Đừng Vụ Luật - Cốt Lõi Của Ðạo
Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai Tuần XXIII Thường Niên
Tin Mừng: Luca 6:6-11
ĐỪNG VỤ LUẬT
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đối diện với sự chỉ trích và kiểm soát từ các kinh sư và người Pharisiêu, những người đã đặt nặng việc tuân thủ luật lệ hơn là lòng từ bi và nhân ái. Ngày Sabát được coi là một ngày nghỉ ngơi và thờ phượng, nhưng các quy tắc cứng nhắc của người Pharisiêu đã làm lu mờ ý nghĩa thực sự của ngày này. Chúa Giêsu đã chọn thời điểm này để chữa lành người có tay bị khô, nhằm chỉ rõ rằng lòng từ bi và sự chữa lành quan trọng hơn việc tuân thủ quy tắc một cách máy móc.
Ngày Sabát là ngày nghỉ ngơi và thờ phượng theo truyền thống Do Thái, nhưng các luật lệ của người Pharisiêu đã trở nên rất nghiêm ngặt và cứng nhắc, đến mức không cho phép làm bất cứ việc gì, ngay cả việc làm lành. Chúa Giêsu đã chỉ ra rằng ý nghĩa thực sự của Ngày Sabát không phải là để tuân theo luật lệ một cách máy móc, mà là để thực hiện các hành động từ bi và cứu rỗi. Ngài đưa ra một câu hỏi quan trọng: "Ngày sabát nên làm điều gì tốt, hay làm điều gì xấu, cứu mạng người, hay hủy diệt?" Điều này nhấn mạnh rằng Ngày Sabát phải được hiểu và thực hành trong ánh sáng của tình yêu thương và lòng nhân ái.
Chúa Giêsu đã hỏi một câu hỏi quan trọng: "Ngày sabát nên làm điều gì tốt, hay làm điều gì xấu, cứu mạng người, hay hủy diệt?" Đây là một lời nhắc nhở rằng mục đích của các quy tắc tôn giáo là để làm điều tốt, bảo vệ sự sống và nâng cao phẩm giá con người. Việc chữa lành người tay bị khô không phải là một sự vi phạm luật pháp, mà là một hành động cứu rỗi và thể hiện lòng yêu thương.
Sự phản ứng của các kinh sư và người Pharisiêu cho thấy một tâm lý cứng nhắc và chỉ trích. Họ không vui mừng với phép lạ và sự chữa lành, mà thay vào đó, họ đã cảm thấy tức giận và bắt đầu bàn luận về cách chống lại Chúa Giêsu. Đây là một bài học về cách sự cứng nhắc và lòng tự mãn có thể ngăn cản chúng ta thấy được sự thật và sự từ bi.
Chúa Giêsu không chỉ chống lại những quy tắc và luật lệ cứng nhắc mà còn mang đến một cái nhìn mới về cách thực hiện các luật lệ này. Ngài chữa lành người tay bị khô, chứng minh rằng lòng từ bi và sự chữa lành là những giá trị cao quý hơn bất kỳ luật lệ nào. Hành động này không phải là sự vi phạm luật pháp, mà là việc thực hiện đúng nghĩa của luật pháp - đó là yêu thương và cứu giúp người khác.
Sự phản ứng của các kinh sư và người Pharisiêu, những người đã đầy cơn giận và bàn luận để chống lại Chúa Giêsu, cho thấy sự cứng nhắc và sự không chấp nhận những thay đổi trong cách hiểu về luật lệ. Họ đã để cho lòng tự mãn và sự bảo thủ của mình che lấp sự thật về lòng thương xót và tình yêu thương của Thiên Chúa. Họ đã không nhận ra rằng hành động của Chúa Giêsu không chỉ là một phép lạ mà còn là sự thực hiện sâu sắc của luật pháp.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống theo sự thật và lòng từ bi, thay vì chỉ tuân theo các quy tắc một cách mù quáng. Ngài mời gọi chúng ta hành động từ bi và nhân ái, nhất là khi đối diện với những người cần sự giúp đỡ và chữa lành. Đây là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về việc đặt tình yêu và lòng thương xót lên trên tất cả các luật lệ và quy tắc.
Suy niệm về Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta cần nhìn lại cách chúng ta thực hành đức tin và áp dụng các quy tắc tôn giáo trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần học cách nhìn nhận và hành động trong ánh sáng của lòng thương xót và tình yêu thương, giống như cách Chúa Giêsu đã làm, thay vì bị ràng buộc bởi các quy tắc cứng nhắc và không linh hoạt. Đây là một lời kêu gọi để sống một đức tin sống động và chân thành, trong đó tình yêu thương và lòng nhân ái là trung tâm.
Chúng ta xem xét cách chúng ta thực hành đức tin của chúng ta. Chúng ta cần học cách đặt lòng từ bi và nhân ái lên trên tất cả, và nhận ra rằng các quy tắc và luật lệ tôn giáo phải phục vụ cho mục đích lớn hơn là cứu rỗi và nâng cao phẩm giá con người. Điều này không chỉ làm cho đức tin của chúng ta trở nên sống động và chân thành hơn mà còn giúp chúng ta phản ánh tình yêu thương và lòng nhân ái của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
*************
9.9 Thứ Hai Thánh Phêrô Claver, Lm
1 Cr 5:1-8; Tv 5:5-6,7,12; Lc 6:6-11
Cốt Lõi Của Ðạo
Thánh Phêrô Claver sinh năm 1580 tại Verdu, nước Tây Ban Nha, trong một gia đình nghèo. Nhờ một ân nhân, ngài được đi học. Năm 16 tuổi, ngài học văn chương và triết lý tại Barcelona. Năm 22 tuổi, ngài gia nhập Dòng Tên tại Tarragona. Năm 24 tuổi, ngài được gởi đến học viện Montesion của Dòng tại thành phố Palma, trên đảo Mallorca ở Địa Trung Hải. Tại đây, học viên trẻ Phêrô Claver kết thân với tu huynh gác cổng là thánh Anphong Rodriguez. Vị tu huynh thánh thiện đã thấy được khao khát cháy bỏng muốn phục vụ Chúa Kitô và những người nghèo khổ nơi học viên này, nên đã khuyến khích anh đi truyền giáo ở Nam Mỹ.
Sau khi hoàn tất chương trình thần học tại Barcelona, ngài được bề trên cho phép đi Nam Mỹ. Năm 1610, ngài đến Cartagena, thường được gọi là chợ nô lệ, miền bắc nước Colombia, để sống và chết với người da đen bị bán làm nô lệ. Sau khi thụ phong linh mục, ngài làm Năm Ba, rồi khấn lần cuối với lời khấn phụ suốt đời làm nô lệ cho người da đen: “TÔI PHÊRÔ CLAVER, MÃI MÃI LÀ NÔ LỆ CỦA NHỮNG NGƯỜI ETHIÔPI”.
Thời ấy, người Châu âu da trắng thường đến Châu Phi dùng vũ lực bắt người da đen dồn xuống tàu đem qua Châu Mỹ bán cho các chủ đồn điền. Được tin một chiếc tàu nô lệ sắp đến, ngài chờ sẵn ở cảng. Tàu vừa cập bến, ngài xuống giúp đỡ những người đau yếu, bệnh tật, thiếu ăn, thiếu mặc… Tiếp đến, ngài ở bên cạnh họ khi họ bị dồn vào những khu tập trung và bị đem bán như súc vật. Rồi khi họ đã được ông chủ nào đó mua về làm nô lệ, ngài thăm viếng, bênh vực, an ủi khi họ bị đối xử bất công. Ngài kiên trì trong công việc bác ái này suốt 40 năm trời, cho đến khi ngài bệnh tật và qua đời ngày 8.9.1654. Ngài rửa tội cho khoảng 100 ngàn người, phần lớn trong số họ là người da đen. Ngài được gọi là Thiên sứ hòa bình của thành phố Cartagena.
Với lòng yêu mến và ao ước phục vụ Chúa Giêsu và con người, cha Phêrô Claver luôn tâm niệm bốn nguyên tắc: Nỗ lực tìm kiếm và nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự, hoàn toàn tuân phục bề trên, làm mọi sự cho vinh danh Thiên Chúa hơn và nỗ lực bằng mọi giá để giúp cho các linh hồn được ơn cứu độ. Cha cũng luôn tự nhắc mình và các bạn của cha rằng: “Chúng ta phải nói với họ bằng đôi tay trước khi nói với họ bằng miệng lưỡi của chúng ta.”
Ngài được Đức Thánh Cha Lêô XIII tuyên thánh năm 1888 và được Hội Thánh biểu dương như một Phanxicô Xavier của người da đen. Ngài được đặt làm quan thầy các xứ truyền giáo cho người Châu Phi; ngài còn là quan thầy cho xứ Colombia.
Văn hào Nga Léon Tolstoi có kể câu truyện ngụ ngôn như sau: Một ông chủ nọ giao cho các gia nhân một công việc và bảo họ chỉ chu toàn công việc ấy mà thôi. Ông hứa sẽ thưởng công cho họ, nếu họ làm tốt công việc. Lúc mới bắt tay vào việc, ai cũng muốn làm vừa lòng ông chủ, cho nên để hết tâm trí vào công việc được giao. Thế nhưng, một thời gian sau đó, nhiều người cho rằng để làm vừa lòng ông chủ và để được phần thưởng bội hầu hơn, cần phải làm nhiều việc khác nữa. Họ nghĩ ra nhiều việc khác và dần dần chú tâm vào đó đến độ quên bẵng đi công việc được chủ giao cho lúc đầu. Bận bịu với những công việc mới, chẳng những họ không còn nhớ tới công việc đã được giao, mà cũng chẳng màng tới phần thưởng ông chủ đã hứa. Cuối cùng, tưởng mình đã có thể tự túc với công việc của mình, họ cũng gạt luôn ông chủ ra khỏi cuộc sống của họ. Léon Tolstoi đưa ra kết luận: Người ta thường thấy một thái độ như thế nơi các Kitô hữu; họ thay thế đạo của tình thương bằng vô số những nghi lễ trống rỗng vô hồn.
Nhiều người Do thái thời Chúa Giêsu, nhất là các thành phần lãnh đạo trong dân cũng có lối hành đạo tương tự. Thật ra, đạo của mạc khải Do thái giáo cốt yếu cũng là đạo của tình thương; thế nhưng trong thực tế, cái cốt lõi ấy thường bị quên lãng để nhường chỗ cho biết bao nghi thức trống rỗng vô hồn; người ta sẵn sàng loại trừ tha nhân và chối bỏ tình thương để tuân giữ những nghi thức và luật lệ vô hồn ấy.
Chúa Giêsu đã đến và đưa con người trở lại cái cốt lõi của đạo. Tin Mừng hôm nay ghi lại một nỗ lực của Chúa Giêsu nhằm nhắc nhở cho người Do thái về cái cốt lõi của đạo được thể hiện qua lề luật. Một trong những khoản quan trọng của lề luật chính là ngày Hưu lễ. Chúa Giêsu đã không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn lề luật, và kiện toàn lề luật chính là mặc cho tinh thần và ý nghĩa của yêu thương; không có tình thương, lề luật chỉ còn là một cái xác không hồn. Như vậy, kiện toàn luật giữ ngày Hưu lễ chính là biến ngày đó thành ngày tôn vinh Thiên Chúa, và không gì đúng đắn và xứng hợp hơn để tôn vinh Thiên Chúa trong ngày Hưu lễ cho bằng thể hiện tình thương đối với tha nhân. Chính trong ý nghĩa ấy mà Chúa Giêsu đã chữa lành một người có bàn tay khô bại trong ngày Hưu lễ. Lề luật là một thể hiện ý muốn của Thiên Chúa, và ý muốn của Chúa không gì khác hơn là con người được sống, và sống dồi dào, sung mãn chính là sống yêu thương. Như vậy chu toàn lề luật trước tiên là sống yêu thương.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của chúng ta. Ðọc kinh, dự lễ, tham gia sinh hoạt giáo xứ mà không sống yêu thương, điều đó có thật sự là sống đạo chưa? Sống đạo đích thực là sống yêu thương: một lời kinh đích thực phải phát xuất từ cõi lòng rộng mở yêu thương; một của lễ đẹp lòng Chúa phải là một nghĩa cử yêu thương dành cho tha nhân. Xin Chúa giúp chúng ta mỗi ngày thêm thấm nhuần cái cốt lõi của đạo là yêu thương.
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: