Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Số 100: Tình yêu và lòng tốt không tương đồng

 

 

Số 100: Thức Ăn Nhanh cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R., on Tueday, June 13, 2017

 

“Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã TRAO TẶNG Con Một, ngõ hầu ai tin vào Con của Ngài thì không phải chết, nhưng CÓ sự sống đời đời” (Ga 3: 16)

 

TÌNH YÊU VÀ LÒNG TỐT KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG

 

Đề tài được bàn luận nhiều nhất trong mọi thời đại từ thủa xa xăm nào đó cho đến tận bây giờ, và chắc mãi về sau ắt phải là đề tài TÌNH YÊU. Tình yêu là đề tài quan tâm nhiều nhất, nhưng bảo định nghĩa xem TÌNH YÊU là gì thì chưa có định nghĩa nào làm cho con người cảm thấy thoả đáng. Thánh Gioan đã viết “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4: 8 or16). Nếu Thiên Chúa là tình yêu, và để hiểu về tình yêu, cách tốt nhất là ta đi xem các đặc tính của tình yêu nơi Thiên Chúa hầu soi sáng cho chúng ta biết tình yêu là gì, giúp chúng ta không lầm lẫn giữa tình yêu và lòng tốt, sự quý mến...

 

Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu ấy được biểu lộ ra như thế này: “Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã TRAO TẶNG Con Một, ngõ hầu ai tin vào Con của Ngài thì không phải chết, nhưng SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI” (Ga 3: 16). Dựa vào sự biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa dành cho người mình yêu là nhân loại chúng ta có thể rút ra HAI đặc tính thiết yếu của tình yêu như sau:     (1) TRAO TẶNG  sự sống của mình, thứ quý giá nhất cho người mình yêu.

 

(2) Sự trao tặng phải đưa đến SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI cho người mình yêu khi họ đón nhận.

 

Hai đặc tính tình yêu của Thiên Chúa là hiến ban và mang lại ơn cứu độ cho người đón nhận chính là những đặc tính làm nên một tình yêu đích thực. Nếu thiếu một trong hai đặc tính này thì e rằng đó không phải là tình yêu nữa, mà là tình gì đó, và nếu thiếu một đặc tính thì e rằng đó là thứ tình yêu méo mó. Tình yêu đích thật là tình yêu phải hội tụ cùng một lúc HAI đặc tính: TRAO BAN và MANG TÍNH CỨU ĐỘ.

 

“Thiên Chúa vì quá yêu thế gian đến nỗi TRAO BAN Con Một”. Ngài không dừng lại hy sinh, trao ban những gì Ngài CÓ (to have, avoir, or haben), nhưng là trao ban những gì là chính Ngài (to be, être, or sein). Thiên Chúa không ban tặng một món quà, hay một cái gì ở ngoài mình, cái Ngài thủ đắc được, nhưng Ngài trao chính cái thân thiết nhất, quý báu nhất, nó thuộc về bản chất thần linh (the divine essence) của Ngài: Con Một Duy Nhất.

 

TRAO BAN luôn ẩn chứa bên dưới đó một sự hy sinh chính mình. Trong tình yêu, sự sống chỉ nảy sinh khi có sự trao ban. Mọi trao ban luôn hàm chứa sự hy sinh, nhưng không phải mọi hy sinh, mọi trao ban đều mang lại sự sống, ơn cứu độ. Vì thế, nếu tình yêu chỉ dừng lại ở trao ban, hy sinh không chưa đủ, vì có nhiều trao ban, hy sinh mà không đưa đến SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI thì tình yêu đó chỉ là sự tốt bụng (kindness).

 

Chúng ta đang sống trong thời hiện đại, thời mà tình yêu nhiều khi bị đánh đồng với lòng tốt, sự tử tế. “Nếu ai đó (cha, mẹ, ông bà, anh, chị, em, bạn bè, thầy cô, thậm chí cả Hội Thánh...) thương tôi thì hãy ủng hộ, xác nhận, hoặc vui mừng... với những gì tôi làm.” Hãy ủng hộ tôi khi tôi nhân danh tự do của tôi để nam “thành hôn” với nam, nữ “cưới” nữ; hãy ủng hộ vì tôi không thể sống chung với vợ hay chồng tôi... Họ lý luận rằng bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu thì luôn luôn tử tế, tốt bụng, và tốt bụng thì luôn vui vẻ và ủng hộ. Họ đang đánh đồng tình yêu với lòng tốt, đang đánh đồng tình yêu với lời mời gọi ủng hộ họ làm điều này điều kia mà những điều đó không đem lại sự sống đời đời. Thế nên, chúng ta không lạ gì Hội Thánh Công Giáo ngày nay ở nhiều nơi bị “ghét” (hate), đơn giản bởi vì Hội Thánh không xác nhận, không ủng hộ những gì con người thời nay yêu cầu Hội Thánh xác nhận. Hội Thánh không thể đồng hoá tình yêu với lòng tốt được. Không thể đồng hoá tình yêu với lòng tốt, sự ủng hộ mà không cần điều kiện.

 

Tình yêu luôn cần trao ban, nhưng trao ban ấy phải đưa đến sự sống. Xin đừng nhầm lẫn giữa tình yêu và lòng tốt, lòng thương hại, sự ủng hộ...

 

Suy nghĩ và hành động: Với tư cách là một người Kitô hữu, tôi có phân biệt được giữa tình yêu và lòng tốt khi tôi hành xử với con cái của tôi, với những người thân yêu không? Hay tôi luôn chiều theo sở thích, và sự đòi hỏi của họ mà không để ý xem nó có đem lại sự sống cho người mà tôi đang làm không? Tôi phản ứng ra sao khi con cái của tôi chưa cưới xin mà đã sống với nhau như vợ chồng? Tôi phản ứng ra sao khi trường học, xã hội nơi tôi làm việc, học tập… cổ vũ luật “hôn nhân” đồng tính?

See video