Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Suy Tôn Thánh Giá

Tác giả: 
Lm Hương Quất

 

 

SUY TÔN THÁNH GIÁ:

TÔN VINH TÌNH YÊU- CÔNG LÝ CHIẾN THẮNG HẬN THÙ

 

1. Con người- một thụ tạo tuyệt vời được Chúa dựng nên giống Hình Ảnh Thiên Chúa từ bụi đất là Hồn- Xác.

Phần xác- từ Bụi Đất nên Con người tự bản chất bất túc, giới hạn, mong manh...

Phần Hồn thiêng thánh, luôn khát khao Chân- Thiện- Mỹ dường như vô biên, không giới hạn (nói như Thánh Augustino: ‘Lòng con khắc khoải cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa’).

Nói cách khác, Thân xác thì hạn chế nhưng Tinh thần dường như vô hạn.

Con người lạm dụng Tinh thần Tự do để chọn lựa ngoài ý Chúa, tức nghe theo ma quỷ, tức cộng tác ma quỷ để tiếp tay cho sự dữ lộng hành.

Tham -Sân- Si thuộc về tinh thần, thể hiện sự cô đặc Sự dữ trong con người, do con người làm nên với đầy đủ ý thức, lặp lại nhiều lần.

Những ai có tâm Tham- Sân- Si dùng Thân xác mình để biến sự dữ từ tà tâm ấy thành những việc làm xấu xa cụ thể, sống động khiến cho đời sống con người đau khổ, thành biển khổ chứng sinh.

Nhờ mạc khải Thiên Chúa, Kitô hữu gọi việc làm xấu xa khởi đi từ tà tâm ấy là TỘI LỖI.

Tội lỗi, nhất là khởi đi từ tà tâm kết tủa đặc sệt Tham- Sân- Si hết sức nguy hiểm cho người khác... Nhưng xét cho cùng, nạn nhân đau khổ nhất, đáng thương chính là phạm nhân.

Ngậm máu phun người không biết có phun được người ta không mà có phun trúng người ta nhưng trước hết mình bẩn miệng dính máu, chủ ý phạm tội, cứ phạm tội là đang tạo nghiệp ác, nghiệp ác chồng chất.

Cái nguy Tham- Sân- Si ở chỗ biết xấu, biết sai, biết phi nhân thất đức mà vẫn tra tay làm điều dữ. Nó manh nha cho thấy sự chai đá.

Nguy hiểm của lương tâm chai đá: Khi tra tay làm điều ác, phạm tội rất nguy hiểm, làm cho tội nhân xem ra vẫn bình nhiên, vẫn ăn ngon ngủ tốt.

(Bình dân con có khái niệm: Lương tâm thành cụ, rung hết răng, nên có cắn phạm nhân không thấy đau, chẳng khác ‘như gãi ghẻ’, nhột nhột…càng kích thích hành ác).

Khi Lương tâm chai đá, theo mạc khải Lời Chúa, có dấu hiệu bước vào vùng ‘tử địa’- tội phạm Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu khẳng định: ‘Mọi thứ tội được tha, kể cả tội phạm thượng nhưng tội phạm Thánh Thần Chúa thì không được tha’ (x.Mc 3, 28-29).

Tội phạm Thánh Thần chính là gạt bỏ ơn tha thứ của Thiên Chúa, cố tình chai lì trong tội lỗi. Cứng lòng như thế có thể dẫn đến sự ngoan cố không hối cải vào phút chót cuộc đời và như thế phải hư mất đời đời (x.GLCG 1865)

Chúa muốn tha tội, mà ta không không muốn thì Chúa cũng… bó tay. Chúa ban quyền Tự do cho con người, Chúa không bao giờ xâm hại đến tự do và con người hoàn toàn chịu trách nhiệm với việc làm tốt- xấu của mình[1].

Như thế, một khi Lương Tri con người kết tủa đạt trình ‘tham- sân-si’ thì có dấu hiệu chai đá, nguy cơ mất ơn Cứu độ đời đời.

Đó là lý do khốn nạn nhất, bi thương nhất của chính kẻ hành ác.

2. Con người lạm dụng tự do phạm tội, và con người không có khả năng diệt tội, nên cứ tiếp tay phạm tội chẳng khác nào chồng chất- chất chồng nghiệp dữ…

Con người thì bất lực, nhưng với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa thì dễ dàng.

Bởi Chúa Giêsu chính là ‘Đấng gánh tội trần gian’. Nhờ Người và trong Người mọi nghiệp chướng do tội lỗi của ta, dù thế nào vẫn được Người xóa hết. Bí tích Rửa tội xóa bỏ mọi tội lỗi- nghiệp ác khởi đi từ Nguyên tổ cho đến hết mọi tội lỗi ta phạm đến lúc lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy.

Và nếu Người Kitô hữu sau khi Rửa tội vẫn tái phạm Tội lỗi- chuyện bình thường trong con người yếu đuối, qua Bí tích Hòa giải do Chúa Giêsu thiết lập ta nhận được ơn Tha Thứ của Tình Chúa. Đấng gánh tội trần gian tiếp tục cất bỏ tội lỗi- nghiệp chướng do tội cho ta.

Sự tha thứ của Thiên Chúa như lối mở tươi sáng cho tội nhân trở về, sám hối- đổi mới cuộc sống.  

Đăng Cứu thế mời gọi ta tiếp tục mở lối về tươi sáng ấy.

Quả thật, điều kiện để nhận ơn Tha thứ của Chúa, ta phải biết tha thứ cho anh chị em, không phải tha bảy lần và tha bảy mươi lần bảy, tức tha thứ luôn (x.Mt 18, 21-35)

Và đấy cùng là lời cầu nguyện cửa miệng của con cái Thiên Chúa: ‘Xin tha tội chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’ (kinh Lạy Cha)

 

3. Tin mừng Lễ kính Suy tôn Thánh giá đưa ta chiếm ngắm- suy tôn Tình Yêu Thiên Chúa: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban con một Chí ái của Ngài để nhờ Người thế gian được cứu độ.

Và Giờ Cứu độ- Giờ được tôn vinh, theo Chúa Giêsu chính là lúc Người được ‘gương cao’- treo trên Thập giá: ‘Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con người cũng sẽ phải được giương cao như vậy để ai tin vào người thì được sống muôn đời’;

‘Khi các ông giương cao Con người lên, bấy giờ các ông biết ta Hằng hữu’;

‘Giờ đây Con Người được tôn vinh’

(x.Ga 3, 14-15; 8, 21-30; 13, 31).

Tử giá đối với trần gian coi là thảm bại, thảm bại toàn tập thì đối với Chúa Giêsu chính là Giờ  chiến thắng khải hoàn, bởi Người đã Phục Sinh.

Chiến thắng của Công Lý- Hoa Bình- Yêu Thương trước hận thù, ghen tức của lòng người tham-sân-si.

Thập giá đau khổ do tội lỗi con người hành hạ nhau, nhờ Chúa Giêsu Kitô thành Thánh Giá cứu độ. (x.Mt 18, 21-35).

Và người Môn đệ theo Chúa nên giống Chúa, hưởng và tiếp tục cộng tác Công trình Cứu độ của Thiên Chúa không còn con đường nào khác, ngoài con đường Thập giá Thầy Giêsu đã đi.

Tớ thấy Lời Chúa Giêsu âm vang:

‘Phúc Thay ai xây dựng Hòa bình vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa;

Phúc thay ai bị bách hại vì sống Công chính, vì Nước Trời là của hội’ (Mt 5, 9-10).

‘Anh em đừng swoj những kẻ giết thân xác mà không giết được Linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả Hôn lần Xác trong hỏa ngục’ (Mt 10, 28)

Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa.

 

Lm.Đaminh Hương Quất