Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Học Hỏi THƯ MỤC VỤ 2025

Tác giả: 
Nguyễn Thái Hùng

Học Hỏi
THƯ MỤC VỤ 2025
GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
“CÙNG NHAU LOAN BÁO TIN MỪNG”

 

 

Câu Hỏi Thưa

01. Hỏi: Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao giáo phận Phan Thiết, qui tụ các Giám mục thuộc bao nhiêu giáo phận?
- Thưa: 27 Giáo phận.

02. Hỏi: Những ngày vừa qua siêu bão gì đã đổ bộ và tàn phá dữ dội một số tỉnh miền Bắc nước ta?
- Thưa: Siêu bão Yagi.

03. Hỏi: Siêu bão Yagi đã để lại những hậu quả nặng nề nào?
- Thưa: Cướp đi bao sinh mạng, nhiều người bị thương và mất tích, nhà cửa hoa màu bị cuốn trôi.

04. Hỏi: Siêu bão Yagi là thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là lời kêu gọi điều gì?
- Thưa: Kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ từ cộng đồng.

05. Hỏi: Trong những ngày này, HĐGM VN muốn biểu lộ sự gần gũi và cầu nguyện cho các nạn nhân đã qua đời được thế nào?   
- Thưa: Được hưởng phúc bình an.

06. Hỏi: Trong những ngày này, HĐGM VN muốn biểu lộ sự gần gũi và cầu nguyện cho các gia đình mất mát người thân được thế nào?
- Thưa: Được an ủi tinh thần và mau chóng khôi phục lại cuộc sống bình thường.

07. Hỏi: Giữa cuộc đời còn nhiều gian nan thử thách, Chúa luôn ban tràn đầy ân sủng cho người nào?
- Thưa: Những ai yêu mến Ngài.

08. Hỏi: Định hướng mục vụ cho Hội Thánh tại Việt Nam trong năm 2025 là gì?
- Thưa: “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”.

09. Hỏi: Loan báo Tin Mừng là lệnh truyền của Đấng Cứu thế: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Câu này được trích từ Sách Thánh nào?
- Thưa: Tin mừng thánh Mátthêu. (Mt 28,19)

10. Hỏi: “Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là truyền giáo”. (Ad gentes 2) Đây là khẳng định của Công Đồng nào?
- Thưa: Công Đồng Vatican II.

11. Hỏi: Năm 2025 cũng là Năm Thánh thường lệ, kỷ niệm 1700 năm Công đồng gì? 
- Thưa: Công đồng Nicêa.

12. Hỏi: Năm 2025 cũng là Năm Thánh thường lệ, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicêa, là Công đồng đại kết đầu tiên. Đây là cơ hội quan trọng để cụ thể hóa mô hình hiệp hành gồm những gì?
- Thưa: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ.

13. Hỏi: Hai năm qua chúng ta đã cố gắng làm gì?
- Thưa: “Củng cố sự hiệp thông” và “Thúc đẩy tham gia vào đời sống Giáo hội”.

14. Hỏi: Nay chúng ta cùng hướng tới sứ vụ căn bản của người tín hữu, đó là việc gì?
- Thưa: Đến với người xa Chúa và những anh chị em chưa biết Chúa, để nói với họ về Ngài.

15. Hỏi: Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025 là gì?
- Thưa: “Những người hành hương của hy vọng”.

16. Hỏi: Khi cùng nhau làm gì, chúng ta làm chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo, niềm “hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5).
- Thưa: Cùng nhau loan báo Tin Mừng.

17. Hỏi: Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh là một thời điểm gặp gỡ ai cách sống động và cá vị, Người là “cánh cửa” ơn cứu độ (x. Ga 10,7.9), là “niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1,1).  
- Thưa: Gặp gỡ Chúa Giêsu.

18. Hỏi: Trong bối cảnh thế giới đầy xung đột, bạo loạn và chiến tranh leo thang, việc gì càng trở nên cấp thiết?
- Thưa: Loan báo niềm hy vọng nơi Đức Kitô.

19. Hỏi: Trong Năm Thánh Hy vọng của Hội Thánh hoàn vũ, và năm “Cùng nhau loan báo Tin Mừng” của Hội Thánh tại Việt Nam, HĐGM VN đề nghị những thực hành nào?
- Thưa: 1. Hành hương cầu nguyện.  
2. Loan báo Tin Mừng từ gia đình.
3. Cổ võ việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách sáng tạo và hữu hiệu để loan báo Tin Mừng.
4. Khơi dậy ý thức truyền giáo nơi các cộng đoàn anh chị em di dân.
5. Chia sẻ ơn gọi thừa sai.

20. Hỏi: Những cuộc hành hương đi liền với bí tích gì là điểm khởi đầu của con đường hoán cải đích thực?
- Thưa: Bí tích Hòa giải.

21. Hỏi: Xin các linh mục hãy sẵn sàng và mau mắn cử hành bí tích Hòa giải để Dân Chúa tìm thấy điều gì?
- Thưa: Niềm hy vọng nơi Lòng Thương xót của Chúa.

22. Hỏi: HĐGM VN mời gọi Laon Báo Tin Mừng bất đầu từ đâu?
- Thưa: Từ gia đình.

23. Hỏi: Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy nhiệt thành làm gì?
- Thưa: Nhiệt thành sống và làm chứng cho Tin Mừng.

24. Hỏi: Trong gia đình, các thành viên phải làm gì?
- Thưa: Sống yêu thương, quan tâm và liên đới với nhau hơn.

25. Hỏi: Trong gia đình, các thành viên sống yêu thương, quan tâm và liên đới với nhau hơn, đặc biệt quan tâm đến việc gì?
- Thưa: Việc giáo dục đức tin cho người trẻ.

26. Hỏi: Gia đình sống thế nào với anh chị em thuộc các tín ngưỡng, tôn giáo khác?
- Thưa: Sống thân thiện, bác ái.

27. Hỏi: Giữa các gia đình và cộng đoàn, cần phải nỗ lực làm gì?
- Thưa: Cần nỗ lực giao hòa, tha thứ, tha “nợ” cho nhau.

28. Hỏi: Giữa các gia đình và cộng đoàn, cần nỗ lực giao hòa, tha thứ, tha “nợ” cho nhau, vì dấu chỉ hy vọng đầu tiên của Năm Thánh toàn xá là bầu khí gì?
- Thưa: Bầu khí hài hòa, bình an.

29. Hỏi: HĐGM VN cổ võ việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách sáng tạo và hữu hiệu để làm gì?
- Thưa: Để làm loan báo Tin Mừng.

30. Hỏi: Môi trường kỹ thuật số là một “lục địa” mênh mông cần người môn đệ Chúa Kitô tham gia tích cực xây dựng không những về mặt văn hóa - xã hội nhưng còn để xây dựng điều gì?
- Thưa: Xây dựng Nước Trời ở trần gian.

31. Hỏi: Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách nào?
- Thưa: Cách thận trọng và khôn ngoan.

32. Hỏi: Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, luôn lưu ý bảo vệ điều gì?
- Thưa: Luôn lưu ý bảo vệ giá trị sự thật và sự thiện.

33. Hỏi: Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, luôn lưu ý bảo vệ giá trị sự thật và sự thiện trong tinh thần gì?
- Thưa: Tinh thần bác ái.

34. Hỏi: Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, […] phát huy tối đa những thuận lợi của phương tiện kỹ thuật số để làm gì?
- Thưa: Để học hỏi và loan truyền chân lý đức tin và Lời Chúa.

35. Hỏi: Điểm thứ tư HĐGM VN kêu gọi thực hành là khơi dậy điều gì nơi các cộng đoàn anh chị em di dân?
- Thưa: Khơi dậy ý thức truyền giáo.

36. Hỏi: Các giáo xứ có nhiều anh chị em rời quê hương, cần chuẩn bị chu đáo cho họ hành trang gì?  
- Thưa: Hành trang đức tin, đức cậy, đức mến, và lòng nhiệt thành truyền giáo tại môi trường họ đến.

37. Hỏi: Các giáo xứ có nhiều người di dân đến sinh sống, cần có những gì?
- Thưa: Những nâng đỡ cụ thể, giúp họ hội nhập và sống tinh thần truyền giáo.

38. Hỏi: Điểm thứ năm HĐGM VN kêu gọi điều gì?
- Thưa: Chia sẻ ơn gọi thừa sai.  

39. Hỏi: Giữa các cộng đoàn Hội Thánh địa phương, trong nước cũng như ở nước ngoài, cần có sự chia sẻ gì?
- Thưa: Chia sẻ ơn gọi thừa sai.

40. Hỏi: Giữa các cộng đoàn Hội Thánh địa phương, trong nước cũng như ở nước ngoài, cần có sự chia sẻ ơn gọi thừa sai. Đó là một cách thể hiện cụ thể tinh thần gì?
- Thưa: Hội Thánh hiệp hành thừa sai.

41. Hỏi: Ước mong các linh mục, chủng sinh, tu sĩ sẵn sàng làm gì cho công cuộc loan báo Tin Mừng như nhiều dòng tu đã thực hiện?
- Thưa: Dấn thân.

42. Hỏi: Trên đây là những đề nghị cụ thể, nhằm giúp Dân Chúa tại Việt Nam cộng tác hữu hiệu vào sứ mạng loan báo Tin Mừng, đồng thời hiệp thông với Hội Thánh hoàn vũ để lan toả điều gì đến với đồng bào Việt Nam chúng ta?
- Thưa: Niềm hy vọng Kitô giáo.

                                                                                             Nguyễn Thái Hùng



Học Hỏi
THƯ MỤC VỤ 2025
GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
“CÙNG NHAU LOAN BÁO TIN MỪNG”



Câu Trắc Nghiệm

01. Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao giáo phận Phan Thiết,qui tụ các Giám mục thuộc bao nhiêu giáo phận?
a. 25 Giáo phận.
b. 26 Giáo phận.
c. 27 Giáo phận.
d. 28 Giáo phận.

02. Những ngày vừa qua siêu bão gì đã đổ bộ và tàn phá dữ dội một số tỉnh miền Bắc nước ta?
a. Siêu bão  Haiyan.  
b. Siêu bão Yagi.
c. Siêu bão Milton.
d. Siêu bão Noru.

03. Siêu bão Yagi đã để lại những hậu quả nặng nề nào?
a. Cướp đi bao sinh mạng,
b. Nhiều người bị thương và mất tích,
c. Nhà cửa hoa màu bị cuốn trôi.
d. Cả a, b và c đúng.

04. Siêu bão Yagi là thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là lời kêu gọi điều gì?
a. Tinh thần tương thân tương ái,
b. Chia sẻ từ cộng đồng.
c. Tinh thần thiêng liêng.
d. Chỉ a và b đúng.

05. Trong những ngày này, HĐGM VN muốn biểu lộ sự gần gũi và cầu nguyện cho các nạn nhân đã qua đời được thế nào?   
a. Được tìm thấy thân xác.
b. Được hưởng phúc bình an.
c. Được hưởng hạnh phúc thiên đàng.
d. Được là chứng nhân của đức tin.

06. Trong những ngày này, HĐGM VN muốn biểu lộ sự gần gũi và cầu nguyện cho các gia đình mất mát người thân được thế nào?
a. Được an ủi tinh thần,
b. Được mau chóng khôi phục lại cuộc sống bình thường.
c. Được cộng đồng cứ trợ dồi dào.
d. Chỉ a và b đúng.

07. Giữa cuộc đời còn nhiều gian nan thử thách, Chúa luôn ban tràn đầy ân sủng cho người nào?
a. Những trẻ thơ.
b. Những người tin tưởng vào Thiên Chúa.
c. Những người thiện lương.
d. Những ai yêu mến Ngài.

08. Định hướng mục vụ cho Hội Thánh tại Việt Nam trong năm 2025 là gì?
a. “Củng cố sự hiệp thông”.
b. “Thúc đẩy tham gia vào đời sống Giáo hội”.
c. “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”.
d. “Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình”.

09. Loan báo Tin Mừng là lệnh truyền của Đấng Cứu thế: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Câu này được trích từ Sách Thánh nào? (28,19)
a. Tin mừng thánh Mátthêu.
b. Tin mừng thánh Máccô.
c. Tin mừng thánh Gioan.
d. Sách Tông Đồ Công Vụ.

10. “Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là truyền giáo”. (Ad gentes 2) Đây là khẳng định của Công Đồng nào?
a. Công Đồng Giêrusalem.
b. Công Đồng Nicêa.
c. Công Đồng Trentô.
d. Công Đồng Vatican II.

11. Năm 2025 cũng là Năm Thánh thường lệ, kỷ niệm 1700 năm Công đồng gì? 
a. Công đồng Êphêxô.
b. Công đồng Latêranô.
c. Công đồng Nicêa.
d. Công đồng Constantinople.

12. Năm 2025 cũng là Năm Thánh thường lệ, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicêa, là Công đồng đại kết đầu tiên. Đây là cơ hội quan trọng để cụ thể hóa mô hình hiệp hành gồm những gì?
a. Hiệp thông,
b. Tham gia,
c. Sứ vụ.
d. Cả a, b và c đúng.

13. Hai năm qua chúng ta đã cố gắng làm gì?
a. “Củng cố sự hiệp thông”
b. “Thúc đẩy tham gia vào đời sống Giáo hội”
c. “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”.
d. Chỉ a và b đúng.

14. Nay chúng ta cùng hướng tới sứ vụ căn bản của người tín hữu, đó là việc gì?
a. Đến với những trẻ thơ bị bỏ rơi.
b. Đến với những người góa bua bị hắt hủi.
c. Đến với những người nghèo để thăng tiến đời sống của họ.
d. Đến với người xa Chúa và những anh chị em chưa biết Chúa, để nói với họ về Ngài.

15. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025 là gì?
a. “Lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần”.
b. “Hãy mở lòng ra với Đức Kitô”.
c. “Hãy có lòng thương cảm”.
d. “Những người hành hương của hy vọng”.

16. Khi cùng nhau làm gì, chúng ta làm chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo, niềm “hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5).
a. Chăm sóc tạo vật.
b. Loan báo Tin Mừng.
c. Lắng nghe Chúa Thánh Thần.
d. Xây dựng thế giới hòa bình.

17. Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh là một thời điểm gặp gỡ ai cách sống động và cá vị, Người là “cánh cửa” ơn cứu độ (x. Ga 10,7.9), là “niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1,1).
a. Hội Thánh.
b. Chúa Thánh Thần.
c. Chúa Giêsu.
d. Anh chị em tín hữu.

18. Trong bối cảnh thế giới đầy xung đột, bạo loạn và chiến tranh leo thang, việc gì càng trở nên cấp thiết?
a. Chăm lo cho thụ tạo.
b. Kêu gọi chăm sóc các nạn nhân chiến tranh và thiên tai.
c. Kêu gọi hòa bình trên thế giới.
d. Loan báo niềm hy vọng nơi Đức Kitô.

19. Trong Năm Thánh Hy vọng của Hội Thánh hoàn vũ, và năm “Cùng nhau loan báo Tin Mừng” của Hội Thánh tại Việt Nam, HĐGM VN đề nghị những thực hành nào?
a. Hành hương cầu nguyện, Loan báo Tin Mừng từ gia đình.
b. Cổ võ việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách sáng tạo và hữu hiệu để loan báo Tin Mừng.
c. Khơi dậy ý thức truyền giáo nơi các cộng đoàn anh chị em di dân.
d. Chia sẻ ơn gọi thừa sai.
e. Cả a, b, c và d đúng.

20. Những cuộc hành hương đi liền với bí tích gì là điểm khởi đầu của con đường hoán cải đích thực?
a. Bí tích Thánh Thể.
b. Bí tích Hòa Giải.
c. Bí tích Thánh Tẩy.
d. Bí tích Thêm Sức.

21. Xin các linh mục hãy sẵn sàng và mau mắn cử hành bí tích Hòa giải để Dân Chúa tìm thấy điều gì?
a. Sự quan phòng của Thiên Chúa.
b. Đức tin của họ không vô ích.
c. Niềm hy vọng nơi Lòng Thương xót của Chúa.
d. Sự cậy trông vào tình yêu của Thiên Chúa.

22. HĐGM VN mời gọi Loan Báo Tin Mừng bất đầu từ đâu?
a. Từ gia đình.
b. Từ Giáo Hội.
c. Từ giáo xứ.
d. Từ xã hội.

23. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy nhiệt thành làm gì?
a. Sống và làm chứng cho Tin Mừng.
b. Sống yêu thương mọi người.
c. Trung tín trong đời sống gia đình.
d. Mở lòng với mọi người, nhất là người bị bỏ rơi.

24. Trong gia đình, các thành viên phải làm gì?
a. Sống yêu thương,
b. Quan tâm,
c. Liên đới với nhau hơn.
d. Cả a, b và c đúng.

25. Trong gia đình, các thành viên sống yêu thương, quan tâm và liên đới với nhau hơn, đặc biệt quan tâm đến việc gì?
a. Giúp con cái hòa đồng với xã hội.
b. Giáo dục đức tin cho người trẻ.
c. Giáo dục kiến thức cho người trẻ.
d. Giáo dục thể chất cho con trẻ.

26. Gia đình sống thế nào với anh chị em thuộc các tín ngưỡng, tôn giáo khác?
a. Sống yêu thương, đùm bọc.
b. Sống thân thiện, bác ái.
c. Sống thờ ơ, lãnh đạm,
d. Sống vị tha, lương thiện.

27. Giữa các gia đình và cộng đoàn, cần phải nỗ lực làm gì?
a. Giao hòa,
b. Tha thứ,
c. Tha “nợ” cho nhau.
d. Cả a, b và c đúng.

28. Giữa các gia đình và cộng đoàn, cần nỗ lực giao hòa, tha thứ, tha “nợ” cho nhau, vì dấu chỉ hy vọng đầu tiên của Năm Thánh toàn xá là bầu khí gì?
a. Yêu thương, hiệp nhất.
b. Hòa giải, tha thứ.
c. Hiệp thông, cầu nguyện.
d. Hài hòa, bình an.

29. HĐGM VN cổ võ việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách sáng tạo và hữu hiệu để làm gì?
a. Thăng tiến Giáo hội.
b. Loan báo Tin Mừng.
c. Liên kết xã hội.
d. Làm chứng cho Chúa.

30. Môi trường kỹ thuật số là một “lục địa” mênh mông cần người môn đệ Chúa Kitô tham gia tích cực xây dựng không những về mặt văn hóa - xã hội nhưng còn để xây dựng điều gì?
a. Giáo hội trong sạch.
b. Xã hội yêu thương.
c. Cộng đoàn hiệp nhất.
d. Nước Trời ở trần gian.

31. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách nào?
a. Thành thạo và hữu hiệu.
b. Thận trọng và khôn ngoan.
c. Nhiệt thành và chăm chỉ.
d. Thoải mái và đam mê.

32. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, luôn lưu ý bảo vệ điều gì?
a. Tính chính thống của truyền thông.
b. Lợi ích của cộng đồng.
c. Sự nhạy bén của thông tin.
d. Giá trị sự thật và sự thiện.

33. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, luôn lưu ý bảo vệ giá trị sự thật và sự thiện trong tinh thần gì?
a. Chia sẻ.
b. Bác ái.
c. Cùng nhau thăng tiến.
d. Hiệp thông.

34. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, […] phát huy tối đa những thuận lợi của phương tiện kỹ thuật số để làm gì?
a. Để học hỏi,
b. Để loan truyền chân lý đức tin và Lời Chúa.
c. Để giao tiếp nhanh chóng trong xã hội hôm nay.
d. Chỉ a và b đúng.

35. Điểm thứ tư HĐGM VN kêu gọi thực hành là khơi dậy điều gì nơi các cộng đoàn anh chị em di dân?
a. Sự hiệp thông với giáo xứ.
b. Sự chia sẻ với mọi người.
c. Đời sống đức tin.
d. Ý thức truyền giáo.

36. Các giáo xứ có nhiều anh chị em rời quê hương, cần chuẩn bị chu đáo cho họ hành trang gì?  
a. Đức tin, đức cậy, đức mến,
b. Lòng nhiệt thành truyền giáo tại môi trường họ đến.
c. Kiến thức về luân lý Kitô giáo.
d. Chỉ a và b đúng.

37. Các giáo xứ có nhiều người di dân đến sinh sống, cần có những gì?
a. Những nâng đỡ cụ thể,  
b. Giúp họ hội nhập,
c. Giúp họ sống tinh thần truyền giáo.
d. Cả a, b và c đúng.

38. Điểm thứ năm HĐGM VN kêu gọi điều gì?
a. Chia sẻ của cải vật chất.
b. Thăng tiến xã hội.
c. Củng cố đời sống luân lý Kitô giáo.
d. Chia sẻ ơn gọi thừa sai. 

39. Giữa các cộng đoàn Hội Thánh địa phương, trong nước cũng như ở nước ngoài, cần có sự chia sẻ gì?
a. Kiến thức xã học.
b. Ơn gọi thừa sai.
c. Của cải vật chất.
d. Trao đổi văn hóa.

40. Giữa các cộng đoàn Hội Thánh địa phương, trong nước cũng như ở nước ngoài, cần có sự chia sẻ ơn gọi thừa sai. Đó là một cách thể hiện cụ thể tinh thần gì?
a. Hội Thánh hiệp thông và cầu nguyện.
b. Hội Thánh lắng nghe.
c. Hội Thánh hiệp thông và sứ vụ.
d. Hội Thánh hiệp hành thừa sai.

41. Ước mong các linh mục, chủng sinh, tu sĩ sẵn sàng làm gì cho công cuộc loan báo Tin Mừng như nhiều dòng tu đã thực hiện?
a. Phục vụ.
b. Phụng sự.
c. Dấn thân.
d. Cầu nguyện.
 
42. Trên đây là những đề nghị cụ thể, nhằm giúp Dân Chúa tại Việt Nam cộng tác hữu hiệu vào sứ mạng loan báo Tin Mừng, đồng thời hiệp thông với Hội Thánh hoàn vũ để lan toả điều gì đến với đồng bào Việt Nam chúng ta?
a. Tinh thần chia sẻ.
b. Niềm hy vọng Kitô giáo.
c. Sự hiệp sự hiệp Kitô giáo.
d. Sự đồng trách nhiệm trong Hội Thánh.

Nguyễn Thái Hùng




+++++++

Ô chữ 1



Những gợi ý

01. Ước mong các linh mục, chủng sinh, tu sĩ sẵn sàng làm gì cho công cuộc loan báo Tin Mừng như nhiều dòng tu đã thực hiện?

02. Giữa các gia đình và cộng đoàn, cần nỗ lực giao hòa, tha thứ, tha “nợ” cho nhau, vì dấu chỉ hy vọng đầu tiên của Năm Thánh toàn xá là bầu khí bình an và gì?  

03. Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là gì?

04. Định hướng mục vụ cho Hội Thánh tại Việt Nam trong năm 2025 là cùng nhau loan báo điều gì?

05. Trong gia đình, các thành viên sống yêu thương, quan tâm và liên đới với nhau hơn, đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục điều gì cho người trẻ?

06. Giữa cuộc đời còn nhiều gian nan thử thách, Chúa luôn ban tràn đầy điều gì cho những yêu mến Ngài?

07. Những cuộc hành hương đi liền với bí tích gì là điểm khởi đầu của con đường hoán cải đích thực?

Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


++++++++++


Ô chữ 2

Những gợi ý

01. Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh là một thời điểm gặp gỡ ai cách sống động và cá vị, Người là “cánh cửa” ơn cứu độ (x. Ga 10,7.9), là “niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1,1)  

02. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, […] phát huy tối đa những thuận lợi của phương tiện này để học hỏi và loan truyền chân lý đức tin và điều gì ?

03. Định hướng mục vụ cho Hội Thánh tại Việt Nam trong năm 2025 là cùng nhau loan báo điều gì?

04. Trong bối cảnh thế giới đầy xung đột, bạo loạn và chiến tranh leo thang, việc loan báo niềm hy vọng nơi ai càng trở nên cấp thiết?

05. Những cuộc hành hương đi liền với bí tích gì là điểm khởi đầu của con đường hoán cải đích thực?

06. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025 là Những người hành hương của điều gì?

07. HĐGM VN mời gọi Loan Báo Tin Mừng bất đầu từ đâu?

08. Trong gia đình, các thành viên phải sống yêu thương, quan tâm và làm gì với nhau hơn?

09. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và và thế nào?

10. Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là gì?

Chủ đề là những ký tự ở ô được tô đậm.
Chủ đề của ô chữ này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .



+++++++++

Ô chữ 3

Ô chữ này gồm 7 giải đáp được gợi ý dưới đây. Những giải đáp này được xếp theo hàng ngang, dọc, ngược và xuôi. Chủ đề ô chữ là những ký tự ở ô được tô đậm. Mời các bạn cùng tìm nhé!

Những gợi ý

01. Khi cùng nhau loan báo điều gì, chúng ta làm chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo, niềm “hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5)

02. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025 là Những người hành hương của điều gì?

03. HĐGM VN mời gọi Loan Báo Tin Mừng bất đầu từ đâu?

04 Trong gia đình, các thành viên phải sống yêu thương, quan tâm và làm gì với nhau hơn?

05. Chúng ta cần sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách thận trọng và khôn ngoan, luôn lưu ý bảo vệ giá trị sự thật và sự thiện trong tinh thần gì?

06. Điểm thứ tư HĐGM VN kêu gọi thực hành là khơi dậy ý thức điều gì nơi các cộng đoàn anh chị em di dân?

07. Giữa các cộng đoàn Hội Thánh địa phương, trong nước cũng như ở nước ngoài, cần có sự chia sẻ ơn gọi gì?

Chủ đề là những ký tự ở ô được tô đậm.
Chủ đề của ô chữ này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .




Lời giải đáp


THƯ MỤC VỤ 2025
Câu Trắc Nghiệm

01. c. 27 Giáo phận.
02. b. Siêu bão Yagi.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04. d. Chỉ a và b đúng.
05. b. Được hưởng phúc bình an.
06. d. Chỉ a và b đúng.
07. d. Những ai yêu mến Ngài.
08. c. “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”.
09. a. Tin mừng thánh Mátthêu.
10. d. Công Đồng Vatican II.
11. c. Công đồng Nicêa.
12. d. Cả a, b và c đúng.
13. d. Chỉ a và b đúng.
14. d. Đến với người xa Chúa và những anh chị em chưa biết Chúa, để nói với họ về Ngài.
15. d. “Những người hành hương của hy vọng”.
16. b. Loan báo Tin Mừng.
17. c. Chúa Giêsu.
18. d. Loan báo niềm hy vọng nơi Đức Kitô.
19. e. Cả a, b, c và d đúng.
20. b. Bí tích Hòa Giải.
21. c. Niềm hy vọng nơi Lòng Thương xót của Chúa.
22. a. Từ gia đình.
23. a. Sống và làm chứng cho Tin Mừng.
24. d. Cả a, b và c đúng.
25. b. Giáo dục đức tin cho người trẻ.
26. b. Sống thân thiện, bác ái.
27. d. Cả a, b và c đúng.
28. d. Hài hòa, bình an.
29. b. Loan báo Tin Mừng.
30. d. Nước Trời ở trần gian.
31. b. Thận trọng và khôn ngoan.
32. d. Giá trị sự thật và sự thiện.
33. b. Bác ái.
34. d. Chỉ a và b đúng.
35. d. Ý thức truyền giáo.
36. d. Chỉ a và b đúng.
37. d. Cả a, b và c đúng.
38. d. Chia sẻ ơn gọi thừa sai. 
39. b. Ơn gọi thừa sai.
40. d. Hội Thánh hiệp hành thừa sai.
41. c. Dấn thân.
42. b. Niềm hy vọng Kitô giáo.

Nguyễn Thái Hùng

++++++

Lời giải đáp
Ô chữ 1


01. Dấn thân.
02. Hài hòa .
03. Truyền giáo.
04. Tin Mừng.
05. Đức tin.
06. Ân sủng.
07. Hòa Giải.

Chủ đề: Tin Mừng

+++++++++.

Ô chữ 2

01. Chúa Giêsu.
02. Lời Chúa.
03. Tin Mừng.
04. Đức Kitô.
05. Hòa Giải.
06. Hy vọng.
07. Gia đình.
08. Liên đới.
09. Khôn ngoan.
10. Truyền giáo.

Chủ đề: Truyền Giáo

+++++++++++++++++

Ô chữ 3

01. Tin Mừng.
02. Hy vọng.
03. Gia đình.
04. Liên đới.
05. Bác ái.
06. Truyền giáo.
07. Thừa sai.

Chủ đề: Loan Báo

+++++++

THƯ MỤC VỤ 2025
GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
“CÙNG NHAU LOAN BÁO TIN MỪNG”

Anh chị em thân mến,

Chúng tôi, các Giám mục thuộc 27 giáo phận, tham dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2024 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao giáo phận Phan Thiết, từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 2024, xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và cầu chúc bình an.

Như anh chị em đã biết, những ngày vừa qua siêu bão Yagi đã đổ bộ và tàn phá dữ dội một số tỉnh miền Bắc nước ta, cướp đi bao sinh mạng, nhiều người bị thương và mất tích, nhà cửa hoa màu bị cuốn trôi để lại hậu quả nặng nề. Đây là thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là lời kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ từ cộng đồng, trong nước và ngoài nước. Chúng tôi rất cảm kích khi thấy mọi người, mọi nơi, đồng bào không phân biệt lương giáo đã hưởng ứng nhanh chóng, nhiệt tình đóng góp hỗ trợ cấp thiết cho các nạn nhân. Trong những ngày này, chúng tôi muốn biểu lộ sự gần gũi và cầu nguyện cho các nạn nhân đã qua đời được hưởng phúc bình an, các gia đình mất mát người thân được an ủi tinh thần và mau chóng khôi phục lại cuộc sống bình thường.

Bên cạnh đó, cùng với anh chị em, chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa vì Ngài luôn yêu thương quê hương và Hội Thánh Việt Nam. Giữa cuộc đời còn nhiều gian nan thử thách, Chúa luôn ban tràn đầy ân sủng cho những ai yêu mến Ngài.

Trong thời gian Hội nghị, với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chúng tôi đã cầu nguyện, chia sẻ nhằm đưa ra định hướng mục vụ cho Hội Thánh tại Việt Nam trong năm 2025, là năm “Cùng nhau loan báo Tin Mừng”. Đây là chủ đề thứ ba, trong lộ trình ba năm mà Đại hội của Hội đồng Giám mục năm 2022 đã xác định. Loan báo Tin Mừng là lệnh truyền của Đấng Cứu thế: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19). Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là truyền giáo” (Ad gentes 2). Năm 2025 cũng là Năm Thánh thường lệ, kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicêa, là Công đồng đại kết đầu tiên. Đây là cơ hội quan trọng để cụ thể hóa mô hình hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ. Hai năm qua chúng ta đã cố gắng “củng cố sự hiệp thông” và “thúc đẩy tham gia vào đời sống Giáo hội”, nay chúng ta cùng hướng tới sứ vụ căn bản của người tín hữu. Đó là việc đến với người xa Chúa và những anh chị em chưa biết Chúa, để nói với họ về Ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025 là “Những người hành hương của hy vọng”.
Khi cùng nhau loan báo Tin Mừng, chúng ta làm chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo, niềm “hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5,5). Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh là một thời điểm gặp gỡ Chúa Giêsu cách sống động và cá vị, Người là “cánh cửa” ơn cứu độ (x. Ga 10,7.9), là “niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1,1). Trong bối cảnh thế giới đầy xung đột, bạo loạn và chiến tranh leo thang, việc loan báo niềm hy vọng nơi Đức Kitô càng trở nên cấp thiết.

Trong Năm Thánh Hy vọng của Hội Thánh hoàn vũ, và năm “Cùng nhau loan báo Tin Mừng” của Hội Thánh tại Việt Nam, chúng tôi đề nghị những thực hành như sau:

1. Hành hương cầu nguyện. Đức Thánh Cha cho biết sẽ có những cuộc hành hương được thực hiện vào năm tới tại Rôma. Các Giám mục giáo phận sẽ chỉ định các điểm hành hương tại mỗi giáo phận. Những cuộc hành hương đi liền với bí tích Hòa giải là điểm khởi đầu của con đường hoán cải đích thực. Xin các linh mục hãy sẵn sàng và mau mắn cử hành bí tích Hòa giải để Dân Chúa tìm thấy niềm hy vọng nơi Lòng Thương xót của Chúa.

2. Loan báo Tin Mừng từ gia đình. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy nhiệt thành sống và làm chứng cho Tin Mừng, với những gợi ý như sau:

- Trong gia đình, các thành viên sống yêu thương, quan tâm và liên đới với nhau hơn, đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục đức tin cho người trẻ.

- Gia đình sống thân thiện, bác ái với anh chị em thuộc các tín ngưỡng, tôn giáo khác.

- Giữa các gia đình và cộng đoàn, cần nỗ lực giao hòa, tha thứ, tha “nợ” cho nhau, vì dấu chỉ hy vọng đầu tiên của Năm Thánh toàn xá là bầu khí hài hòa, bình an.

3. Cổ võ việc sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cách sáng tạo và hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Môi trường kỹ thuật số là một “lục địa” mênh mông cần người môn đệ Chúa Kitô tham gia tích cực xây dựng không những về mặt văn hóa - xã hội nhưng còn để xây dựng Nước Trời ở trần gian. Chúng ta cần sử dụng phương tiện này cách thận trọng và khôn ngoan, luôn lưu ý bảo vệ giá trị sự thật và sự thiện trong tinh thần bác ái, phát huy tối đa những thuận lợi của phương tiện kỹ thuật số để học hỏi và loan truyền chân lý đức tin và Lời Chúa.

4. Khơi dậy ý thức truyền giáo nơi các cộng đoàn anh chị em di dân. Các giáo xứ có nhiều anh chị em rời quê hương, cần chuẩn bị chu đáo cho họ hành trang đức tin, đức cậy, đức mến, và lòng nhiệt thành truyền giáo tại môi trường họ đến. Các giáo xứ có nhiều người di dân đến sinh sống, cần có những nâng đỡ cụ thể, giúp họ hội nhập và sống tinh thần truyền giáo.

5. Chia sẻ ơn gọi thừa sai. Giữa các cộng đoàn Hội Thánh địa phương, trong nước cũng như ở nước ngoài, cần có sự chia sẻ ơn gọi thừa sai. Đó là một cách thể hiện cụ thể tinh thần Hội Thánh hiệp hành thừa sai. Ước mong các linh mục, chủng sinh, tu sĩ sẵn sàng dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng như nhiều dòng tu đã thực hiện.

Anh chị em thân mến,

Trên đây là những đề nghị cụ thể, nhằm giúp Dân Chúa tại Việt Nam cộng tác hữu hiệu vào sứ mạng loan báo Tin Mừng, đồng thời hiệp thông với Hội Thánh hoàn vũ để lan toả niềm hy vọng Kitô giáo đến với đồng bào Việt Nam chúng ta.

Chiêm nghiệm về Dân Chúa lữ hành, đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã viết:

“Trên đường hy vọng suốt 2000 năm nay, tình thương Chúa như một lượn sóng, đã lôi cuốn bao người lữ hành. Họ đã yêu Chúa với một mối tình sống động,
thể hiện qua tư tưởng, lời nói, việc làm, với một tâm hồn mạnh hơn mọi cám dỗ,
mạnh hơn mọi đau khổ, hơn cả sự chết, họ đã là lời Chúa ở trần gian.
Đời họ là một cuộc cách mạng, đổi mới cục diện của Hội thánh”[1].

Lời ấy giúp chúng ta thêm hăng hái bước đi trên nẻo đường hy vọng để cùng nhau loan báo Tin Mừng.

Hội nghị đã kết thúc trong niềm vui chia sẻ với giáo phận Phan Thiết mừng Kim Khánh thành lập giáo phận.

Nguyện xin Đức Mẹ Tàpao, thánh Giuse và các thánh Tử đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta trở nên chứng nhân của niềm hy vọng trong thế giới hôm nay. Chúc anh chị em luôn bình an, thánh thiện và hạnh phúc.

Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, ngày 20 tháng 9 năm 2024.
TỔNG THƯ KÝ
(đã ấn ký)

Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng
CHỦ TỊCH
(đã ấn ký)
Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng