Thánh Thần và lửa
SUY NIỆM TIN MỪNG CN III MÙA VỌNG (C) (Lc 3, 10-18)
THÁNH THẦN VÀ LỬA
MÙA VỌNG LÀ MÙA KHỞI ĐẦU CỦA TÌNH YÊU
Vâng ! thật vậy, mùa vọng đã đi hơn nữa chặng đường. Nhưng con người mới bắt đầu cảm nghiệm ý nghĩa của mùa vọng.
Ai sống trong tâm trạng tình yêu, sẽ cảm nghiệm được ý nghĩa mùa vọng. Nhưng mùa vọng lại là mùa buồn. Mùa âu sầu, màu của phụng vụ chính là màu tím. Màu tím được khoác lên mình phụng vụ mùa vọng .Cuối năm phụng vụ, tháng các linh hồn, nhưng màu tím chỉ có mặt trong ngày lễ các linh hồn, còn lại là màu xanh, tượng trưng cho sự sống. Nhưng tháng đầu của năm phụng vụ, là mùa vọng, Giáo Hội chỉ định màu tím cho cả mùa vọng. Như vậy, ta thấy có một điểm đặc biệt gì? Bàn thờ không trưng hoa . Rõ ràng là mang sắc thái không vui. Tâm trạng nầy là tâm trạng của dân Do-thái xưa, diễn tả sự mong đợi Đấng Cứu Thế.
Mong đợi hay chờ mong là một tâm trạng buồn. Như vậy ,cũng có thể lý giải về tình yêu. Tình yêu luôn mang tâm trạng buồn, vì không ai thỏa mãn được tình yêu. Nhưng tình yêu được định nghĩa là Thiên Chúa, vậy Thiên Chúa là sự buồn, vì Thiên Chúa là tình yêu. Giải thích như vậy có đúng không? Nếu giải thích như thế, quả nhiên là không đúng, vì mùa vọng chỉ có bốn tuần lễ. Nhưng tâm trạng buồn trong mùa vọng tượng trưng cho bốn mươi năm trong sa mạc của người Do- thái xưa. Tượng trưng cho thời gian từ khi Thiên Chúa Hứa ban Đấng Cứu Thế đến khi Đấng Cứu Thế Giáng Sinh là khoảng bốn ngàn năm. Như vậy, theo ý nghĩa đó, Thiên Chúa là Đấng buồn, buồn vì con người bất nghĩa, bất trung, buồn vì tội lỗi nhân loại và buồn vì nhân loại vẫn chìm đắm trong thế gian.
Đặc tính của tình yêu, không gì khác đó là nỗi buồn, vì càng yêu thì càng buồn. Sự thật nầy có đối lập với chân lý Kitô giáo không? Thưa chắc chắn là không .Bởi vì, chúng ta nhớ lại, trong vườn cây Dầu, Chúa Giêsu đã đau buồn đến thảng thốt. Sự thật không thể chối cải, và cũng chính vì thế, Thiên Chúa đã ban Người Con duy nhất cho thế gian, bởi vì Thiên Chúa đã yêu thế gian.
Nói như vậy, thì Kitô giáo là một Đạo buồn sao? Thưa hoàn toàn không phải vậy. Vì tình yêu sinh ra bác ái , bác ái thì sinh ra vị tha. Nên chi niềm vui của tình yêu, đó là sự tha thứ. Sự tha thứ mới chính là tình yêu đích thực .Vì thế, có vị thánh đã nói: “ Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn”. Vì sao? Thưa vì đó là sự yêu thương và tha thứ. Không thể có tha thứ, nếu như không yêu thương và không thể yêu thương mà không tha thứ. Vì vậy động cơ đích thực của tình yêu là sự tha thứ. Tha thứ là tình yêu lớn nhất và quà tặng lớn hơn tình yêu. Vì Thiên Chúa không thể tiếp tục yêu thương con người, nếu Ngài không tha thứ cho con người.
Như vậy, Thiên Chúa là tình yêu và mùa vọng là mùa khởi đầu của tình yêu. Thiên Chúa giáng sinh làm Người, là đã quá đỗi yêu thương con người, nhưng biết bao kỳ vọng và đẹp đẽ dành cho lễ giáng sinh được nhắc nhớ hằng năm không phải là một lễ giáng sinh đích thực. Vì lễ giáng sinh đích thực, là một lễ giáng sinh buồn. Vì Chúa đến thật sự lần I không được ai tiếp đón, và nơi được chào đời là một hang đá của súc vật ngủ nghĩ. Nhưng hào quang và ánh vinh quang uy quyền của Thiên Chúa đã chiếu tỏa nơi Người sinh ra. Còn sự tủi nhục nào, còn sự bất hạnh nào dành cho Ngôi Hai Nhập thế nữa hay không?
Như vậy, ý nghĩa của đoạn Tin Mừng (Lc 3, 10-18), hôm nay được tạm chia bốn phần :
- Cải thiện nội tâm là hướng lòng đến bác ái ( c 10-14)
- Dân chúng đang ngóng trông Đấng Cứu Thế, nhưng lầm tưởng Gioan Tẩy giả là Đấng Messia.(c 15 )
- Gioan TG giới thiệu Đấng Cứu Thế cho dân chúng.( c 16a).
- Thánh Thần và Lửa ( c 16 b -17) .
Như vậy, Thánh Thần là tình yêu và sự tha thứ, còn lửa cũng chính là tình yêu và sự tha thứ, nhưng lửa cũng chính là sự thiêu đốt, sự trừng phạt, một khi không còn xứng đáng để yêu thương. Lại nữa, Thánh Thần chính là chân lý của Thiên Chúa và mở ra chân lý cho nhân loại, để họ nhận biết Ngài. Và một khi cuối cùng ai chối bỏ chân lý, thì sẽ bị ném vào lửa để thiêu đốt.
Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là Đấng Thánh hóa muôn loài trong lửa tình yêu và sự tha thứ. Mở ra chân lý để cho con người nhận biết và noi theo. Nhưng cuối cùng, nếu ai chối bỏ thì Ngài sẽ thiêu đốt như rơm rạ. Nguyện xin Ngài thương mở ra cho chúng con biết chân nhận giá trị đích thực của Thiên Chúa ./. Amen
16/12/2012
P.Trần Đình Phan Tiến
- Loại bài viết:
- Thể loại khác:
- Chia sẻ Lời Chúa: