiếp tục : Lạy Chúa, nếu lời nguyện cầu của con là lớn lao quá thì xin cho đất nước con được biến đổi, tội lỗi sao đáng sợ quá. 60 tuổi, đất nước vẫn thế.

 

Ông cầu nguyện tiếp : Chúa ơi, thôi thì đất nước vẫn thế, xin Chúa nhận lời để cho các thành viên trong gia đình con được thay đổi trở nên tốt hơn, và… 70 tuổi gia đình vẫn thế.

Ông kiên trì cầu nguyện : Chúa ơi, điều quan trọng nhất bây giờ con nhận ra sau 40 năm là : Con đã sai lầm. Sai lầm lớn nhất của con trong 40 năm qua là không lo thay đổi chính mình lại lo thay đổi thế giới. Giờ đây, xin cho chính con được thay đổi để nên tốt chứ không phải bất cứ ai khác.

 

Chúa hiện ra, mỉm cười và nói, vẫn còn kịp con ạ.

(sưu tầm)

 

 

Cách giúp ta đạt đến mức độ trưởng thành và hoàn thiện chính là thay đổi. Thay đổi này phát xuất từ thái độ biết chấp nhận bản thân. Không thể miễn cưỡng mà thay đổi được. Đời thay đổi khi chúng tha thay đổi. Thay đổi là điều cần thiết, khi thấy có một lý do mạnh mẽ. Tồi tệ hơn cả là không thay đổi bản thân nhưng lại muốn thay đổi tha nhân, muốn thay đổi thế giới, thay đổi xã hội và Giáo hội.

 

Thay đổi vẫn còn kịp. Nhưng muốn thay đổi, như đã nói, phải chấp nhận tình trạng bản thân. Chấp nhận mình là nhỏ bé, là yếu đuối, là giới hạn, là nghèo.

Nếu cho rằng mình giỏi thì đâu cần học làm chi.

Nếu cho mình là khoẻ mạnh thì cần đến ai giúp đỡ nữa.

 

Nếu cho mình là giàu thì cần làm thêm làm gì.

Nếu cho mình là đạo đức thì cần tu thân tích đức làm gì.

 

Nếu cho mình là quảng đại đủ rồi thì cần phải giúp đỡ ai nữa.

Nếu cho mình là bao dung tha thứ thì cần gì phải xin người khác thứ tha.

 

Nếu cho mình là trong sáng vẹn tuyền thì cần sám hối làm gì.

Nếu cho mình là khôn ngoan thì cần thêm điều gì nữa.

 

Nếu cho mình là phải thì cần gì phải tìm hiểu sự thật.

Nếu cho mình là người yêu thương đủ rồi thì cần gì phải thương yêu ai nữa.

 

Nếu cho mình là siêng năng chăm chỉ thì cần gì phải cố gắng ra công làm việc nữa.

Nếu cho mình là công bằng rồi thì cần quan tâm gì đến bất công.

 

Nếu cho mình là biết sự thật thì tìm hiểu sự thật nữa làm gì.

Nếu cho mình là chân lý thì tìm tòi chân lý làm gì.

 

Nếu cho mình là phó thác đủ rồi thì cần phải cậy trông ai nữa.

Nếu cho mình là lẽ phải thì cần gì tìm hiểu sai trái.

 

Nếu cho mình là thành thật thì dối trá là điều không cần quan tâm.

Nếu cho mình là văn minh lịch sự thì cần chi đến đời sống nhân bản nữa.

 

 

Và nếu như vậy, làm sao ta có thể tiếp cận để đón nhận chân lý và sự thật. Nhất là sự thật từ trời cao ban xuống cho ta qua Chúa Kitô Phục sinh. Muốn thế ta cần chấp nhận có những thực tại vượt khỏi trí hiểu biết giới hạn con người. Nói khác đi ta hãy sống đức tin. Cuộc sống là hành trình của đức tin. Trong đức tin ta mới có thể hiểu được thế nào là ân sủng. Và trong ân sủng ta mới có thể đức tin.

 

Trong niềm tin ta mới biết và chấp nhận có Thiên Chúa.

Trong niềm tin ta mới hiểu và biết Thiên Chúa yêu thương con người đến cỡ nào.

 

Trong đức tin ta mới có thể chấp nhận đi theo con đường thập giá của Chúa, vì ta biết rằng sau thập giá ấy là vinh quang.

Trong niềm tin ta mới hy vọng ngày mai tốt đẹp qua cố gắng của mình hôm nay.

 

Trong niềm tin ta mới dám đầu tư thời gian, tiền bạc, sức khoẻ, trí thức cho tương lai vĩnh cửu của mình.

Trong niềm tin ta mới có can đảm và nghị lực để vượt qua gian khổ của cuộc sống.

 

Trong niềm tin ta mới dám chấp nhận thương đau do tha nhân đem lại vì biết rằng Thiên Chúa là Đấng sẽ thanh minh cho mình.

Trong niềm tin ta mới cảm nghiệm rằng Chúa đang hiện diện trong cuộc sống của. Mình là người hạnh phúc, không cô đơn hay hưu quạnh, dù sống một mình.

 

Trong niềm tin ta mới hiểu rằng cuộc sống này là quà tặng của Thiên Chúa ban cho ta hưởng dùng.

Và nếu tách ra khỏi cộng đoàn đức tin, đức tin của mình tín hữu có thể bị lung lay, nhất là khi bị hiểu lầm, bị gièm pha và tấn công. Đức tin của người công giáo dựa trên hai chiều : chiều dọc và chiều ngang.

 

Chiều dọc từ Thiên Chúa mời gọi ta sống và đáp trả bằng đời sống đức tin.

Chiều ngang có nghĩa là ta cần dựa vào nhau, vào cha mẹ, họ hàng bạn hữu để giúp ta duy trì và phát triển đức tin. Ta cần tìm đến những người có đức tin mạnh, những người có tâm hồn đạo đức, hay người đỡ đầu để hun đúc lại đức tin của mình. Và dĩ nhiên đức tin phải biểu lộ ra bằng hành động. “Đức tin không có việc làm, là đức tin chết” (Gc 2,26).

 

 

Thực hành, người ta cần và thường biểu lộ đức tin bằng những việc như : cầu nguyện, dự lễ, hi sinh, bác ái.

 

Thực hành biểu lộ đức tin bằng những cử chỉ đạo hạnh như quì gối, chắp tay, cúi đầu.. để khơi dạy tâm tình đạo đức bên trong tâm hồn. Rồi ta cũng cần những biểu tượng bên ngoài để nuôi dưỡng và củng cố đức tin, như có tượng ảnh đạo treo trong nhà, hay trong phòng để nhắc nhở cho mình về sự hiện diện của Chúa, Mẹ Maria và các thánh.

Nhà thờ là biểu hiệu đức tin và là trung tâm điểm của đời sống đức tin. Từ khi sinh tới lúc lìa đời, ta được lãnh nhận nhiều bí tích, nhiều nghi thức ích lợi cho mình như : Rửa tội, Thêm sức, Hôn phối, nghi thức an táng…

 

Đến nhà thờ cầu nguyện và dâng thánh lễ là cách biểu lộ đức tin một cách cụ thể nhất mà ta không làm, vậy ta làm gì để chứng minh lòng tin của mình. Nếu ta không biết tìm nguồn hỗ trợ từ Thiên Chúa, Đức Mẹ Maria, thánh cả Giuse, các thánh nam nữ và của cộng đoàn, tức là ta tự cô lập đời sống đức tin của mình.

Thực tế, con người cần biểu lộ qua tất cả mọi chiều kích, mọi tương quan trong cuộc sống nữa. Để bất cứ nơi đâu ta đến, bất cứ người nào ta gặp đều là dịp thuận lợi cho người khác biết mình đang sống đức tin vào Thiên Chúa chân thật như thế nào.