Một suy niệm về lời chào mang Tên Chúa Ba Ngôi theo Thánh Phaolô
Một suy niệm về lời chào mang Tên Chúa Ba Ngôi theo Thánh Phaolô
Thánh Phaolô đã viết một câu chào bất hủ: “Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu - Chúa chúng ta, tình yêu của Đức Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em” (2 Cor 13:14). Tuy dù Thánh Kinh Tân Ước đã nhắc tới Chúa Ba Ngôi trong lệnh truyền của Chúa Giêsu khi Ngài sai các tông đồ đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho thiên hạ “nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần” (Mt 28:19), nhưng tín điều về Chúa Ba Ngôi vẫn còn là một vấn đề gây nhiều chia rẽ trong Giáo Hội cho đến Thế Kỷ Thứ Tư với Công Đồng Chung Nicaea năm 325. Kinh Tin Kính mà chúng ta thường đọc trong thánh lễ Chủ Nhật và các ngày lễ buộc đã được viết ra từ Công Đồng này, và phần suy niệm sau đây là một đóng góp nhỏ về đức tin về Chúa Ba Ngôi theo lời chào đó.
Ân sủng của Đức Giêsu - Chúa chúng ta: Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta ơn cứu độ qua cái chết của Ngài trên thánh Giá. Ơn cứu độ này đã được ban cho toàn thể nhân loại, nhưng để lãnh nhận ơn này - loài người cần phải tự do chấp nhận vì Chúa không đòi buộc người ta. Chúng ta là những người đã lãnh nhận bí tích rửa tội và thêm sức đã chính thức tuyên xưng và lãnh nhận ơn này -- nhưng sự lãnh nhận này còn phải được chứng tỏ dựa theo cuộc sống mỗi ngày của chúng ta.
Tình yêu của Đức Chúa Cha: Thiên Chúa là tình yêu. Bài Phúc Âm theo Thánh Gioan của Chủ Nhật này đã nêu lên một cách cụ thể về tình yêu này qua Đức Chúa Cha và Chúa Con: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3:16), nhưng đức tin mà không chứng tỏ qua cuộc sống là đức tin chết (Gia 2:14-26). Một lần nữa, đức tin và sự nhận lãnh còn phải được chứng tỏ dựa theo cuộc sống mỗi ngày của chúng ta.
Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần được sinh ra qua tình yêu nhau giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Ba Ngôi là một nhấn mạnh về mối giây liên hệ yêu thương trong Ba Ngôi, và sụ liên hệ này cũng đã được nhắc đến từ khi Thiên Chúa dựng nên con người: “Hãy tạo dựng nên con người theo hình ảnh của ‘Chúng Ta’” (ST 1:26). Hình ảnh của Thiên Chúa là Chúa Ba Ngôi đã nhấn mạnh sự ‘khác biệt’ của Ba Ngôi nhưng ‘duy nhất’ vì cùng Một Chúa, và đây cũng là một lời khuyên cho thất cả chúng ta.
Xin bàn về lời chào này dựa vào Thư của Thánh Phaolô cho tín hữu Côrintô: Trong Thư Thứ Nhất cho bổn đạo Côrintô, Thánh Phaolô đã ca tụng cộng đoàn này nhưng không quên nhắc nhở họ ngay từ phấn đầu: “Nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau” (1 Cor 1:10); và trong Thư Thứ Hai, Thánh Phaolô cũng đã nhắc nhở một câu tương tự: “Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà; như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh em” (2 Cor 13:11). Chúa Thánh Thần là một động lực đặc biệt trong tình yêu ở mối giây liên hệ không những chỉ trong Chúa Ba Ngôi, nhưng phải là trong cuộc sống con người!
LM JP Vũ Minh
A reflection on the greeting with the Name of the Holy Trinity according to Saint Paul
Saint Paul had written an immemorial greeting: “May the grace of the Lord Jesus Christ, and the love of God, and the fellowship of the Holy Spirit be with you all” (2 Cor 13:14). Although the New Testament had mentioned about the Holy Trinity as Our Lord Jesus instructed His disciples to proclaim the Good News to all mankind and baptize them “In the name of the Father, the Son, and the Holy Spirit” (Mt 28:19), the tenet about the Holy Trinity had been an impending issue until the 4th Century with the Ecumenical Council Nicaea in 325. The Creed which we recited every Sundays and Feast Days were written in this council. The following reflection was only a small contribution to the belief about the Holy Trinity based on this greeting.
The grace of the Lord Jesus Christ: Our Lord Jesus had given us the grace of redemption through His death on the cross. This grace was given to the whole world; however, in order to receive it, people must freely accept it because God did not want to force them. We, who received baptism and confirmation, have publicly professed and accepted this grace, but this acceptance must be demonstrated in our daily life.
The love of God (the Father): God is Love. This Sunday’s Gospel according to Saint John demonstrated the absolute truth about this love of God the Father and the Son: “For God so loved the world that He gave His Only Son so that all who believe will not perish but have eternal life” (Jn 3:16), but this faith in God’s love without concrete action would be dead (Js 2:14-26). Once more, the faith about God’s love that we have accepted must be demonstrated in our daily life.
The fellowship of the Holy Spirit: The Holy Spirit was instantly begotten from the mutual love between the Father and the Son. The Holy Trinity emphasized on that fellowship among the Holy Trinity, and this relationship was also mentioned in the creation of mankind: “Let ‘Us’ create human according to ‘Our’ image” (Gen 1:26). The image of the Holy Trinity made clear of the ‘diversity’ of the Trinity but in ‘unity’ because the Trinity was One God, and this was also an admonishment for all of us.
A discussion on the greeting based Saint Paul’s Letter to the Corinthians: In the First Letter, Saint Paul had praised this community; however, he also reminded them from the beginning that: “In the name of Our Lord Jesus Christ, I urge all of you to agree in what you say, and that there be no divisions among you, but that you be united in the same mind and in the same purpose” (1 Cor 1:10); and in the Second Letter, he also reminded this community in a similar way: “Mend your ways, encourage one another, agree with one another, live in peace, and the God of love and peace will be with you” (2 Cor 13:11). The Holy Spirit must be the most special catalyst of love - not only - in the relationship among the Holy Trinity, but also in the life of all people.
Rev. JP Minh Vũ
- Loại bài viết:
- Chia sẻ Lời Chúa: