Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Thánh Ca và Thánh Kinh

Tác giả: 
Thuỳ Linh

Thánh Ca và Thánh Kinh

Tặng riêng ACE Ca đoàn Fatima

 

Gia-Liêm là gì?

 

Đã thấy rất nhiều lần trong các bài Thánh Ca.  Gia-Liêm là chữ viết phỏng cách theo ‘nghĩa’ phiêm âm quốc tế của chữ Jerusalem (Giêrusalem).

 

Vậy Jerusalem là gì?

Là một thành phố lớn của người Do Thái.  Thời Cựu Ước, chữ Jerusalem được ám chỉ là một địa danh.  Cho đến khi đền thờ Jerusalem được xây cất, chữ Jerusalem sau thời Tân Uớc cho đến nay, được hiểu là đền thờ, trung tâm tôn giáo hay thành Thánh nơi thờ phuợng Thiên Chúa của người Do Thái xưa.

 

Đền thờ Jerusalem do đâu mà có?

 

Sau khi vua David phạm tội gián tiếp giết Uriah và lấy vợ của ông ta.  Chúa sai Tiên Tri Nathan đế quở trách David.  Vua biết lỗi, mặc áo nhậm và ăn năn sám hối xin Chúa tha thứ.  Vua David ước nguyện sẽ xây một đền thờ để thờ phượng Thiên Chúa đã yêu thương tha thứ và luôn gìn giử ông.  Nhưng ước nguyện này mãi cho đến thời vua Salomon, con trai của vua David và Bathseba (vợ cũ của Uriah) mới hoàn tất trong vòng 40 năm.

 

Đền Thờ Jerusalem có gì?

Ngoài kiến trúc kiên cố hùng vĩ tựơng trưng giàu có sang trọng ra, đền thờ Jerusalem là nơi chính thức thay thế sự hiện diện của Thiên Chúa với dân Người.  Các di vật của thời Mose, Aaron và 40 năm trong sa mạc cùng với các huấn lệnh của Chúa được cất giử nơi này gọi là Hòm Bia Thiên Chúa.  Được canh giử và được phép cúng phụng do dòng tộc Levi.

 

Theo dòng lịch sữ, đền thờ Jerusalem rất nguy nga tráng lệ.  Là một tự hào của người Do Thái.  Mọi diển biến, các nghi thức được diển ra nơi này.  Nhưng ngấm ngầm bên trong sự chia rẻ nếu ai không phải là Do Thái thì không được đến.  Họ chỉ có thể thờ phượng Chúa nơi khác như người xứ Samaria.

 

Thời Chúa Jesu, Jerusalem vẩn còn đó.  Lần I, Mẹ Maria- thánh Josepht mang Chúa Jesu đến làm lễ dâng hiến theo phong tục người Do Thái.  Lần II, Chúa Jesu ở lại Đền Thờ và lạc mất cha mẹ 3 ngày.

 

Diễn biến theo thời gian:

 

Sự thờ phượng Thiên Chúa nơi người Do Thái càng lúc càng trở nên xao lạc.  Họ biến Đền Thờ thành nơi buôn bán, trao đổi tư lợi hay là nơi họp hành bí mật, ném đá hay làm những việc không còn để thờ phụng Thiên Chúa.  Chúa Jesu là lấy dây thắc lưng đánh đuổi con buôn và đã nói:  “Ta sẽ phá huỷ đền thờ này và xây lại trong ba ngày”.(1)

 

Năm 586 TCN vua Babylon đánh chiếm Do Thái và phá huỷ Đền Thờ.  Bắt hết tất cả dân Do Thái lưu đày qua Babylon (Iraq thời nay).  Từ sau khi bị lưu đày khốn khổ, người Do Thái mới nhớ lại quê nhà và khao khát ơn Chúa.  (Tất cả thánh vịnh, đáp ca mùa chay được viết theo ý nghĩa lưu đày Babylon như là hồi tưởng ơn Chúa và vì tội lỗi chúng ta đã khước từ để giờ đây sống trong đau khổ...(2).

 

Sau gần 50 năm, ~năm 538 TCN vua Ba Tư đánh chiếm Babylon và thống nhất lãnh thổ.  Hoàng Đế Cryus không phải là người Do Thái nhưng ông tin vào Thiên Chúa.  Việc đầu tiên ông làm là kêu gọi:  Ai là người Do Thái hãy lên đường trở về quê hương và tái thiết Jerusalem.  Năm ~515 TCN đền thờ Jerusalem thứ 2 được xây dựng trên bức tường của đền thờ cũ.

 

Năm 70 SCN, đền thờ Jerusalem thứ 2 này bị phá huỷ hoàn toàn bởi người LaMã.  Người Hồi Giáo địa phương đã xây dựng ngôi đền của họ trên mảnh đất và những bức tường còn lại.  Nay chỉ còn lại là di tích cho hành hương và ý nghĩa lịch sữ.

 

Ý nghĩa của Kinh Thánh:

(1).   Đền thờ là nơi thờ phụng Thiên Chúa.  Nhưng đền thờ quan trọng nhất đó là Tân Hồn.  Chúa Jesu muốn nói đến nhờ sự vâng phục, yêu thương và cái chết của Ngài sẽ xây dựng và tái thiết tâm hồn chúng ta một đền thờ mới để thờ phục Thiên Chúa.

 

(2). Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải hiểu ý Chúa nhờ bàn tay cúa con người làm nên những sự việc đau khổ, khó khăn mang đến cho chúng ta.  Nhưng Ngài hằng ban ơn và gìn giử hầu giúp chúng ta hiểu và nhận ra ơn của Ngài qua sự việc đền thờ Jerusalem và lưu đày Babylon.  Nhờ sự kiện này dân Do Thái đã tỏ lòng sám hối. 

 

Tóm lại:  Đền Thánh Jerusalem, đền thờ Jerusalem, Gia-Liêm, Thánh Điện, Thành Thánh... là những danh từ nói đến nơi thờ phụng Thiên Chúa của người Do Thái thời Cựu và Tân Ước.  Nhưng cũng đồng thời ám chỉ đến tâm hồn mỗi con người của chúng ta nhờ cái chết và phụ sinh của Chúa Jesu.  Đền thờ con người xây dù kiên cố đến đâu cũng sẽ bị phá huỷ.  Đền thờ tâm hồn do Chúa Thánh Thần gìn giử để mổi mùa chay, chúng ta nhìn lại lịch sử qua vd người Do Thái khi đánh mất ơn Chúa, không dành cho Chúa một chổ đáng ngự.  Biến nhà Chúa thành nơi buôn bán đổi chát kiếm lợi thì những mất mác lớn lao như mất quê hương, mất tự do, mất chính mình và sẽ bị lưu đày thống khổ.  Để từ đó chúng ta mới hiểu và nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa.

 

Lạy Chúa, xin thương con vì con là kẻ tội lỗi.

 

ThuyLinh’2018