Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Người mẹ lương dân

Tác giả: 
Lm Hương Quất

 

 

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XX Thường niên A:

 

NGƯỜI MẸ LƯƠNG DÂN

NÊU GƯƠNG SÁNG VỀ SỐNG TRÁCH NHIỆM VÀ SỐNG ĐỨC TIN (Mt 15, 29-32)

 

 

Thánh sử Lc vừa trình thuật về một người Mẹ quê miền Canaan, phải nói đáng khâm phục về tình mẫu tử, nhất là ở niềm tin vào Chúa Giêsu, đơn sơ khiêm tốn và kiên nhẫn.

 

Trước hết để đến được với Chúa Giêsu người Do Thái bà phải vượt thắng chính mình, vượt thắng chính mặc cảm, bất chấp những dư luận cản ngăn bởi thành kiến. Bà là người lương dân và trong con mắt người Do Thái giáo, bà bị xếp đồng hạng với quân tội lỗi, cấm tiếp xúc, bởi ai tiếp xúc đụng chạm đến quân tội lỗi thì bị ô uế, mắc tội.

 

Bà quá biết quan niệm mang nặng chủ chủ nghĩa dân tộc quá khích này này của người Do Thái. Song Tình yêu thương con của người Mẹ đầy trách nhiệm, nhất là khi con đang trực diện khốn khổ bởi ác thần đã thúc đẩy Bà vượt qua mọi trở ngại, bất chấp dư luận cản ngăn để đến gặp Chúa xin Người rủ lòng thương xót.

 

Những tưởng gặp được Chúa mọi chuyện sẽ tốt đẹp, ai dè ở đây bà tiếp tục gặp những thách đố năng hơn, cay nghiệt hơn.

Khi thấy Chúa Giêsu, bà kêu xin thảm thiết: “Lạy Ngài là con vua Đavid, xin thương xót tôi: con gái tôi bi quỷ ám khốn cực lắm.” Chúa Giêsu không đáp lại lời nào, dường như Chúa không nghe.Dường như Chúa tảng lờ…

 

Khi các Tông đồ để tránh phiền phức do bà cứ lẽo đẽo van xin, đã đến xin Chúa Giêsu : : “Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi”.

 

Bất ngờ ở câu trả lời của Chúa Giêsu, đầy miệt thị, loại trừ- mà Người chủ ý nói lớn cho cả người Mẹ khốn khổ nghe rõ: có vẻ đầy miệt thị, loại trừ: “Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel… Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó".

 

Ta hàng thử đặt mình vào vai của người mẹ, khó khăn lắm mới vượt qua thành kiến của người Do Thái giáo để đến gặp Chúa Giêsu; khi gặp Chúa rồi, vàn nài rát cả cổ họng, hết tình hết lời…thế mà Chúa vẫn làm ngơ, im lặng…. Khi Chúa nói lại một câu hết sức chói tai, dường như xúc phạm đến mình… Ta phản ứng thế nào, có tự ái, có bất cần đời…?

 

Ta hãy xem người mẹ lương dân phản ứng. Bà mẹ đã đáp lại đầy khiêm tốn, tin tưởng: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống”. Bà vẫn tín thác và không bao giờ mất hy vọng vào Chúa Giêsu.

 

Kết quả: Chúa Giêsu khen bà “có lòng tin mạnh”, và còn nói “bà muốn sao thì được vậy”.

 

Còn Đức tin của tôi thế nào, nhất là khi gặp nghịch cảnh, thách đố?.

 

Người mẹ Lương dân đã tỏa gương sáng cho ta về tinh thần trách nhiệm, chấp nhất tất cả hy sinh thử thách, kể cả chịu sự ê chề sỉ nhục vì bởi bà tin tưởng vào Chúa. Con bà bị quỷ nhập, bà đã tốn kém bao công sức tiền của, kể cả đến chạy chữa các pháp sư trừ tà, nếu có… Song tất cả đều bó tay.

 

Nghe tiếng  tốt về Chúa Giêsu, Ngài có khả năng chữa hết nhiều bệnh, kể cả ma quỷ, nhất là Người có một Trái tim không biên giới. Bà chỉ còn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa Giêsu và đặt trọn hy vọng vào Người.

 

Qua bà ta nhận ra một chân lý Đức tin: Tất cả ai hy vọng vào Chúa, tin tưởng vào Chúa, dẫu thức tế đang đối mặt với gian nan thử thách thế nào,  kết quả Chúa ban cho ta hơn điều ta mong đợi.

 

Hơn nữa, cũng trong đôi mắt Đức tin, ta nhận ra Tin Mừng trong đau khổ. Chính lúc ta gặp gian nan đau khổ là lúc ta đang nên giống Chúa Giêsu nhất, đang được vinh dự cộng tác vào chương trình Cứu thế của Chúa. Bởi đó ta mới cảm hiểu những Kitô hữu đạo đức, những môn đệ tín trung của Chúa Giêsu càng khao khát được đau khổ, hy sinh, bị sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu, vì công lý và sự thật.

 

Có thế ta mới cảm được điều xem chừng như phi lý song lại rất chí lý khi Thánh Phaolô xác tín: vinh dự của tôi là Thập giá Chúa Giêsu... Tôi coi mọi sự là rơm rác so với mối lợi tuyệt vời là biết Chúa Giêsu Kitô và là Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh trên Thập giá.

 

Nói tới đây, chợt nhớ đên Lời của Đức Thánh Cha Phanxico, trong bài huấn từ đầu tiên khi mời đắc cử làm Giáo hoàng. Ngài nói “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian”  

 

Có một sự thật đáng buồn: Ta được mang danh Kitô hữu, nghĩa là có Chúa Giêsu hiện diện trong mình, tức ta có Tin Mừng trong mình song ta lại không biết sống Tin Mừng mà toàn sống tin buồn, bởi ghen ghét, hận thù, bởi gian tham; bởi  chán nản thất vọng; bởi gây nghi kỵ chia rẽ…

 

Theo Đấng là Tin Mừng mà cuộc sống ta mang bộ mặt đám ma, sự hiện diện của mình là nỗi bất an, lo lắng cho người khác…. Thì ta đang thoá mạ Tin Mừng. Không cần phải đợi đến đời sau, ngay ở đời này ta đã nếm cảnh hỏa ngục.

 

Đời này ta không để cho Chúa Giêsu  hiện diện trong cuộc đời, thì đời sau lấy gì đảm bảo có Chúa, được phúc hưởng Thiên đàng.

 

Là công dân Nước Trời ngay tại thế, mang danh là Kitô hữu song cuộc sống ta lại không có Chúa Giêsu  hiện diện, sống tệ hơn cả anh chị em Lương dân thì làm sao ta Truyền giáo được; ta làm chứng nhân cho Tin Mừng được?   

    

Tôi xin được kết hai mẩu truyện mini từ cuộc sống, có lẽ không được vui, song liều thuốc đắng này lại rất tốt để ta nhìn lại cách sống Đạo của mình.

 

 Bạn đang hậm hực vì món đồ mua biếu người quen gặp phải tên… cứa cổ.

 

Bạn kể, hôm nọ vì đột xuất, cần quà biếu người quen, liền tạt vào một tiệm tạp hóa chỗ nọ trông  khá ‘sầm uất’, ai ngờ chủ tiệm… chém đẹp.

 

Bạn không quen trả giá, chỉ biết bấm bụng mà trả. Bạn ấm ức…Cũng món đồ đó, mới mua ở chỗ kia chỉ có giá thế này, thế này.

 

‘Chỗ nọ’ là khu hầu như ‘toàn tòng’ Công giáo. ‘Chỗ kia’ là khu chợ người miền Nam, chủ lực Lương dân.

 

 Anh không phải người nhẹ dạ, đi kiểm chứng.

 

Khi đi kiểm chứng, chết chỗ lại đúng như Bạn Lương dân nói.

 

Điều đọng lại trong anh và trong tôi là niềm áy náy và nỗi buồn tê tái. Mang danh Kitô hữu mà buôn bán kiểu thắt cổ- cứa cổ như thế, để lại hình ảnh rất xấu về gian tham, không những không làm chứng được cho Tin Mừng Sự thật – Yêu thương mà còn bóp méo- bóp chết Tin Mừng.

 

Linh mục Đaminh Hương Quất