Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

ĐỨC TIN Ở ĐÂU ?

Tác giả: 
Thanh Thanh

ĐỨC TIN Ở ĐÂU ?

 

Đức tin ở đâu ?

Chúa dạy chúng ta 3 điều :

 

- Niềm hy vọng được sống đời đời : là khởi điểm và là cùng đích của đức tin.

- Sống công chính : là khởi điểm và là cùng đích của sự thưởng phạt tội phúc.

 

- Sống bác trong vui mừng : bằng chứng cho biết hành động nào là công chính.

Nhờ các ngôn sứ mà ta biết những điều quá khứ và hiện tại, và cũng cho nếm trước những hoa quả đầu mùa của tương lai. Mục đích của cuộc đời là sống mãi với Thiên Chúa. Hành trình đức tin là một công cuộc của ân sủng. Chỉ trong ân sủng, ta mới có thể hiểu được thế nào là đức tin.

 

Đức tin ở đâu ?

Đức tin bắt đầu từ việc khao khát Thiên Chúa, sẵn sàng mở lòng ra đón nhận ân sủng, đón nhận lời mời gọi của Chúa. Thiên Chúa mời gọi không vì ta xứng đáng. Nhưng dù ta có xứng đáng, thì không có gì để bắt buộc Chúa phải gọi ta. Mà chỉ cần ta xoè bàn tay ra để đón nhận lời mời gọi ấy, như một quà tặng, như một hồng ân. Và cuộc hành trình đức tin được tiếp diễn, ngày một đi lên. Nói là đi lên chứ thật sự đó là một cuộc trở về đích thực. Đi trên con đường này, Thiên Chúa đòi hỏi ta cố gắng rất nhiều, hy sinh rất nhiều. Nhưng Thiên Chúa không ép buộc chúng ta theo Ngài. Ngài tôn trọng tự do của ta. Nghĩa là nếu muốn để ân sủng biến đổi, thì ta phải mở lòng cho ân sủng.

 

Đức tin ở đâu ?

Nhờ sự giúp đỡ của người khác và xin người khác giúp đỡ.

 

Thiên Chúa ban ân sủng cho ta qua người khác, nhất là nơi cộng đoàn kitô hữu Trong, nhờ Giáo xứ, ta được nâng đỡ, được trưởng thành về niềm tin. Trong, qua Giáo xứ, ta thể hiện lòng tin, niềm xác tín của ta về Thiên Chúa.

Đức tin ở đâu ?

 

Nhờ việc lắng nghe Lời Chúa. Ta nghe bằng cả con người xác hồn.

Lắng nghe bằng thân xác : nghĩa là lắng nghe với thái độ cung kính, dù quỳ, đứng hay ngồi thì luôn nghiêm túc, luôn ý thức Chúa đang hiện diện và trước mặt ta.

 

Lắng nghe bằng trí khôn : Ta phải dùng trí khôn của mình để lắng nghe, để tập trung suy nghĩ những điều Chúa muốn dạy. Chứ không phải là thân xác thì ở đây, còn tâm trí lại ở nơi khác, lại lo về gia đình, lo về con cái, về nghề nghiệp...

Lắng nghe bằng con tim : Không thương, không mến yêu, thì ta chỉ cố gắng nghe cho xong, nghe cho hiểu thôi, chứ không đem hết tình yêu mà đón nhận, mà ấp ủ trong lòng để gẫm suy, để áp dụng theo. Hình ảnh hai môn đệ Emmau là một thí dụ về việc lắng nghe lời Chúa bằng con tim. Sau khi gặp Chúa, họ nói với nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?" (Lc 24:32). Một thí dụ khác trong Thánh Vịnh về việc lắng nghe bằng con tim : “Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao. Suốt ngày cứ suy đi gẫm lại!... Thánh ý Chúa, trọn bề tuân giữ. Hồn mến yêu hâm mộ chẳng rời." (Tv 119, 97,167)

 

Nói cách khác, lắng nghe lời Chúa cách yêu mến cũng giống như những người thương nhau : Họ thích thú lắng nghe, suy nghĩ, tâm đắc… Còn nếu không thương nhau thì ta chẳng chú ý, không quan tâm, nếu có bác ái một chút thì cố gắng nghe cho qua, cho xong.

Lắng nghe bằng linh hồn : nghĩa là lắng nghe với lòng tin, tin rằng lời Chúa có sức mạnh tác động và biến đổi chúng ta. Nhiệm vụ chúng ta là mở lòng đón nhận lời Chúa. Chỉ thế thôi, Ngoài ra chúng ta không làm được gì hơn. Chính Chúa, Ngài sẽ cho sức mạnh của lời Ngài thấm nhập vào tâm can chúng ta và tái tạo chúng ta.

 

Như vậy, toàn bộ cuộc sống con người : thân xác, tâm trí, trái tim, linh hồn của ta được Lời Chúa bao trùm. Ta sống trong bầu trời tình yêu, trong một niềm tin phó thác trọn vẹn.

Đức tin ở đâu ?

 

Nhờ cầu nguyện. Chúa Giêsu là gương mẫu cầu nguyện. Ngài cầu nguyện trước các biến cố lớn : khi chọn môn đệ, khi sai các ông đi rao giảng ; sáng sớm, chiều tối. Ngài cầu nguyện… Cầu nguyện để biết ý Chúa Cha, cầu nguyện cho môn đệ, cầu nguyện cho con người, cầu nguyện cho Giáo hội… Một mình Ngài đối diện với Chúa Cha. Bắt chước Ngài, ta cũng cần cầu nguyện cách kín đáo, liên lỷ. Cầu nguyện trong khi vui mừng, hạnh phúc, cầu nguyện khi thất vọng, gian nan. Cậu nguyện mọi nơi mọi lúc.

Đức tin ở đâu ?

 

Trong những thăng trầm của cuộc sống. Ta nhớ hành trình đức tin chẳng khác gì cuộc đời lữ hành này. Có ngày thật đẹp, thật bình an. Nhưng cũng có ngày u buồn, tăm tối. Nhưng ta hãy bám vào Thiên Chúa. Người sẽ bổ sức cho, để đức tin của ta mỗi ngày một trưởng hơn, nhờ vào việc mở lòng ra đón nhận cuộc sống, là một hồng ân cho đời ta.

Muốn sống trong ân sủng của Thiên Chúa tình yêu, ta, dĩ nhiên cần ra khỏi con người của mình.

 

Nếu ta không biết trân trọng mà hoang phí thì ân sủng sẽ tàn.

Nếu ta chỉ biết thu gom tích trữ và mua sắm, chết cũng chẳng đem theo được.

 

Nếu ta biết cho đi, chia sẻ ân sủng thì ân sủng còn mãi. Vì ân sủng sinh ân sủng. Tình yêu sinh tình yêu. Sự sống phát sinh sự sống. Và đức mến ta sẽ đem theo được đến đời sau.


Thanh Thanh