Một đoạn video đã quay lại cảnh Đức Giáo Hoàng liên tục giật tay lại khỏi những người muốn hôn nhẫn của ngài.
Một đoạn video đã quay lại cảnh Đức Giáo Hoàng liên tục giật tay lại khỏi những người muốn hôn nhẫn của ngài.
Trong chuyến viếng thăm đền thánh Lôrêtô vào thứ hai vừa qua, Đức Thánh Cha đứng chào đón các tín hữu viếng thăm và cho phép một số người hôn nhẫn Giám Mục của ngài - một hành động mà truyền thống Giáo Hội ban ân xá.
Tuy nhiên, sau đó ngài từ chối không cho một hàng dài người khác hôn nhẫn, giật tay lại khỏi tất cả những người ấy.
Một người phát ngôn ở Vatican nói rằng Đức Giáo Hoàng "buồn cười" với các phản ứng về video. "Đôi khi ngài thích thế, đôi khi thì không. Chuyện thực sự đơn giản vậy đó."
Các nghi thức phát triển và thay đổi có thể gây bối rối, đặc biệt nhiều người thực sự chỉ có cơ hội một lần trong đời để gặp được Đức Giáo Hoàng. Trước công đồng Vaticanô II, truyền thống ở nhiều quốc gia là linh mục và giáo dân sẽ hôn nhẫn Giám Mục của mình để thể hiện sự tôn kính và vâng phục; giáo dân cũng hôn tay linh mục như sự tôn kính dành cho đôi tay truyền phép Mình Thánh Chúa. Linh mục John Zuhlsdorf bình luận rằng thói quen này ví như DNA của người Công Giáo.
Thời gian qua dần, và nhiều người xem hành động đó như một kiểu giáo sĩ trị và gắn với quyền bính thế tục. Cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Bênêđictô XVI đều cố gắng bài bác hành động này. Theo Peter Seewald, Đức Bênêđictô XVI đã thực sự bãi bỏ truyền thống hôn tay Giáo Hoàng, nhưng không ai tuân theo nghi thức mới này.
Khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cố gắng ngăn cản các Hồng Y hôn nhẫn của mình khi bày tỏ vâng phục. Ngược lại, ngài đã hôn nhẫn của các Hồng Y đến từ Việt Nam và Trung Quốc như dấu chỉ ngưỡng mộ chứng tá của các ngài tại các quốc gia đàn áp tôn giáo.
Sự tôn kính dành cho chiếc nhẫn Giáo Hoàng tăng triển khi bắt đầu truyền thống "nhẫn ngư phủ" để ấn ký tài liệu của Giáo Hoàng. Bắt đầu từ những năm 1200, phần ấn ký của chiếc ngẫn ngư phủ được sử dụng để đóng ấn lên các tài liệu Giáo Hoàng. Ấn giúp người ta biết được tài liệu là chân thật và không bị xem lén khi vận chuyển. Với công nghệ hiện đại, việc ấn ký bằng sáp với dấu của chiếc nhẫn đã không còn được sử dụng.
Truyền thống đeo nhẫn hoàng gia phổ biến trong các triều đình châu Âu thời trung cổ. Việc truyền thống hôn nhẫn của các vị quý tộc cũng phổ biến.
Ngày nay các Giáo Hoàng không thường xuyên đeo chiếc ngẫn ngư phủ có mặt nhẫn to như ngày xưa. Đức Bênêđictô XVI thường mang chiếc nhẫn này suốt ngày. Nhiều vị Giáo Hoàng đeo một chiếc nhẫn cá nhân được thiết kế riêng theo ý các ngài hơn là chiếc nhẫn ngư phủ to. Chẳng hạn, Đức Thánh Phaolô VI đã mang chiếc nhẫn cá nhân của ngài suốt thời gian Công đồng Vaticanô II. Đức Phanxicô chỉ mang nhẫn ngư phủ trong các nghi lễ lớn.
Việc hôn nhẫn là một thói quen mang tính quân chủ thời trung cổ. Các hình thức mang tính quân chủ khác đã bị bãi bỏ dần, như nghi lễ đăng quang, chiếc mũ ba tầng của vị Giáo Hoàng...
Với một số nhà bình luận, hành động rút tay khỏi sự tôn kính của các tín hữu là một điều làm phật lòng. Linh mục Dwight Longenecker ở California bình luận rằng: "Việc hôn nhẫn Giáo Hoàng không phải là tôn kính chính bản thân vị Giáo Hoàng, mà là tôn kính Thánh Phêrô, Đấng mà Giáo Hoàng kế vị Người... Tất cả các tư tế lẽ ra nên biết rằng sự mọi tôn kính là cho Chúa, không phải cho chính mình."
Còn cha John Zuhlsdorf thì ví việc rút tay khỏi những người hâm mộ như việc bịt mõm con bò đang đạp lúa trong đoạn Kinh Thánh 1Tm 5,18 "Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa".
Theo các bài viết của cha Eric Sundrup SJ, Dwright Longenecker, John Zuhlsdorf và James Reynolds
Gioakim Nguyễn
- Tổng Hơp: