Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Suy niệm Lễ Chúa Giáng Sinh năm B  

Tác giả: 
Mai Tá

 

 

Suy niệm Lễ Chúa Giáng Sinh năm B  

 

VietCatholic Bible

 

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa.



2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.



3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,
và không có Người,
thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành


4 ở nơi Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.



5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối,
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.


6 Có một người được Thiên Chúa sai đến,
tên là Gio-an.



7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,
để mọi người nhờ ông mà tin.



8 Ông không phải là ánh sáng,
nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.


9 Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người.



10 Người ở giữa thế gian,
và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.



11 Người đã đến nhà mình,
nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.



12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người,
thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.


13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,
cũng chẳng do ước muốn của nhục thể,
hoặc do ước muốn của người đàn ông,
nhưng do bởi Thiên Chúa.



14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta.
Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người,
vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,
là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.



15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố:
"Đây là Đấng mà tôi đã nói:
Người đến sau tôi,
nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi."



16 Từ nguồn sung mãn của Người,
tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.



17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,
còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.



18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;
nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa
và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,
chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.

 

“Của trời đất, của muôn ngàn ý nhị,”

 “và tình ta sáng láng như trăng thanh.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

 

Ga 1: 1-18

 

Trời ý nhị. Tình sáng láng. Là, để đón chào Đức-Chúa-Niềm-Vui nay giáng hạ làm người. Đón và chào, để nói lên tình tự tươi vui “của trời đất”. Tình tự đây, là tình thể hiện nơi “máng cỏ” cho muôn loài. Niềm-Vui-Đức-Chúa giáng hạ, là truyền thống có từ thời thánh Phanxicô Át-xi-di, nhân chuyến thăm thế giới Hồi giáo trở về, thánh nhân đã thiết lập ở Ý, lễ hội sinh động cho mọi người, ở muôn nơi.

 

Hội lễ Niềm-Vui-Đức-Chúa nay giáng hạ làm người, là mừng sự kiện Chúa trở thành Người-Phàm sống sẻ san Niềm-Vui vẫn có ở Nước Trời. Có sứ điệp của máng cỏ nay nhắn nhủ người người hãy sống vui ở bên nhau, và với nhau. Sứ điệp, còn bảo cho mọi người biết yêu thương mà vui hưởng đời người có Chúa-làm-người. Có anh em quần tụ nơi máng-thế-giới. Sứ điệp, cũng tỏ bày cho người người biết Đức-Chúa-Niềm-Vui nay đến khoả-lấp mọi đớn đau/sầu buồn của mọi người. Sứ điệp, cuối cùng còn cho thấy Đức-Chúa-Niềm-Vui muốn dân con mình đừng nên nhìn mọi người như nỗi khó để đối phó. Mà như Niềm-Vui-Đức-Chúa đã giáng-hạ sẽ giúp mọi người thắng vượt nỗi khổ ta trực diện.

 

Về với máng cỏ của Đức-Chúa-Niềm-Vui giáng-hạ, ta hãy cứ tưởng tượng và thay thế các chú bò/ lừa hôm đó, bằng khủng long to đùng dù loài này biến mất đã 65 triệu năm. Khủng long đây, có là loài thú “hoành tráng” mấy đi nữa, dù đã biến mất đi, chúng vẫn có thể xuất hiện trở lại, để ta biết rằng: chúng cũng đâu thấy được đảm bảo tương lai mai ngày, nói gì đến loài người. Tức, loài nào rồi cũng biến mất như khủng long to đùng, nay tuyệt chủng. Nay, Hài-Nhi-Đức-Chúa xuất hiện trở về lại, mang đến cho muôn người niềm yêu thương đằm thắm đến với dân gian.               

 

Cứ tưởng tượng nhiều, ta sẽ không còn thấy mục đồng hiện diện bên máng cỏ nữa, mà chỉ là kẻ bàng quan tượng trưng cho vua quan lãnh chúa có ở đó, để Hài Nhi Thánh Ái vui vẻ mà cười nhẹ. Tưởng tượng nhiều hơn nữa, ta sẽ liên tưởng đến kịch bản nọ trong đó có chàng Jimmy Chăn Bò rất lãng tử chẳng quan tâm/chăn dắt bất cứ ai. Thêm vào đó, là Fred StarGazer, tay chiêm-tinh-gia chuyên ngắm nghía sao trời lãng đãng có biệt danh là Chàng Mag (chữ tắt của Đạo Sĩ rất “Ba Vua”). Còn lại là người thứ ba tên Fatso đồng nghĩa với Phát Phì ở tiếng Việt. Hài Nhi Thánh Ái hôm ấy đã trỗi dậy cười đùa với ba bốn vị trong bối cảnh đời thực. Ai cũng tự do thả hồn theo bước thăng trầm sầu/vui nơi đời sống. Và Hài-Nhi Thánh Ái đã hoà nhập với họ để cùng vui như thế.      

 

Suy về máng cỏ đời người, người đời sẽ thấy loài khủng long to đùng và kẻ bàng quan cùng nhau tung tăng múa nhảy. Nhảy múa với khủng long ư? Phải chăng đó là màn múa/nhảy ở xứ miền động đất có núi lửa nổ bùng? Liên tưởng nhiều thêm nữa, người người sẽ thấy kẻ bàng quan nay tham gia múa/nhảy với cuộc đời, không còn hãi sợ bất cứ thứ gì, nhưng đã biết cười đùa lớn tiếng, nói to lên. Liên tưởng thêm, người bàng quan tham gia cuộc nhảy/múa rồi cũng sẽ phục sức đầy sắc mầu của vui tươi, an hoà. Chừng như họ là những vị chuyên tấu hài hay sao đó, chính vì thế tay chân họ vừa tung tăng múa và nhảy vừa tung lên cao rất nhiều thứ/đủ mọi thứ, như: banh quần vợt đầy sắc mầu hoan hỷ. Đôi lúc có vị hụt hẫng chẳng chụp được banh nỉ, nhưng cũng chẳng lấy đó làm điều, bởi hầu hết mọi tung ném đều đạt mục tiêu, rất đúng cách.

 

Trong số các nhân vật ấy, duy nhất chỉ thấy có một vị bắt chụp được hết mọi thứ dù banh nỉ có tung cao lên cao tít, ở cõi không. Bởi, Anh đứng đó trên máng cỏ, hầu có thể bắt chụp mọi thứ của mọi người. Anh ở trên đó, khi mọi sự đã chứng tỏ mọi sự nay theo đúng ý của Anh. Anh chẳng hề rời bước khi mọi sự cứ từ từ diễn tiến rồi xảy đến. Anh chính là thành phần của mọi sự và trong mọi sự. Giống bất cứ ai và những loài hiện có ở nơi đó. Anh chính là Hài Nhi Chí Ái luôn ưa thích mọi sự, cả những thăng trầm cuộc đời, nơi con người. Và, mãi mãi sẽ thế. Tên Anh là Giêsu, đích thị làng Nadarét, chốn nhân gian.

 

Về với máng cỏ, ắt hẳn có người sẽ liên tưởng đến cảnh trí thật hết ý về trò chơi nơi cuộc đời giống như thế, nên sẽ hỏi: sao Chúa lại giáng hạ làm người ở với người? Và, câu trả lời chắc chắn là: Ngài làm thế, để được vui nhiều hơn chốn vĩnh cửu miền nào đó!

 

Cử hành Tuần Thánh và hội lễ Phục Sinh, dân con người mình hẳn suy nghĩ nhiều về nỗi chết cũng như sự sống lại của Chúa. Khi ấy, người người hẳn sẽ nghiêm minh những suy và tưởng về chính mình. Bởi, Chúa có chết đi và sống lại chốn miên trường, chính là để ban niềm an vui vĩnh cửu cho mỗi người và mọi người. Để, ơn cứu độ Ngài đến với con người. Và, nhiệm tích Vượt Qua –tức nhiệm tích thánh thiêng Ngài lướt vượt mọi thứ qua cái chết để rồi Ngài lại về với sự sống có trỗi dậy. Đó, là giải pháp cuối cho mọi dự tính của riêng ta.

 

Hội lễ Đức-Chúa-Niềm-Vui nay giáng hạ lại không như thế. Theo cung cách nào đó, có thể nói: đây là tưởng thưởng trội vượt nhu cầu thiết yếu để qua đó Chúa cứu độ trần gian là ta đây. Nhằm cứu rỗi chúng ta, hết mọi nhà, Ngài còn làm nhiều hơn thế. Nhiều, để ban cho ta Niềm-An-Vui lớn hơn cả nhận thức biết rằng mình được cứu thoát. Vui đây, là vui niềm trở nên một với Chúa ở đây. Bây giờ. Niềm vui có Đức-Chúa-là-Niềm-Vui luôn ở lại với ta, bây giờ và ngay đây. Đó chính là an vui niềm phúc hạnh gửi đến cho ta. Đó lại là Niềm-Vui-Có-Chúa đã lướt vượt được nhiều thứ, chí ít là khốn khó.

 

Lễ hội Chúa Giáng hạ, nay là mạc khải Chúa xác định thêm một lần nữa cho ta. Xác định, để ta vui với Niềm-Vui Chúa giáng hạ ở với cuộc đời, là thế giới. Sự thể này, còn to đùng/lớn hơn sự sống. Bởi, nó không bị ràng buộc hoặc kiểm soát bởi bất cứ quá trình nào từ cuộc sống hoặc do bởi nhu cầu sống ở nơi ta. Và, cũng chẳng còn gì để nghi ngờ nữa về tương lai mai ngày của chính ta, và mọi người. Lễ hội Chúa-giáng-hạ-làm-người nay tiêu dùng cả và thế giới ta đang sống. Nhưng chính ta lại không bị thế giới tiêu dùng làm tan đi chính con người mình. Đức-Chúa-là-Niềm-Vui đang thưởng ngoạn sự kiện làm người ở với ta đến độ Ngài yêu cầu ta hãy đạt lấy niềm vui thần thánh có Đức Chúa. Vui như thế, để ta cần phải chờ đợi gì nữa, vì đã đạt chốn thiên đường, ở đây. Bây giờ. Thiên đường thực tế là đây. Ở lễ hội Giáng hạ này. Lễ hội, có máng cỏ. Có, thiên đường là đây. Chốn này.Một đời người.

 

Sự việc, xem ra có vẻ khác thường. Đúng thế. Đức-Chúa-là-Niềm-Vui nay giáng hạ, là việc rất khác lạ. Chúa hiện diện ở với ta, dù ta lại không trông chờ hoặc ngóng đợi, đó vẫn là sự thật rất chất thể, của Niềm-Vui đã nhập thể và nhập thế. Niềm-Vui-Chúa nhận lấy xác phàm làm người, là Ngài mạc khải tỏ lộ chính Niềm-Vui bằng xương bằng thịt như ta, nhưng ta không nghĩ Chúa là như thế.

 

Chắc cũng cần đến đấng bậc lành thánh như bậc hiển thánh Phanxicô thành Atxidi dạy cho ta biết điều ấy. Cần dạy để ta thấy được rằng người người ở trần thế, vẫn rất vui. Vui, với Niềm-Vui-của-Đức-Chúa để ta hoà lẫn với mùa lễ rất Giáng hạ. Chắc chắn bậc hiển thánh Phanxicô sẽ không về tay không khi ngài đặt chân viếng máng cỏ và để giờ nguyện cầu. Chắc chắn bậc hiển thánh sẽ ra đi vui hưởng cuộc đời lành thánh với chúng nhân cùng bạn bè người thân. Vẫn rất cần bậc lành thánh dạy ta thêm lần nữa, Đức-Chúa-là-Niềm-Vui nay giáng hạ.

 

Lễ hội Niềm-Vui-Chúa giáng hạ, khiến tất cả được mời gọi vui hưởng thế giới của niềm vui, như trẻ bé. Hội lễ Chúa Giáng Hạ ta mừng kính hôm nay đều có nghĩa Đức-Chúa-là-Niềm-Vui đến với thế giới gian trần, nơi máng cỏ cuộc đời hoặc ở nhà. Đức-Chúa-Niềm-Vui là thế đó, rất vui. Hôm nay.

 

Trong niềm an vui phấn khởi của mọi người, tưởng cũng nên về với lời thơ vui mà ngâm tiếp:

                       

                        “Chúng ta tiến, em ơi, thành thanh khí.

                        Cho tan ra hoà hợp với tinh anh.

                        Của trời đất, của muôn ngàn ý nhị,

                        Và tình ta, sáng láng tự trăng thanh.”

                        (Hàn Mặc Tử - Sáng Láng)

 

Sáng láng ấy. Tinh anh này. Vẫn là Niềm-Vui-Chúa-giáng-hạ để ta tiến. Tiến cho tan, ngõ hầu hoà hợp với niềm vui chung của thế giới, của muôn ngàn ý nhị. Như trăng thanh. Tâm tình. Đầy ý tứ.