Anh gọi Xuân về, cho hoa trời bừng nở
Suy Tư Chúa nhật thứ 32 thường niên năm B 11/11/2018
(Mc 12:38-44)
“Anh gọi Xuân về, cho hoa trời bừng nở,”
“Để cùng em tô hồng thắm trần gian.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)
Gọi Xuân về, hoa trời nở khắp trần gian, rất bừng sáng. Niềm tin về, trần gian bừng sáng thắm tình dân, suôt một đời.
Trình thuật thánh Máccô, nay gợi niềm tin-yêu bừng thắm có dân con mọi người được khích lệ hãy nghe lời Chúa phán định. Lời Chúa phán định ở trình thuật, thánh Máccô lại nói thêm về các hoạt động của Chúa vào cuối thời. Chúa hoạt động giảng rao Nước Trời có Lời phán về bà goá vẫn cho đi nhiều hơn lãnh nhận.
Truyền thống Do thái từ Đệ Nhị Luật, cho đến lời tiên tri Ysaya và thánh vịnh, đều dành ưu tiên cho bà goá, trẻ côi cút và người ở ngoài. Dọc suốt chiều dài lịch sử, danh sách những người được ưu tiên cũng đã được nới rộng. Trong danh sách, có tên những người từng trải nghiệm cuộc sống khó khăn qua biến cố mất việc, mất sức khoẻ hoặc mất người thân. Và, những người ở hoàn cảnh khốn khó, hiểm nghèo sống lạc loài cũng bị mọi người quên lãng. Những người như thế, thường vẫn bị tống xuất khỏi mạng lưới của tình thương-yêu hỗ trợ, cứ gặp bơ vơ, không người giùm giúp, đỡ đần.
Ở đây nữa, thánh Máccô lại nhắm thẳng đến thân phận goá bụa, đơn chiếc. Tiếng Hy Lạp và Do thái, có cụm từ “bà goá” là để nói lên sự yếu kém, bất toàn, không ai giúp. Bà goá, theo ngôn từ mê tín, bói toán lại mang tính chất một điềm gở. Ở Do thái, bà goá đôi lúc cũng được hiểu như mụ phù thuỷ, nhiều khi còn bị nghi là có tướng tá “sát phu”, thành quả phụ. Người như thế, chỉ sống nhờ bằng cậy nhờ, xin xỏ và hãi sợ mãi suốt đời.
Ngày 6 tháng 5 năm 2006, ở Lộ Đức, Pháp quốc có nhóm người tự gọi là “Nhóm Hy Vọng Vào Sự Sống” đã tụ tập nhau lại để bàn luận, nguyện cầu. Nhóm này, đa phần là các ông bà goá, lập ra từ năm 2000 đến năm này. Nhóm ấy, hiện diện ở 77 giáo phận trên khắp nước. Họ rơi vào cảnh tình tồi tệ như thế suốt từ hồi Thế chiến thứ 2, nghĩa là lúc đó, đã có 80 ngàn tù nhân chiến tranh và có sự thể là: khi họ bị bắt làm tù binh, thì người vợ của họ nghiễm nhiên trở thành người goá bụa.
Và, trên thực tế, nhóm người như thế lại trở thành nhóm hỗ trợ cho tổ chức gồm có dân con hiền lành của Đức Mẹ. Mục tiêu họ nhắm tới, là phụ giúp những ai mất đi người bạn đời nay muốn khôi phục cuộc sống qua niềm tin-yêu, quyết chuyển đổi đau khổ thành hy vọng. Chỉ trong năm đó thôi, đã có 700 người goá bụa, nam cũng như nữ, đã tụ tập nhau đi về hướng Lộ Đức. Các vị này, cứ 5 năm một lần, lại rủ nhau đi tới đó để gặp gỡ. Và từ đó, vị nào cũng cố gắng tìm thời gian tái hồi sinh lực hầu trở về với mọi người.
Theo nhóm này, thì khi có người bất chợt chia lìa xa cách, thì bạn đời ở lại sẽ thấy cô đơn theo kiểu mới. Cảm giác các người của họ, giống như đang rơi xuống vực thẳm của ngục tối. Tình cảnh này, nhóm hội cần có tình bằng hữu. Và, mọi thương tật nơi họ, lại trở thành dấu chỉ của phục-sinh. Nên, khi gặp người đồng cảnh ngộ, mọi người trong nhóm đã tìm ra được hương vị của cuộc sống. Tìm được nụ cười mà họ để mất. Và từ đó, đã sống lại sau nhiều đêm ưu phiền, thật tăm tối.
Tình thương không vụt tắt. Nhưng, vẫn kéo dài theo dạng thức mới. Bậc goá bụa nào cũng đều kinh qua tình cảnh sầu buồn, bi quan nghĩ mình chẳng thể nào về lại được với tình trạng vui sống như ngày trước.
Thế nên, một khi họ đã khám phá ra niềm vui trong tha thứ –tha thứ cả chính mình- và nhờ biết tha thứ, họ mới hưởng được hạnh phúc mới. Quả là, bậc goá bụa của nhóm “Hy Vọng Vào Sự Sống” nay đi vào cuộc sống rất đạo hạnh. Có vị trở thành linh mục, tu sĩ. Có vị lại quyết định tái giá sống vui cuộc đời còn lại với bạn mới. Tất cả, đều hiến trọn cho Chúa theo cung cách mới, mà chẳng cần đến hình thức bên ngoài. Và, trong phút chốc, Thiên Chúa đã thẩm nhập thành nguồn phúc hạnh rất mới hỗ trợ họ trải nghiệm.
Đức Giêsu gặp bà goá nghèo ở đền thờ, nơi cao sang giàu có. Đồ đệ Chúa khi ấy lại cứ mê mẩn với đền đài, khung cảnh hoành tráng những đá tảng, rất bề thế. Nhưng, Chúa đặt chân đến nơi này chỉ một lần. Và, lần đó Ngài chẳng quan tâm gì đến đá tảng hoặc cảnh quan khá nguy nga/hoành tráng, nhưng lại để tâm đến lối hành xử của bà goá nghèo, mà thôi.
Nhóm luật sĩ cùng ký lục cũng có mặt tại nơi này, ngày hôm đó. Họ súng sính trong bộ đồ lớn, rất long trọng, tựa hồ dấu chỉ của niềm vinh dự hiếm hoi, ít ai có. Dân con nhà đạo thấy họ đi vào đền, đều đứng dậy để tỏ lòng tôn kính, rất nghiêm trang. Trong khi đó, Chúa lại ăn mặc loàng xoàng, giản đơn và ngồi yên. Giới ký lục thời đó hành xử không như luật sĩ hoặc các nhà thần học, mà chỉ như các vị cố vấn tài chánh/thuế khoá, thế thôi. Đôi lúc họ cũng rút rỉa tiền bạc của chúng dân đến góp phần. Giới chức ở trên, dù không được lấy tiền do dân quyên góp, nhưng họ vẫn trông ngóng người góp quỹ sẽ hỗ trợ họ về tiền bạc. Nên, các vị đã biết khai thác tiền gom của dân lành/bà goá không rành rọt luật lệ. Dù, gọi đó là gây quỹ đền thờ, nhưng họ vẫn tìm cách nuốt trọn nguồn sinh sống của bà goá nghèo bằng những hứa hẹn sẽ đọc kinh cho các bà.
Hôm ấy, Chúa ngồi đối diện thùng tiền quyên góp. Ngài quan sát cung cách dân hiền bỏ tiền vào thùng đựng, như đồ bố thí, Ngài chẳng nói điều gì gây xôn xao, thắc mắc. Nhưng ngày nay, các nhà khảo cổ lại đã tìm được chứng 13 thùng tiền giống như thế, để dọc bờ tường của Đền thờ bị sập nát. Mẫu mã các thùng này, làm bằng kim loại nhẵn bóng, nên mỗi lần có người bỏ tiền vào đó đều nghe thành tiếng leng keng, inh ỏi. Bà goá nghèo, bỏ vào đó chỉ hai tiền kẽm, mỗi tiền trị giá 10% lợi tức cho mỗi tiếng đồng hồ của công nhân năng nổ, tức tương đương chỉ 1 đô, tính theo tiền bây giờ.
Bỏ thùng tiền chỉ bấy nhiêu, bà goá nghèo chẳng nhọc lòng dừng đứng mà suy nghĩ, nhưng bà cứ lẳng lặng tính nhẩm xem giá trị tiền mình bỏ vào đó, nó thế nào. Thánh Máccô viết chữ “chỉ đáng” ở đây, tức không nhiều. Nhưng Chúa thấy thế, lại bảo rằng: bà lão nghèo đã cúng tặng đền thờ nhiều hơn sức bà kiếm được. Điều này hàm ngụ ý tưởng, quyết bảo rằng: tầm mức quan trọng của việc bố thí, không nằm ở mức độ tiền bạc mà bà goá cho đi, nhưng là những gì còn sót lại ở nơi bà để sống.
Có thể là, bà goá hôm đó cũng suy tính: hay ta để đó rồi bọn giàu sẽ bỏ thêm cho đầy thùng. Cũng có thể, bà suy và tính theo kiểu của người nghèo vẫn nghĩ: một tiền cũng đủ, cần gì hai. Và cứ thế, bà lững thững bước đi trong trạng thái nguyện cầu, sâu sắc. Sâu sắc, theo cách bà thực hành.
Cung cách bà goá nọ làm, cũng là cung cách nói chứng tỏ, lời Chúa dạy. Chúa cũng cho, giống hệt như bà goá nọ. Ngài cho đi, trọn vẹn cuộc đời Ngài, gửi đến mọi người. Bà goá nọ cũng cho trọn vẹn số tiền giúp bà sống sót, tồn tại. Cho, là cho sạch, chẳng giữ lại chỉ một xu. Trong truyện kể thánh Máccô viết về những ngày cuối trong đời hoạt động của Chúa, có hai sự kiện liên quan đến phụ nữ. Một, là ở đoạn 14 câu 1 đến câu 11, kể về truyện Chúa được đổ dầu trút hết vào chân Ngài, là dấu chỉ Chúa cho đi trọn vẹn cuộc sống của Ngài để Ngài đi dần vào cõi chết, không lâu. Cung cách bà goá nọ cũng cho đi hết sạch, ở truyện kể, chứng tỏ rằng: Chúa đã “cho sạch” sự sống của Ngài. Điều này giống hệt 2 đoạn kết trong truyện kể do thánh sử Máccô từng ghi chép.
Truyện kể thánh Máccô ghi, cũng làm cho Giáo hội ta thêm phiền toái, nghĩ suy. Phiền ở chỗ, Giáo hội ta lâu nay vẫn cứ thực hiện xin tiền ở nhà thờ làm nhiều đợt. Xin tiền hoặc quyên góp ở đó, cũng có tông tích cũ xưa như việc cử hành thánh lễ vào thời cổ. Cử hành thánh lễ, như vào thời thánh Phaolô còn sống, mọi tiền/quà quyên góp được đều gửi thẳng đến tận tay người nghèo khó trong vùng, thánh Phaolô chẳng giữ lại một chút gì cho mình. Và, thánh nhân vẫn khước từ mọi tiền/quà góp nhặt cho riêng mình.
Sở dĩ thánh Phaolô khước từ, là bởi ông vẫn có thể sống sót bằng việc buôn bán đồ da, để trang trải tiền mướn và kiếm sống. Giả như ta có thể đề nghị với giáo hội, thay vì quyên góp đủ loại tiền vào giờ lễ, ta được Hội thánh góp tiền tặng không cho người dự. Nghĩa là, thay vì giáo dân góp bỏ vào dĩa số tiền mình bố thí, thì hàng giáo sĩ lấy tiền túi của riêng mình bỏ vào giỏ rồi phát không cho người dự lễ mang về. Chắc rằng người dự sẽ vui nhiều ngày, trong tuần.
Lời Chúa hôm nay, như con dao hai lưỡi, vừa để ca tụng bà goá, vừa chê bai nhóm thượng tế/ký lục chỉ nhắm vào giới nghèo là nạn nhân/con mồi, thôi. Trước cảnh đó, Chúa lại đứng về phía nạn nhân/con mồi, để rồi Ngài chỉ trích các vị cầm quyền, cả trong đền thánh. Ngày nay, con người có nhiều cách để khai thác/bóc lột giới nghèo hèn, tinh vi hơn. Có lao động nhiều, ta mới thấy dẫy đầy cảnh vua quan/lãnh chúa cùng đấng bậc chuyên khai thác/rút rỉa bằng hành xử kỳ thị, xách nhiễu không thua kẻ vũ phu, trùm sò. Nay, lại thấy khá nhiều người mang phận bọt bèo như bà goá, cả trong giáo hội. Thấy cảnh đó, người người mới nhớ lời Chúa nhắc nhở ở trình thuật, hôm nay
Trong cảm kích cung cách Chúa hành xử và phán định, cũng nên ngâm lời thơ mới vừa hát:
“Anh gọi Xuân về, cho hoa trời bừng nở,
Để cùng em tô hồng thắm trần gian.”
(Nguyễn Tâm Hàn – Gọi Xuân về)
Trần gian gọi, nay có Chúa đỡ nâng, giùm giúp. Trần gian nay sẽ gọi Xuân về để bừng nở. Nở hoa trời hồng thắm khắp dân gian, rất người mình.
Lm Kevin OShea DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch.
- Loại bài viết: