Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc
Trước nhất, là Tin Mừng thánh Mác cô đoạn 9, câu 38-43, 45, 47-49)
“Khi ấy, ông Gioan nói với Đức Giêsu:
"Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
"Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
"Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mc 9: 38-43, 45, 47-48)
Tiếp đến, là bài bình giảng từ bậc thày Lm Kevin O’Shea DCCT Úc, diễn như sau
“Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc,”
“Hoa hết thơm rồi, rượu hết say”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mới có thế, mà sao nhà thơ đã than đời sa mạc, những gió lộng? Rất nhiều thời, nhà Đạo mình nào đã sầu bi chỉ một đời như các thánh hằng khẳng định ở bài đọc, rất hôm nay.
Bài đọc 1 hôm nay, sách Dân Số kể về trường hợp người khách lạ có nhắc đến Giavê Thiên Chúa, nhưng lại không thuộc giống giòng Do thái Chúa đã chọn. Cũng vậy, trình thuật thánh Máccô nay kể về đồ đệ phản đối Thày về người khách lạ không cùng nhóm môn đồ của Chúa, nhưng vẫn thành công kình chống ác thần, để khi hỏi Thày chuyện này, đã được biết: “Ai không chống ta là ủng hộ ta.”(Mc 9: 9-10)
Nhờ có Tin Mừng, ta mới biết Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Và, ta tin Hội-thánh là chốn miền qua đó ta lĩnh nhận Lời Ngài, cả đến bí tích và cuộc sống của Chúa nữa. Tuy nhiên, những ai không gia nhập Hội thánh hoặc không tin vào Hội thánh, sẽ ra sao? Ơn cứu độ có sẻ san cho người ngoài thánh hội không? Ai không biết đến Tin Mừng vì thất học, hoặc vì sống ở vùng xa xôi hẻo lánh, và những người tuy nắm rõ mọi sự nhưng không tin vào Hội rất thánh thì sao? Họ, có được cứu độ không?
Thánh Augustinô xưa có nói:
“Ta biết Hội thánh Chúa hiện thời ở đâu, nhưng lại không rõ nơi nào Hội thánh không hiện diện. Trên tàu ông Nô-ê có nhiều thú vật xin tị nạn, có loài chẳng thể nào thích nghi được với lối sống ở trên tàu, nhưng vẫn được cứu. Nơi giòng chảy bên mạn tàu, mọi loài cá đều sống rất tốt, tuy không tị nạn trên tàu Nô-ê và vẫn sống ngoài kế hoạch của Chúa khi Ngài dựng vũ trụ.”
Thật ra thì, Chúa yêu thương hết mọi loài, không trừ một ai. Chẳng ai bị rơi rớt sống bên ngoài con tim của Ngài hết. Chúa muốn mọi loài đều được cứu. Chính Ngài đã cho đi chính mình Ngài ngõ hầu mọi loài đều ở vào danh sách những kẻ được cứu độ. Và, Thần Khí Ngài vẫn quanh quẩn ở với mọi người, chứ không chỉ những người có chân trong Hội thánh, mà thôi.
Công Đồng Vatican 2 dạy ta biết tôn trọng tự do của mọi người. Và, ta được khuyên dạy hãy thương yêu hết mọi người; bởi, có thể họ cũng sẽ là những người giúp ta đến với Chúa, rất mai sau. Nói như thế, không có nghĩa bảo: tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào. Tức, cũng ngang bằng và giống nhau. Nhưng, Hội thánh Chúa, mới là đường chính dẫn đến Chúa, tức con đường Chúa tặng ban ơn lành cứu rỗi để ta san sẻ cho mọi dân.
Thiên Chúa không ngừng tỏ cho biết Ngài là Đấng Toàn Năng Toàn Thiện với mọi loài. Riêng loài người, được thụ hưởng cái-gọi-là “Nhân chi sơ tính bản thiện” từ Đức Chúa, nên đó còn là bằng chứng nói lên việc Chúa là Đấng đối xử tốt với mọi người, mọi loài. Người Samaritanô nhân hậu khi xưa dám cứu giúp người bị nạn bên đuờng, là ví dụ cụ thể, để ta nhận ra lòng nhân lành của Đức Chúa, nơi mọi người. Và, Chúa thực hiện “tính bản thiện” cho con người còn là bằng cứ chứng minh cho mọi người thấy Ngài vẫn hiện diện nơi con người ở thế gian.
Trình thuật, nay rõ ràng mô tả Chúa không nói: “Ai không cộng tác với ta là chống ta”, nhưng Ngài bảo: “Ai không chống ta tức ở với ta.” Vế đầu là chuyện mơ hồ, hoang tưởng. Vế sau, vượt thắng sự thờ ơ, ơ hờ và hãi sợ mọi người khác. Vì hãi sợ nên con người mới để nó xâm nhập đầu óc mình, để rồi mới lật ngược lập trường sống cá thể để cương quyết sống hài hoà với hết mọi người, bất kể người đó là ai? Sống thế nào? Họ có tử tế, dễ thương không? Và, việc cuối cùng dành cho mọi người là: mình có chọn sự hoang tưởng hoặc cải biến chính mình cách chín chắn, yêu thương không? Đó là phương cách giúp ta trở nên giống con trẻ, như Tin Mừng hằng khích lệ.
Tuy thế, có người vẫn hỏi: là gì đi nữa, sống hoang tưởng hay có cải biến là sống ra sao, suốt một ngày? Cái đó còn tuỳ. Tuỳ người đi Đạo. Nhưng, câu trả lời có lẽ sẽ là: phải sống giản đơn, thuần thành, hiện thực. Không bận tâm đến những gì trừu tượng, đôi khi cũng lại hoang tưởng. Đừng cho rằng: cuộc sống là của chính mình, cho mình chứ không cho ai khác. Đừng mang trong người chỉ mỗi ảnh hình về chính mình hoặc về cung cách do mình tạo ra, cho cuộc sống. Đừng coi đó như hình thức “linh đạo” do mình sáng tạo, để mà sống.
Đã nhiều lần, người đi Đạo cũng đã nghe biết về thế giới cổ xưa có nền văn hoá Kitô-giáo, vẫn rất đẹp. Nhưng, đó không phải là con người mình. Cũng có người đi Đạo khác lại nghĩ rằng sự khôn ngoan nơi con người lan toả khắp mọi nơi; nó xâm nhập vào ảnh hình, ngẫu tượng, hình hài của những thời điểm rất khác biệt. Có người cứ liên tưởng về thế giới của thiền hành, không vọng tưởng, chẳng suy tư. Họ chỉ coi trọng tương quan với người khác, quyết xây dựng một thế giới khác thường, đặc biệt thôi.
Có người lại lập ra cho mình cung cách sống rất khác thường để rồi sủng ái, mến mộ đến độ nó trở thành hữu thể, rất dị biệt. Cũng chẳng nên phẩm bình tư duy và cung cách sống của bất cứ ai. Chẳng nên đặt khung hình để nhốt mình ở đó, mà sinh sống. Bởi tất cả vẫn ra như mù mờ, mới mẻ, đáng ta kinh ngạc. Đôi lúc có hơi nghiêm túc, nữa. Thế nên, cũng đừng quá nghiêm khắc với chính mình đến độ tự dẫn mình vào chốn tối mù, khó khăn, hoang tưởng. Nói như trình thuật thánh Máccô là nhủ rằng: hãy trở nên như con trẻ; hoặc như lông măng bay bổng qua hơi thở của Thiên Chúa.
Khi biết rằng mình cũng lệ thuộc vào người khác. Cũng lĩnh nhận rất nhiều thứ, từ người khác, nên hãy cảm tạ họ. Và, hãy chỉ sống đời giản đơn như họ đang sống. Hãy vui hưởng cuộc sống giản đơn, như mọi người. Dù đôi lúc, mình cũng chẳng tin vào điều người nói về những điều họ tin tưởng. Trái lại, hãy cứ sống đơn sơ kiểu con trẻ, như hiện tại. Và, đừng bao giờ đặt nặng chuyện người khác có tin hay không vào mọi điều. Bởi khi sống đời giản đơn, rồi cũng sẽ nhận ra rằng có khi tính nghiêm nghị đến chết người cũng ảnh hưởng lên cuộc đời của chính mình. Dù, tính nghiêm túc ấy là do người của Hội thánh mang đến.
Sống nghiêm túc như người của Hội thánh, chưa hẳn là trở nên như con trẻ, theo đúng nghĩa. Bởi thế nên, cũng đừng rập khuôn đeo đuổi thuyết lý hoặc linh đạo kiểu “trẻ con”. Cũng đừng tìm cách sống ấu trĩ. Bởi, chẳng có ai cần phải làm như thế mới gọi là sống giản đơn. Tuy nhiên, nơi phần thâm sâu của mỗi người, vẫn còn đó tính “trẻ con”, rất ích kỷ. Thế nên, có lẽ cũng đừng tìm hiểu xem phần thâm sâu bên trong người mình là gì. Trong đời người, vẫn có người từng làm những chuyện như thế.
Có điều lạ, là: cả đến những người luôn tìm cách quan-trọng hoá, bi-đát-hoá mọi vấn đề trong đời, nhưng lại quên đi mỗi chuyện vui sống đời giản đơn với mọi người. Có sống giản đơn, mới thấy mọi chuyện trong đời đâu có gì cần phải ầm ĩ, bi đát đến như thế. Chính vì vậy, cũng nên cười khẩy vào tất cả mọi sự, mọi chuyện tưởng chừng như ghê gớm ở trong đời.
Điều đưa ta trở về với sự thể biến cải khỏi sự vu vơ, mơ hồ, hoang tưởng ta đang suy và tưởng. Một sự thực rất dễ thấy, là: đừng quá ưu tư tạo cho mình tình huống “rối beng” để rồi không thể trở nên như con trẻ dám cười khẩy vào mọi sự. Trong lúc người lớn cứ tìm cách giáo dục con trẻ biết cách sống, thì trẻ con lại tìm cách tỏ cho người lớn biết cách để cười. Cười với hết mọi chuyện. Giả như, người người cứ ăn mặc quần áo với sắc mầu loè loẹt, không xứng hợp với tuổi tác, hoặc con người mình mà lại coi đó là chuyện tốt lành, há đó không phải là chuyện tiếu lâm chay/mặn quá đáng sao?
Trong kiếm tìm sự giản đơn để sống, cũng nên ngâm thêm lời thơ trên, rằng:
“Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc!
Hoa hết thơm rồi, rượu hết say.
Trăm sầu nghìn tủi, mình tôi chịu.
Ba bốn năm rồi, nmăm sáu năm.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính – Hoa Với Rượu)
Hoa rượu đời người, đâu sa mạc? Sa mạc đời, chỉ nơi người cứ đi tìm sự/vật rất khó để sống, có thế thôi. Hãy sống giản đơn như con trẻ, rồi sẽ vui vầy một đời, như Chúa dạy. Ngài dạy, ở nơi Tin Mừng rải khắp muôn nơi. Rất mọi thời.
Lm Kevin O'Shea DCCT biên soạn – Mai Tá lược dịch.
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: