Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
Trước nhất, là Tin Mừng đã từng ghi:
“Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Giêrikhô. Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giêrikhô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Batimê, con ông Timê.47 Vừa nghe nói đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng:
-Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!
Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng:
-Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!49
Đức Giêsu đứng lại và nói:
-Gọi anh ta lại đây!
Người ta gọi anh mù và bảo:
-Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!50
Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu.51 Người hỏi:
-Anh muốn tôi làm gì cho anh?
Anh mù đáp:
-Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.52
Người nói:
-Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.” (Máccô 10: 46-52)
Tiếp đến, là bình giảng do Lm Kevin O’Shea, CSsR những bàn rằng:
“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa,”
“gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Sống đời người, phải chăng anh sống chỉ như thế. Sống đạo hạnh, anh sống hơn thế chăng? Như thế hoặc hơn thế, là lập trường sống an lành như thánh sử rày diễn tả ở trình thuật hôm nay.
Trình thuật, nay thánh Mátthêu đưa ra bối cảnh trong đó có tranh chấp giữa nhóm người tự cho mình là đệ tử thuần thành của Thiên Chúa và Biệt Phái. Nên, họ đã tìm đến Đức Giêsu để xem Ngài tranh luận với Biệt Phái “căng” đến độ nào. Và, họ nghĩ: Ngài không thể nào khôn ngoan/mồm mép bằng đám người chuyên tranh luận, nguỵ-biện về nhiều thứ.
Tin mừng thánh Máccô khi trước cũng đưa ra bối cảnh tranh luận cũng nóng bỏng như thế. Nhưng đám kinh sư hôm ấy, chừng như có dụng ý xem ra tích cực hơn. Tin Mừng thánh Mátthêu, nói đến một người trong họ nguyên là chuyên gia luật Torah của Do thái, và có thể là tư tế, đã thách thức Chúa thử tài cãi tranh/biện luận xem Ngài tài đến cỡ nào.
Người thách thức Chúa, thừa biết rằng 613 khoản luật Torah đều có giá trị ngang bằng. Nhưng người thách thức nay lại chơi “khăm” muốn bắt nọn Đức Chúa và biết chắc Ngài sẽ rơi vào bẫy cạm của người vấn nạn đưa ra.
Điều quan trọng là ta nên suy nghĩ về lời Kinh thánh:
Hãy lắng nghe, hỡi Israel!
Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất.
Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em,
hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời tôi truyền hôm nay,
anh em phải ghi lòng tạc dạ.” (Đệ Nhị Luật 6: 4-6)
“Đó là điều răn đầu quan trọng nhất.” (Mt 22: 39).
Điều răn đầu quan trọng nhất, ấy là: “Hãy lắng nghe” (Shema)! Đó, còn là lời nguyện cầu cơ bản mà người Do thái vẫn đọc nhiều lần trong ngày. “Hãy lắng nghe”, là nghe và chú ý hết mình. Là, trườn người về phía trước. Tựa mình lên đó mà tin tưởng vào điều mình khó lòng đạt được nếu không chú ý. Tựa hồ như ta chẳng thể nào suy tư về lề luật trừ phi ta áp dụng luật lệ ấy, ngay từ đầu.
Ta thấy gì khi lắng nghe? Thấy lời kinh của tổ phụ vẫn cứ bảo:
“Đức Chúa là Thiên Chúa Duy Nhất!”
Ngài là Giavê Thiên Chúa của Do thái. Ai cũng biết. Nhưng không ai được kêu tên cực trọng của Ngài. Danh xưng mà họ thường dùng trong chỗthân quen, là “Đức Chúa” (tức Adonai). Thế nên, khi lắng nghe, ta sẽ khám phá ra Đấng Duy Nhất mà Danh Ngài không thể phát ra thành âm thành tiếng. Và, ta chỉ khám phá ra mỗi một điều:Đức Chúa của ta là Đấng Duy Nhất, chỉ “Có” một.
Nói thế, không để bảo là: chỉ Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất, mà để nói rằng: Đức Chúa Duy Nhất mang tính độc nhất vì đặc trưng của Chúa là độc nhất vô nhị. Và, đó là bí nhiệm của thực thể. Hãy lắng nghe, vì có thể ta sẽ nhận ra điều ấy. Hãy lắng nghe và biến việc ấy thành trọng tâm cuộc sống của chính mình.
Khi làm thế, chắc chắn ta nhận ra rằng: bí nhiệm của tính chất duy nhất ấy là của ta. Đức Chúa là Thiên Chúa của ta. Tính “duy nhất” của Ngài là tương quan sống động Ngài có với ta. Là, tương quan mật thiết với ta và trong ta, cách thân thương; và tương quan này đòi có sựhỗ tương, đáp trả.
Chính vì thế, mà người người phải biết yêu thương tính Duy Nhất của Đấng Độc Nhất Vô Nhị hằng thương yêu mình.Giới răn tiên quyết và duy nhất, có nghĩa là không làm bất cứ thứ gì ngoài chuyện thương yêu. Chỉ biết yêu thương. Chỉ biết hướng lòng mình lên cao, để con người mình được kéo về Đấng Độc Nhất và Duy Nhất mình từng yêu mến và mến yêu mình. Giả như Israel không làm như thế, thì Israel chẳng còn là Israel dân riêng của Chúa nữa.
Nếu người người biết yêu thương Đấng Duy Nhất từng yêu thương ta, Ngài sẽ biến đổi con người ta. Để rồi, ta lại sẽ tập trung toàn bộ chính mình ta vào Đấng Duy Nhất. Có như thế, người người mới yêu thương bằng chính tâm can, linh hồn và thần trí của mình. Và từ đó, khám phá ra nơi mình sự kết hợp vẹn toàn chưa từng có. Và khi đó, ta sẽ giống như Đấng Duy Nhất mà ta thương mến. Sẽ là ảnh hình của Đức Chúa. Và ngay khi ấy, mình cũng khám phá ra chính mình ngay trong khoảnh khắc kiếm tìm ta và lắng nghe Đức Chúa của ta. Chính điều đó, và chỉ mỗi điều đó là luật Torah rất sống động.
Khi Chúa nói: giới răn thứ hai của luật Torah cũng giống như giới răn thứ nhất, ý Ngài muốn nói chính là sự ngang bằng trong cân lượng và tầm mức quan trọng như điều trước nhất. Đó không phải là giới răn “thứ yếu”, mà là giới răn cũng nóng bỏng như giới răn đầu. Đó không là yêu thương toàn thể nhân loại, hoặc yêu những gì trừu tượng hoặc những gì xa vời tầm tay.
Cũng chẳng là yêu người cần được yêu ở nơi xa xôi bên châu Phi, Trung Đông hoặc ở Châu Á, nơi quê nhà. Cũng chẳng là bỏ tiền cho bạc vào thùng giỏ quyên góp cho họ. Mà Lời Chúa nói, mang ý nghĩa yêu thương người đồng loại. Yêu theo nghĩa ta vừa nghe biết. Biết lắng nghe người thân cận, đồng loại. Là, khám phá ra nơi người thân cận và đồng loại, tính chất Duy Nhất của Đức Chúa,Đấng từng yêu người đồng loại của mọi người hệt như Ngài từng yêu chính con người ta.
Hướng tất cả lòng mình vào người thân cận, rất đồng loại mang tính Chúa, bằng tất cả tâm can, hồn trí lẫn xác phàm của mình. Đồng thời cũng nhớ rằng: đấy chính là người đồng loại ở cạnh bên. Nơi phố chợ, ở đầu ngõ, mà chỉ thoáng nhìn đã thấy ghê rợn, chẳng hấp dẫn. Chính đó, là những người chưa từng nghe biết, cũng chẳng nghĩ họ sẽ phải tuân giữ luật Torah. Nhưng, chính họ mới là người đầy tràn tính chất Duy Nhất. Đầy tràn tình Thương yêu của Chúa mình.
Mọi người trong ta không thể yêu người này mà lại không có người kia. Tất cả đều chung cùng với nhau. Đó chính là ý nghĩa của Giao Ước. Ý nghĩa từng tỏ cho ta thấy Đức Chúa đã trở nên Thiên Chúa của tất cả chúng ta. Tất cả đều phải trở nên một thực thể duy nhất, không biến dạng hoặc tản mát thành nhiều thứ, mà trở thành thứ duy nhất, rất kết hợp có Chúa yêu thương và sở hữu. Đó không là chọn lựa thêm thắt. Đó cũng không là chuyện thương hại, thương xót khi người đồng loại rất cận thân và cận lân đang cần điều gì đó, rất bức bách.
Đó chính là đòi hỏi của công bình chính trực của Đức Chúa Duy Nhất của chúng ta. Đòi hỏi của Đấng Duy Nhất. Của thể loại Yêu Thương, chính là Ngài. Đó còn là Giới Luật Vàng, đáng để người người chúng ta quan tâm. Hiểu biết. Và, biến yêu thương thành hiện thực. Hãy cố tuân thủ giới lệnh tuy hai mà một, tuy một mà hai ấy. Và rồi, người người sẽ trở nên Một với Đức Chúa.
Trong tâm tình nhận biết sự Duy Nhất của Chúa nơi Tình Yêu, ta sẽ lại ngâm nga lời thơ rằng:
“Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh.
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào Thơ Diễm Tuyệt.”
(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)
Thơ Diễm Tuyệt, cũng vẫn là Tình Yêu Tuyệt Diễm, rất chất Thơ. Thơ chung tình, tuy chưa nhìn và chưa nói, đã “rộng (tới) trời xanh”. Thứ đất trời, “ngất ngây thành chất rượu”. Thành nhị hỷ của tâm hồn rất yêu thương. Tuyệt diễm.
Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: