Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Số 41: Trước sau như một

Số 41: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul)

by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R on Monday, October 20, 2014.

 

TRƯỚC SAU NHƯ MỘT (NHẤT NGÔN NHẤT HÀNH)

 

“Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người ngay thật, và Thầy dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta” (Mattheo 22: 16)

 

Bài Tin Mừng Chúa Nhật thường niên 29 A có câu nói nổi tiếng của Chúa Giêsu “cái gì của Xê-za trả về cho Xê-za, cái gì của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa” (Mattheo 22: 21). Qua câu nói này, Chúa mời gọi chúng ta không chỉ dừng lại ở việc chu toàn các bổn phận trần thế; mà đang khi chu toàn các bổn phận trần thế ấy phải giúp chúng ta tiến sâu hơn vào tương quan với Thiên Chúa. Điều này mời gọi chúng ta sống như Chúa Giêsu: LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ĐỘNG (nhất ngôn nhất hành). Điều này được chứng minh ngay cả khi những người chống đối Chúa Giêsu cũng phải công nhận: “Thầy là người ngay thật”.

 

Cổ Học Tinh Hoa có thuật lại câu chuyện xảy ra trong thời Chiến quốc bên Trung Hoa: Vua nước Nguỵ muốn cầu hoà với vua Kinh nước Sở nên đã dâng cho vua này một cô gái tuyệt đẹp. Vua Kinh yêu nàng ta mê mệt đến nổi chẳng còn thiết gì đánh nhau. Vua đem cô gái về nước và lập làm vợ thứ.

 

Hoàng hậu nước Sở là Thịnh Tụ thấy vua thương cô gái cũng đem lòng quí mến chiều chuộng. Muốn mặc gì, đi chơi đâu, nhất nhất hoàng hậu cũng đồng ý. Thấy thế vua Kinh mừng lắm, có lần khen: “Hoàng hậu thấy ta yêu quí vợ mới mà cũng đem lòng thương mến như thế thì có gì khác nào con thảo biết thờ kính cha mẹ, tôi trung biết làm vui chủ mình”.

 

Hoàng hậu thấy vua không nghi ngờ gì nên một dịp kia mới bảo cô gái đẹp: “Đức vua thương yêu ngươi lắm, chỉ ghét có cái mũi của ngươi. Giá mà từ nay, mỗi lần trông thấy đức vua, ngươi che mũi lại thì chắc sẽ được yêu thương hơn nhiều”.

 

Nghe lời khuyên nên hễ vừa thấy đức vua, cô gái nọ liền che mũi lại. Thấy lạ vua Kinh mới dò thăm với hoàng hậu. Trước thì hoàng hậu trả lời “không biết” đến khi thấy vua cứ gặng hỏi, bà mới nói; “Thiếp nghe đâu cô ấy nói thân thể đức vua có mùi hôi khó ngửi, nên cứ phải che mũi thế đấy”.

 

Nghe vậy nhà vua nổi giận quát lên: “Thế thì xẻo ngay cái mũi của nó cho ta”.

Lập tức một tên lính cầm dao đi xẻo mũi cô gái, bởi hoàng hậu có dặn: hễ nghe vua phán gì thì phải thi hành ngay.

 

Ôi nham hiểm và thâm độc thay! Lòng bừng bừng ghen tức, nhưng ngoài mặt lại rộng lượng vô bờ. Bên trong muốn xé nát người ta, nhưng bên ngoài vẫn quyến luyến thiết tha. Rồi cuối cùng, bằng một mũi tên độc, Trịnh Tụ hạ được hai “con nhạn”: tình địch bị cắt mũi, nhà vua mất người yêu. Thế mới hay tác hại kinh khủng của những kẻ khẩu tâm bất nhất. Miệng nam mô, lòng là một bồ dao găm. Tội nghiệp nhà vua, vô tư đến nỗi tưởng lời nói của hoàng hậu là chân tình. Thấy người ta thuận ý thì đắc chí, khi nghe tiếng chê thì lồng lộn căm tức, không cần suy xét, nên mắc vào cạm bẫy gian manh.

 

Suy nghĩ hành động: Khi đi tìm những lợi ích cho mình, cho những người thân, hay cho phe nhóm của mình, tôi đã bao lần có hành vì bất nhất giữa suy nghĩ và hành động của Thịnh Tụ? Đã bao lần tôi vội vàng nghe theo lời nói của người khác mà chưa đi tìm nguyên do thực hư ra sao như cô gái trong câu chuyện Vua Kinh của nước Sở?

 

See video