Chia Sẻ Tin Mừng Từ Thứ Hai Tới Thứ 7
THỨ HAI
Ngày sabát được phép làm điều lành hay điều dữ ?
(Lc 6,6-11)
Kính Thánh cho biết, Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ vạn vật và con người trong sáu ngày, ngày thứ bẩy Ngài nghỉ ngơi. Đó là ngày Sabát, để con người có thời giờ ca tụng và cảm Thiên Chúa. Sau Chúa Giêsu phục sinh, đó là ngày Chúa Nhật, ngày nghỉ và mừng Chúa sống lại. Thật ra, đúng với quy luật tự nhiên trong trời đất và nơi con người, con người, vạn vật và cả đất đai, có lao động và có nghỉ ngơi. Vừa để lấy lại sức, vừa có thời giờ để tôn vinh Đấng Tạo Hóa và giao lưu học hỏi, chia sẻ lẫn nhau…
Ngày Sábát được lập ra là vì lợi ích của con người, chứ chúng không thể trở thành gánh nặng, đè bẹp con người. Các kinh sư và biệt phái đã biến ngày Sabát thành thần tượng và rình xem Chúa Giêsu có chữa bệnh trong ngày này không ? Đọc được thâm ý của họ, Chúa bảo người có tay khô bại: “Anh đứng dậy ra giữa đây !” Rồi Người lại bảo anh ta : “Anh giơ tay ra !” Anh ta đã làm như vậy và tay anh liền trở lại bình thường. Đơn gian nhẹ nhàng có thế, đáng lý phải hân hoan vui mừng mới phải, ấy thế mà những người kia lại giận điên lên và bàn nhau xem có làm gì để hại Chúa.
Thật sự, việc thần tượng hoá ngày sabát đã khiến họ trở thành mù quáng, vô cảm, vô tâm, trước tình trạng khốn khổ của người bệnh cần cứu chữa. Họ làm như họ không bao giờ bị bệnh tật…. Lạy Chúa, chúng con cảm ơn Chúa đã cho biết sự sống con người quý trọng hơn thời gian. Xin giúp chúng con luôn xứng đáng là con cái Chúa và sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn bệnh tật. Amen.
THỨ BA
Cầu nguyện và chọn 12 Tông đồ. (Lc 6, 12-19)
Chúa Giêsu cho thấy, Ngài như một cục đá chẳng biết mệt mỏi, mặc dù Ngài đã thức suốt đêm cầu nguyện, sáng sớm hôm sau, Ngài vẫn tỉnh táo gọi tên từng người trong đám môn đệ làm Tông đồ, trong đó có các ông: hai anh em Phêrô và Anrê, rồi đến các ông Giacôbê, Gioan, Philipphê, Batôlômêô, Matthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Simon nhiệt thành và Giuđa Iscaríôt, kẻ sau này trở thành tên phản bội.
Ngài còn tỏ ra như một cục đá nam châm có sức thu hút mọi người, từ mọi nơi đến với Ngài. Một cục nam châm có sức mạnh nội tại toả ra chữa hết mọi bệnh hoạn tật nguyền dù con bệnh chỉ cần sở vào áo của Ngài. Hơn thế nữa sức mạnh đó còn xua trừ được cả ma quỷ hung dữ nữa.
Trải dài hơn hai ngàn năm qua, Giáo Hội của Chúa đã lan ra khắp thế giới và Tin Mừng của Chúa đã thấm sâu trong mọi nên văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc, mặc dù bị nhiều thế lực sự dữ luôn tìm mọi cách để cấm cách bắt bớ ngăn cản. Thế giới có nên văn mình Âu châu, đưa nhân loại thoát khỏi chế độ man rợ, trong đó con người coi nhau là kẻ thù, là món hàng, đến nên văn minh, có luật pháp đặt con người, hình ảnh của Thiên Chúa, làm đối tượng để phục vụ yêu thương và cùng nhau hướng về việc tôn thờ Thiên Chúa là Đấng tạo thành và cứu chuộc tất cả.Tuy nhiên, ít lâu nay, xem ra con người lại muốn quay lại với chính mình, muốn bằng mọi giá loại trừ Thiên Chúa và xem lãnh tụ hay cái tôi của mình là nhất, phải thoả mãn nó bằng mọi giá. Khiến nhân loại đang đi vào khủng hoảng, không lối thoát. Lạy Chúa, là sự sống lại và sự sống, xin nâng đỡ chúng con luôn hăng say đồng hành với Chúa.
THỨ TƯ
Phúc cho kẻ nghèo, khốn cho kẻ giầu. (Lc 6,20-26)
Nhìn dưới góc độ đời đời, Chúa bảo, cái gì ngày nay ta cho là “khốn” thi ngày sau lại là “phúc” và ngược lại. cái gì ngày nay ta là “phúc”, thì sau lại là “khốn”. Bởi vì, hạnh phúc ở đời sau chỉ dành cho những ai vì Chúa mà vui vẻ chấp nhận và ra sức cải tiến những cái “khốn” ở đời này. Chúa Giêsu nói với đám đông:
Phúc cho anh em, bây giờ, nghèo khó, đói khát, khóc lóc, bị bách hại. Ngày sau được no đủ, vui cười, và phần thưởng Nước Trời.
Khốn cho các ngươi, bây giờ, giầu có, no nê, vui cười, được ca tụng. Ngày sau, các người sẽ phải sầu khổ, đói khát, khóc than, nguyền rủa…
Có phải, nghèo khó, đói khát, khóc lóc, bị bách hại, sau này tự chúng ắt sẽ trổ sinh những hoa trái tốt lành chăng ? hay giầu có, no nê, vui cười, được ca tụng, tự chúng sẽ sinh ra hoa trái xấu xí chăng ? Không, hoàn toàn không. Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Chỉnh khi chúng ta bằng lòng với những gì mình có, tri ơn Chúa và sống hết mình, hết tình theo thánh ý Thiên Chúa. Chúng ta mới đáng được chúc phúc.
Câu truyện Lazarô và nhá phú hộ là một dẫn chứng. Lazarô chết được đưa lên trời, vì cả một đời nghèo khổ mà vẫn sống đẹp lòng Chúa. Nhà phú hộ ỷ vào của cải, vô tâm với sự đau khổ cua tha nhâ, nên bị loại khỏi Nước Trời. Lạy Chúa, xin luôn soi sáng và nâng đỡ để chúng con biết xử dụng moi sự Chúa ban, hầu mưu ích cho mình và mọi người. Amen
THỨ NĂM, GIOAN KIM KHẨU, TS/HT
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em. Lc 6, 27-38)
THỨ SÁU, SUY TÔN THÁNH GIÁ
Con Người sẽ phải dương cao lên. (Ga 5, 13-17)
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô, một người biệt phái tốt lành, thường ban đêm tìm đến học hỏi với Người, rằng: “Không ai lên trời đuợc, ngoại trừ Con Người, Đấng tự trời xuống.” Chúa cũng cho ông ta biết cách duy nhất để lên trời, đó là “tin” vào Con Người bị treo trên thập giá. “Như ông Môisê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải đuợc giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muốn đời.”
Kỳ lạ, một con người đã bị treo trên thập giá, lại đã chết, làm sao còn có thể dẫn chúng ta lên trời ? Giêsu là Thiên Chúa hằng sống, Người đã tự khẳng định: “Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta sẽ sống muôn đời.” Với thân phận con người, đúng người đã chết và chôn trong mồ ba ngày đêm. Nhưng với tư cách Thiên Chúa, Người đã sống lại và để lại cho nhân loại cả một kho tàng Lời Hàng Sống. Người quả quyết với mọi người: “Tin” vào Ta và thực hành những gì Người đã dạy, chắc chắn có được sự sống đời đời. Ngoài ra Người còn để lại trong Giáo Hội cả một kho tàng ơn sủng được thông ban khi chúng ta lãnh nhận các bí tích với lòng tin. Thập giá là dấu hiệu của sự sỉ nhục chỉ dành cho người Do thái phạm tội khốn nạn nhất. Nhưng Giêsu, qua cái chết và sốngg lại, thập giá đã trở thành Thánh Giá, dấu hiệu chiến thắng, dấu hiệu sự sống và đối tượng chiêm ngường của những ai tin. Chúng ta không tôn thờ Thánh Giá, dù làm bằng bất cứ chất liệu nào. Nhưng tôn thờ Chúa đã chịu chết và sông lại qua cây thánh giá.
Lạy Chúa, xin cho chúng con kiên trì vác thánh giá hằng ngày của mình theo chân Chúa đến hơi thở cuối cùng. Amen
THỨ BẨY, ĐỨC MẸ SẦU BI
Còn chính bà ,một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. (Lc 2,33-35)
Hôm qua chúng ta dâng lễ kính nhớ việc Chúa chết và sống lại qua cây thâp giá, điều đó làm đau đớn mọi người thân yêu, nhất là Mẹ ngài. Thật ra, cha mẹ Hài Nhi Giêsu, đã từng đau đớn khi nghe ông Simêon nói: Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ, là dấu hiệu cho người ta chông báng, để tâm hồn mọi người được bộc lộ ra. Còn chính bà một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.”
Vâng, một người mẹ thương con, làm sao không luôn đồng cảm với con mình trong mọi biến cố vui buồn ? nhất là khi biết, những biến cố đó không phải do tự thân con mình gây ra, mà chỉ vì trung thành với sứ mạng được trao ?
Chúa Giêsu có sứ mạng quy tụ muôn dân về một, để cùng yêu thương nhau và tôn thờ Thiên Chúa là cha chung của mọi người. Người cố gắng cho dân Do Thái biết, ngài chính là Đấng Thiên Chúa đã hứa qua các tổ phụ, các tiên tri. Thế nhưng họ không tin ngài, họ còn bắt bớ đánh đập và giết chết. Vì thế, cho đến bây giờ, họ vẫn còn phải tha khóc, trông chờ vĩ Cứu Tinh Thiên Chúa hứa. Còn các dân tộc khác đang sống trên trái đất, mới chỉ có 1/5 bộc lộ nìêm tin vào Chúa, còn 4/5 vẫn lạnh lùng, thờ ơ, thậm chí còn tìm mọi cách để tiếp tục giết Chúa, ngăn cản người khác đến với Chúa. Maria , Mẹ Chúa Giêsu vẫn tiếp tục bị lưỡi đòng đâm thâu, bao lâu vẫn còn người chưa tin nhận và yêu mến Con Mẹ, vì người là Đấng đồng công cứu nhân loại với Con của mình. Lạy Mẹ, xin cho chúng con cùng một cảm nghiệm đau đớn của Mẹ cho đến khi mọi người cùng chúng con tuyên xứng Giêsu, Con Mẹ là Đấng Cứu Độ duy nhất trần gian.
- Loại bài viết:
- Thể loại khác:
- Chia sẻ Lời Chúa: