Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Số 52: Cầu nguyện

Số 52: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul)

by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday, February 9, 2015.

 

CẦU NGUYỆN

 

“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Đức Giêsu đã dậy đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (Mc: 1: 35)

 

Là một con người (Kitô hữu hay không), chúng ta đều cần những giây phút tiếp xúc với Thượng Đế. Tại sao con người cần dành thời gian tiếp xúc với Thượng Đế, và nói theo ngôn ngữ của người có đạo là CÂU NGUYỆN. Tại sao vậy?

Có nhiều lý do, học trò xin được nêu lên ít nhất có 4 lý do chính yếu để chúng ta CẦN CẦU NGUYỆN:

1. Cho các nhu cầu (for the needs)

2. Cho việc biện phân, chọn lựa (for discernment)

3. Cho các bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình, cộng đoàn…(for responsibilities, duties with family, community…)

4. Cho niềm vui tiếp xúc với Thiên Chúa (for joy – connection with God).

 

Do vậy, cầu nguyện cần phải trở thành nhu cầu không thể thiếu của mỗi người chúng ta. Nói như triêt gia vĩ đại người Pháp, Pascal: “con người chỉ trở nên vĩ đại là nhờ cầu nguyện”. Học trò mời mọi người theo dõi câu chuyện sau:

 

Frédéric Ozanam, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin khi còn là sinh viên đại học.

Một hôm, để tìm chút thanh thản cho tâm hồn, anh đã lang thang trên các nẻo đường của thủ đô Paris, và bước vào một ngôi nhà thờ cổ ở đó. Từ cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện một cách sốt sắng ở dãy ghế đầu.

Anh đứng lặng lẽ trong góc nhà thờ theo dõi cử chỉ của người này. Và khi người đó vừa đứng lên để ra khỏi giáo đường, chàng sinh viên nhận ra người đó chính là nhà bác học vĩ đại Ampère. Lòng đầy thắc mắc, anh theo nhà bác học về đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng sinh viên đứng trước cửa phòng với vẻ rụt rè, nhà bác học lên tiếng hỏi:

- Bạn đang cần gì ? Tôi có thể giúp bạn giải một bài toán vật lý chăng?

Chàng sinh viên nhỏ nhẹ đáp :

- Thưa giáo sư, tôi là sinh viên khoa văn, tôi không giỏi khoa học lắm. Xin ông cho tôi hỏi một vấn đề có liên quan đến ĐỨC TIN.

Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:

- Đức tin là môn tôi yếu nhất. Nhưng nếu giúp anh được gì, tôi sẵn sàng.

- Thưa ông, có thể vừa là nhà bác học vĩ đại vừa là tín hữu nhiệt thành cầu nguyện không?

Nhà bác học cũng ngỡ ngàng trước câu hỏi của anh. Nhưng ông cũng gượng gạo trả lời:

- Anh ơi ! Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện thôi.

 

Cùng suy nghĩ và hành động: Tôi có trở nên vĩ đại như nhà khoa học Ampère về phương diện khoa học không? (riêng học trò nghĩ mình không thể!!!). Tại sao ông bận rộn, và tìm kiếm được nhiều phát minh hữu ích cho nhân loại mà ông vẫn có thời gian cầu nguyện? Tôi đã viện cớ vì bận rộn công việc nên không có thời giờ cầu nguyện?

 

See video