Sách Lược (Kế Hoạch) Tiền Cursillo Trong Môi Trường Việt Nam
SÁCH LƯỢC (Kế hoạch)
TIỀN CURSILLO TRONG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
- HIỂU SÁCH LƯỢC (KẾ HOẠCH)
ĐỂ THỰC HIỆN MỤC ĐÍCH PHONG TRÀO CURSILLO
Mục đích của Phong trào Cursillo như điều 108 sách Tư Tưởng Nền Tảng đã chỉ:
“Mục đích của Phong trào Cursillo là biểu hiện cuối cùng của đặc sủng Cursillo. Phong trào Cursillo hiện hữu để hoàn thành sứ mạng đặc biệt là loan báo Tin Mừng trong Giáo Hội và trên thế giới.
108. The purpose of the CM is the ultimate expression of its charism. The CM exists to accomplish a specific evangelising mission in the Church and in the world.”
Để thực hiện mục đích của Phong trào như đã nêu trên, nhờ ơn Chúa, các vị sáng lập Phong trào, thật sáng suốt và khôn ngoan đã đề ra một sách lược (kế hoạch) thực hiện. Sách lược (kế hoạch) đó được chỉ rõ trong sách Cẩm Nang Lãnh Đạo, chương 3 từ trang 31 đến trang 52.
Xin trích dẫn phần tóm lược:
“Sách lược của Phong trào Cursillo dứt khoát tập trung vào ba giai đoạn:
- Tiền Cursillo: Nghiên cứu môi trường và lựa chọn ứng viên;
- Khóa Cursillo: Khởi động và nuôi dưỡng cuộc hoán cải liên tục và chân thật của các Cursillistas;
- Hậu Cursillo: Đưa những người đã trải qua kinh nghiệm sống một Khóa Cursillo trở về lại nơi xuất xứ của họ; đồng hành với họ trong công tác làm dậy men của họ, và liên kết họ với các Kitô hữu khác cũng đã cam kết.”
Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi chỉ đề cấp đến:
Sách lược Tiền Cursillo là nghiên cứu môi trường và lựa chọn ứng viên.
Muốn việc thực hiện sách lược (kế hoạch) Tiền Cursillo một cách hiệu quả, ta cần tìm hiểu thật thấu đáo: Tâm Tưởng và Mục Đích Phong trào:
- HIỂU RÕ MỤC ĐÍCH VÀ TÂM TƯỞNG CỦA PHONG TRÀO
ĐỂ THỰC HIỆN TỐT SÁCH LƯỢC (kế hoạch) TIỀN CURSILLO.
Trước khi tìm hiểu sách lược Tiền Cursillo, ta cần hiểu rõ Mục Đích và Tâm Tưởng hay Tâm Thức Phong trào.
-
- MỤC ĐÍCH PHONG TRÀO (đã trình bày; và tài liệu đính kèm)
- TÂM TƯỞNG, HAY TÂM THỨC CỦA PT CURSILLO.
Để hiểu rõ tầm quan trọng của hai chữ Tâm Tưởng trong Phong trào Cursillo, tôi xin trích dẫn một đoạn nói về Tâm Tưởng trong Rollo 2 khóa CDC
“Hai chữ Tâm Tưởng trả lời cho câu hỏi: “tại sao” của Phong trào Cursillo Kitô giáo. Nó nhấn mạnh lý do “tại sao” chúng ta thực hiện những gì chúng ta phải làm cho Phong trào. Khi không biết lý do “tại sao” dẫn đến việc mình phải làm, thì lúc đó ta sẽ làm một cách máy móc, lập đi lập lại một công việc mà ta không hiểu lý do tại sao ta lại làm những việc như thế”.
Vậy thì Tâm Tưởng Cursillo là gì?
Tâm Tưởng Cursillo đã được ông Eduardo Bonnin diễn tả như sau:
“Với Kitô giáo, Phong trào Cursillo bao gồm việc:
- Công bố tin vui về một thực tại tuyệt vời nhất. Đó là: Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô đã yêu thương chúng ta;
- Tâm Tưởng này được thông truyền bằng phương cách tốt nhất là tình bạn
- Qua tính ưu việt của mỗi người, là những người có khả năng: Xác tín-Kiên quyết- Trung thành” (Trích Cẩm Nang Lãnh Đạo trang 30, 31).
Chúng ta cũng nên biết rằng để hiểu sâu sắc hơn về Tâm Tưởng của Phong trào Cursillo, chúng ta cần tìm hiểu Tâm Tưởng Phong Trào dựa trên những cột trụ nào chính. Xin thưa rằng: Tâm Tưởng Phong trào Cursillo dựa trên bốn cộ trụ chính (trích Rollo 2 Tâm Tưởng Cursillo Khóa CDC). Bốn cột trụ đó là:
- TIN MỪNG: Tân và Cựu Ước
- LẼ THƯỜNG TÌNH: Sự phán đoán theo kinh nghiệm và tình cảm
- NIỀM TIN: “Những ai tin vào Thiên Chúa sẽ không bao giờ đơn độc” (Đức Benedict XVI)
- VÀ CON NGƯỜI: Xác tín, kiên quyết, trung thành.
Xin trích dẫn đoạn Tin Mừng của Thánh Phaolo gởi tín hữu Roma nói nên con người có khả năng đón nhận Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng này đã được sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo trích dẫn trong chương I “Con người có khả năng đón nhận Thiên Chúa”:
“Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo dụng vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó họ không thể tự bào chữa được” (Rm 1, 19-20).
Còn Thánh Augustinô giúp chúng ta nhận biết về Thiên Chúa khi Ngài nói:
“Bạn hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hãy hỏi vẻ đẹp của biển khơi, hãy hỏi vẻ đẹp của không khí, đang dãn nở và lan tỏa, hãy hỏi vẻ đẹp của bầu trời…hãy hỏi những thực tại ấy. Tất cả sẽ trả lời bạn: Này bạn xem, chúng tôi quả là đẹp. Vẻ đẹp của chúng là lời tuyên xưng của chúng. Ai đã làm nên những vẻ đẹp có thể thay đổi đó, nếu không phải là Đấng Toàn Mỹ không bao giờ thay đổi”
(Trích sách giáo lý của Hội Thánh Công Giáo trang 30)
Xin hẹn quí anh chị trong khóa CDC sắp tới tại Buôn Mê Thuột 11, 12 tháng 9 sẽ được trao đổi sâu hơn về Tâm Tưởng Cursillo.
- HIỂU RÕ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
ĐỂ THỰC HIỆN SÁCH LƯỢC TIÊN CURSILLO HIỆU QUẢ
-
- Định nghĩa:
Chúng ta cùng trở lại với định nghĩa về môi trường của Phong trào Cursillo trong Rollo 11: Nghiên cứu môi trường
“Môi trường là một tổng hợp các ý tưởng, con người và các hoàn cảnh xảy ra trong một thời điểm cụ thể nào đó khi con người tập hợp lại với nhau.
Như vậy, chúng ta thấy có môi trường gia đình, bạn bè, sở làm, khu xóm hay những nhóm thân hữu xã hội .v.v..”
Còn Nghiên cứu môi trường theo Phong trào là:
“Nghiên Cứu Môi Trường là dùng kiến thức để hiểu biết toàn bộ các ý tưởng, hoàn cảnh xảy ra của một thời điểm cụ thể trong môi trường chúng ta hiện diện.”
3.2 Tìm hiểu môi trường Việt Nam
Từ định nghĩa, và cách nghiên cứu môi trường theo hướng dẫn của Phong trào Cursillo trong Rollo 11 Nghiên Cứu Môi Trường, của Khóa Ba Ngày, nhìn vào môi trường Việt Nam ta thấy:
Môi trường Việt Nam hôm nay, một cách khái quát ta thấy hiện có hơn 90 triệu dân, trong đó có tới 55 dân tộc (sắc tộc) anh em, sống ở ba miền Bắc, Trung, Nam từ đồng bằng, tới cao nguyên cùng núi rừng, và hải đảo… Việt Nam hiện vẫn còn là một nước nông nghiệp với khoảng 70% người dân sống ở nông thôn, cao nguyên cùng núi rừng, và hơn 30% dân sống ở đô thị. Mặt khác, Việt Nam ngày nay đã có hàng trăm nghề nhiệp khác nhau, mỗi nơi đó là một môi trường riêng biệt. Điều đó thể hiên qua hàng trăm phân khoa chuyên ngành trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp…
Trong hơn 90 triệu dân thì người Công Giáo tin thờ Thiên Chúa duy nhất mới đạt trên 6 triệu Kitô hữu, khoảng 7% dân số. Số còn 93% là các tôn giáo khác, hay không tôn giáo. Có một điều là dù không phải là Thiên Chúa giáo, nhưng hầu hết người dân Việt Nam bốn mùa đều tin và cầu khẩn ông Trời…
Một điểm chúng ta cũng cần biết là xã hội nào thì có nền giáo dục đó. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa…; cùng lúc đó thì nhiều người trong xã hội đang coi trọng vật chất hơn tinh thần.
Môi trường Việt Nam hôm nay ai cũng biết qua thực tế và các phương tiên thông tin. Đó là một xã hội đầy dẫy những tệ nạn như: Sự dối trá, vô cảm, tham nhũng, trọng hình thức, bè phái, bằng cấp giả, nạn phá thai, ly dị… và sự chênh lệch giầu nghèo thì quá lớn: “Người ăn không hết kẻ bòn không ra”. Chỉ số chệnh lệch giầu nghèo (Gini) của Việt Nam là 0, 44 bình quân của thế giới là 0, 37 tạo ra sự bất ổn lớn…
Giáo Hội Công Giáo đã hướng dẫn các Kitô hữu sống trong môi trường Việt Nam như thế nào? Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, như người mẹ hiền đầy khôn ngoan đã dạy chúng ta, những Kitô hữu, trong thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 là: “Phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình. Vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta phục vụ với tính cách vừa là công dân, vừa là thành phần dân Chúa.”. Tóm lại, ta phải:
“Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc”.
Trong thư chung còn mong muốn: “Anh chị em hãy cầu nguyện riêng, cầu nguyện chung trong gia đình và trong xứ đạo, và nhất là anh chị em hãy đào sâu đúc tin bằng việc học và dạy giáo lý ngay trong gia đình của mình. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo đệ nhị trong tông huấn về việc dạy giáo lý đã lưu ý chúng ta là: “Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, kèm theo và phong phú hóa mọi hình thức dạy giáo lý khác”. Gia đình của anh chị em phải trở nên một trường học về đức tin”
Như thế, trong những môi trường nhỏ ta thường gặp như gia đình, và xứ đạo rất cần sự dạy dỗ giáo dục Đức Tin, giáo dục nhân bản cho các con em chúng ta. Trách nhiệm giáo dục đó trước hết thuộc về gia đình, cha mẹ, tiếp đến là các vị chủ chăn, hầu khi các em tham gia vào các môi trường trong xã hội như: Trường học, bệnh viện, bến xe, bến tàu, công trường, nông trường, nhà máy, xí nghiệp, siêu thị…nơi con cháu chúng ta làm việc, đang có những tư tưởng đối nghịch lại với Đức Tin, các em vẫn sắt son, vững vàng không khiếp sợ, không chối bỏ và không chạy trốn, cũng như không vô cảm trước những nỗi đau của người khác đang gánh chịu.
Gia đình và xứ đạo chính là môi trường hoạt động hữu hiệu của các Cursillista, của người bảo trợ, và môi trường gia đình và xứ đạo cũng là nơi chúng ta mời gọi các tham dự viên cho các Khóa Ba Ngày.
Thực trạng, môi trường xã hội Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho chúng ta thấy, hiện đã và đang có nhiều người như: Công chức, thầy giáo, kể cả sinh viên Công Giáo không vững vàng về đức tin, đã chạy theo quyền lợi danh vọng, sẵn sàng chối bỏ Thiên Chúa để được chức quyền cao hơn. Họ có thể đang là những người xa cách.
Khi nghiên cứu môi trường, Phong trào cũng đã cho chúng ta phương thức thật hữu hiệu áp dụng với ta và với tha nhân.
- Với chính bản thân, thì phải ưu tiên theo thứ tụ:
Ý CHÍ- CẦU NGUYÊN-TRÍ NĂNG-CON TIM
- Với tha nhân thì ưu tiên theo thứ tự ngược lại:
CON TIM-TRÍ NĂNG, Ý CHÍ, CẦU NGUYỆN
- LỰA CHỌN ỨNG VIÊN
ĐỂ THỰC HIỆN SÁCH LƯỢC (kế hoạch) TIỀN CURSILLO
-
- Người Bảo Trợ
Người Bảo trợ cần thấu suốt mục đích, Tâm tưởng của Phong trào. Nếu người bảo trợ chưa hiểu và xác tín vào Tâm tưởng và mục đích của Phong trào thì làm sao có thể mời gọi người khác xác tín. Người ta thường nói: “Không ai cho cái mình không có”. Ông Eduardo Bonnin, thuở sinh thời thì nói: “Bất cứ ai không xác tín thì đã bị đại bại rồi” (Trích Rollo 8 Tiền Cursillo Khóa CDC).
Có thể nói, người bảo trợ phải là chứng nhân trong cả ba giai đoạn của Phong trào:
- Chứng nhân trong Tiền Cursillo:
Người bảo trợ là chứng nhân trong việc cầu nguyện. Người bảo trợ thưa với Chúa về người mình muốn bảo trợ theo như châm ngôn của Phong trào đã chỉ là “Một tay nắm lấy Chúa, một tay năm lấy anh em”. Người bảo trợ áp dụng phương pháp của Phong trào là: Làm bạn, Là bạn và đưa bạn về với Chúa Kitô.
- Chứng nhân trong Khóa Ba Ngày:
Người Bảo trợ cầu nguyện, cầu nguyên, và cầu nguyện nhiều hơn nữa! Người bảo trợ sẵn sàng trợ giúp ứng viên những gì ứng viên cần thiết như phương tiện đến với khóa, ăn ở… Và nhất là cần hiện diện trong buổi clausura rồi giúp họ trở về đến nơi họ đã đến với Khóa.
- Chứng nhân sau khóa:
Người bảo trợ nên thường xuyên trao đổi với người mình bảo trợ; sẵn sàng trả lời các câu hỏi mà họ đưa ra, nếu chưa trả lời được thì nhờ Ban Phục Vụ hay Trường Lãnh Đạo trả lời tiếp; giúp tham dự viên dự buổi Ultreya và có nhóm thân hữu để sinh hoạt; người bảo trợ luôn tiếp xúc để giúp tham dụ viên có đời sống Ngày Thứ Tư tốt đẹp.
-
- Lựa chọn ứng viên
Có 3 trường hợp mời tham dụ viên Khóa Ba Ngày, xin tóm lược:
*Những người nên mời tham dự,
Xin nêu một số yếu tố chính:
- Người có cá tính sâu sắc, có tính khiêm nhường, có khả năng quyết định
- Một người có ưu tư, quan tâm đến các vấn đề về xã hội
- Một người có thể coi là nhà lãnh đạo tự nhiên
- Một người trưởng thành, tự do, trách nhiệm, có thể nhận lãnh các Bí tích
- Một người thật sự là cột sống trong môi trường của họ.
* Những người có thể đi:
- Những người Công Giáo bình thường, đủ điều kiện nhận các Bí tích
* Những người không nên dự: Xin nêu một số trường hợp
- Một người có vấn đề về tâm lý, tình cảm
- Một người bất thường do bệnh tật
- Một người không có thể nhận các Bí tích, đặc biệt Bí tích Thánh Thể.
Vậy chúng ta, những Cursillista, và những người bảo trợ cần làm chứng cho sự thật và sống ngay thẳng trong môi trường khan hiếm sự thật này, dù biết răng: “thật tha thì thua thiệt, lươn lẹo lại lên lương”.
Chúng ta vẫn tin tưởng và hy vọng. Người ta sẽ đặt câu hỏi, những người đó là ai, mà họ lại dám sống ngay thẳng, sống trung thực như thế!
Tôi tin tưởng răng, mỗi anh chị em nơi đây, chúng ta đã, đang và sẽ là chứng nhân sống trung thực, sống sự thật, sống không vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Tóm lại chúng ta phải là chứng nhân trong môi trường chúng ta đang sống ở cả ba giai đoạn Tiền Cursillo, Khóa Ba Ngày, và Hậu Cursillo.
5. THÀNH PHẦN CURSILLISTA
TRONG PHONG TRÀO CU RSILLO VIỆT NAM
(Tính đến ngày 11 tháng 05 năm 2018)
BẢNG TỔNG HỌP PHÂN LOẠI
CURSILLISTA PHONG TRÀO CURSILLO
THUỘC CÁC GÍAO PHẬN GIÁO HỘI VIỆT NAM
Để kết thức bài: Sách lược Tiền Cursillo, tôi xin trích dẫn một ý tưởng trong Huấn từ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II ở Đại Hội Ultreya thế giới lần thứ III tại Roma ngày 29 tháng 07 năm 2000:
“Chúa Ki tô không có tay, Ngài chỉ có tay chúng ta để biến đổi thế gian ngày nay. Chúa Ki tô không có chân, Ngài chỉ có chân chúng ta để dẫn tha nhân về với Ngài. Chúa Ki tô không có môi, Ngài chỉ có môi miệng chúng ta để nói với con người”.
Cursillista Inhaxio Đặng Phúc Minh
Tài liệu tham khảo
- TTNT1, TTNT 2, TTNT3
- Sách Cẩm Nang Lãnh Đạo
- Thoáng nhìn lịch sử Phong trào Cursillo, Nguyên tác: Survol historique du MC, LM. P. Loyola Gané, S.S.S. Chuyển ngữ: Mác-cô Huỳnh Lương
- Kế hoạch mục vụ (2017-2022) Phong trào Cursillo Việt Nam
- PT Cursillo và việc nghiên cứu môi trường- môi sinh (Tg TQL)
- PT Cursillo góp phần LBTM của Giáo Hội (Tg ĐPM)
- Tiền Cursillo (Tài liệu hội thảo trong Đại Hội Toàn Quốc Cursillo Hoa Kỳ 2006. Lược dịch: Quỳnh Tín, Nguyễn Tiến Phạm.
- Thư tín Văn Phòng Trung Ương Hoa Kỳ tháng 11&12 năm 2003
- Kinh Thánh Tân và Cựu ước
- Tổng Hơp: