Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Số 82: Chúa Thánh Thần giúp ta vượt qua sợ hãi

Số 82: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul)

by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Monday, May 16, 2016.

“Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!"” (Ga 20:19)

 

CHÚA THÁNH THẦN GIÚP TA VƯỢT QUA SỢ HÃI

Chúng ta ai cũng đã từng trải qua những nỗi sợ hãi trong cuộc đời. Sợ bị thất bại, sợ không đạt được kết quả này nọ. Sợ bị cô đơn, không được thương mến… Nỗi sợ dường như là cái gì đó ăn sâu vào bản chất của con người. Nó là trung tâm điểm của cuộc đời con người thì phải? Không ai thoát khỏi những sợ hãi, vì đã là người chắc chắn chúng ta đối diện với những khó khăn vô vàn. Các môn đệ sau khi thầy mình bị đóng đinh chết cũng rơi vào sợ hãi: “Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái” (Ga 20:19).

 

Nguyên nhân của sợ hãi thì nhiều. Nó là cái gì nằm trong sâu thẳm con người. Nó có thể như một linh cảm, một dự báo…về một nguy hiểm nào đó đang rình rập ta. Khi sợ hãi bị dồn nén quá thì người ta thường làm gì? Theo tâm lý học có hai hướng:

 

Một là hướng vào trong, hướng nội: chán nản, xa lánh cuộc đời, không tiếp xúc, không mở ra với thế giới bên ngoài, yếm thế, huỷ hoại, gây tổn thương cho chính mình. Ví dụ: có nhiều người thất bại trong kinh doanh, làm ăn… Họ trở nên sợ sệt và nghi ngờ chính bản thân mình, không giám làm ăn buôn bán nữa… Hay chúng ta vẫn thấy trong chuyện tình yêu, tình cảm… nhiều người sau khi thất bại thì không giám mở con tim mình một lần nữa, và cố chôn vùi chúng thật sâu, và rồi ngồi gặm nhắm vết đau, rồi chết dần chết mòn trong đó. Họ sợ bị tổn thương nữa…!

 

Hai là hướng ra bên ngoài, hướng ngoại: trở thành những kẻ đi phá phách, đi gây hấn, trả thù, làm hại người khác. Tệ hơn nữa, họ trở nên kẻ thủ đoạn, sống hai mặt để che dấu nỗi đau mà mình đã bị tổn thương bằng cách trả thủ đời. Vì thế, theo các nhà nghiên cứu khoa tội phạm thì tất cả các tội phạm đều bị dồn nén do khủng hoảng nào đó để lại.

 

Các môn đệ đang sợ hãi khi thầy mình mới chết. Các ông sợ mình cũng sẽ bị bắt bớ như thầy. Nỗi sợ hãi này rất tự nhiên, nếu cứ để lâu e rằng đời các ông sẽ đi vào ngõ tối của kiếp nhân sinh. Không lối thoát! E rằng nếu để lâu các ông có thể hướng vào trong mà sợ sệt đủ thứ, hoặc hướng ra ngoài mà gây hại cho người khác nên Chúa Giêsu đã đến để chữa lành nỗi sợ hãi nơi các ông. Ngài trao ban bình an cho các ông.

 

Làm sao để các môn đệ có thể đẩy lui sợ hãi và dẫy tràn bình an? Thưa, Chúa Giêsu đã trao Thánh Thần cho các ông. Ngài thổi hơi và phán bảo các ông: “các con hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20: 23). Nhận lấy Thánh Thần và để Thánh Thần ở trong ta thì mọi sợ hãi bị đẩy lui. Vì lẽ, nếu ta mở ra cho Thánh Thần thì Ngài sẽ luôn bước song hành để giúp đỡ ta. Theo nguyên nghĩa Thánh Thần là Paratakos trong tiếng Hylap. Para nghĩa là đi song song, và Takos có nghĩa là gọi. Vậy, Paratakos nghĩa là gọi một người cùng đi với mình, cùng đồng hành với mình. Sau này danh từ này được dùng trong luật pháp để chỉ những kẻ biện hộ cho mình. Nên khi Chúa Giêsu trao Thánh Thần cho các môn đệ - những người tin theo Ngài thì Ngài trao cho ta một người bước đi song song với ta, biện hộ cho ta vượt qua tất cả sợ hãi, khó khăn, để có được bình an.

 

Suy nghĩ và hành động: Đâu là nỗi sợ hãi đang xâm chiếm tôi? (vì bệnh tật, vì cơm ăn áo mặc, vì địa vị, vì không có tài năng…???). Tôi có sợ hãi trước bạo quyền bất công không? (vì sợ, tôi không giám làm theo tiếng nói của Thánh Thần trong tôi trước nạn huỷ hoại môi trường của đất nước tôi ngang qua vụ cá chết hàng loạt, hay trước những bất công của anh chị em tôi không?)

 

See video