Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 26 Thường niên năm C 29.9..2013
“Phuợng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,”
“trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Nam An)
Lc 16: 19-31
Phượng ở ngoài đời, vẫn âu sầu nhân thế. Người ở trong Đạo, có như thế khộng? Câu hỏi đây, trình thuật vẫn cứ hỏi cả vào khi người đọc truyện Lazarô, rất khôn nguôi.
Trình thuật thánh Luca, nay không hỏi mà chỉ ghi lại tình tiết rất thơ văn để người đọc lĩnh hội tư tưởng của thánh-nhân, như truyện ông Lazarô tốt lành. Phải chăng đây là chuyện hạnh đạo về ông Lazarô ở trình thuật? Trình thuật trọn Tin Mừng hai lần được nhắc đến; một: ở trình thuật về Lazarô tốt lành như hôm nay. Truyện kia, do thánh Gioan kể về cái chết và hồi sinh ở làng Bêtania xưa, mà thánh-sử đưa vào Sách Tân Ước, trước khi kể về nỗi thống khổ và cái chết tủi nhục của Đức Chúa.
Truyện Lazarô, người duy nhất được Tân Ước tặng cho cái tên rất nổi cộm, Lazarô, bên tiếng Aram có nghĩa như “Eleazar” tiếng Híp-ri, tức: “Thiên Chúa chuyên giùm giúp”. Tiếng Hy Lạp gọi “Lazaros”, tên cũng dễ nghe nên tiếng Latinh và Anh/Pháp đều duy trì, sử dụng. Lazarô gốc chữ, là: người hành khất, rất tật bệnh bị ngược đãi như người phung cùi mà chỉ mỗi chú chó làm bạn đường, thôi. Ông bị mọi người lơ là, chẳng dòm ngó; may, nhờ quan tâm đến chuyện vĩnh cửu nên biến thành người tốt lành khác.
Theo trình-thuật thánh Gioan, thì: Lazarô thành Bêthania chết đã 4 ngày rồi mới có có cơ may được Chúa gọi hồn trở về với thế gian sống thêm vài năm nữa. Có người nghe truyện, lại đã hỏi: Không biết, là khi trở lại với thế giới dương trần, ông ta có nói điều gì? như thể bảo: “Tôi là Lazarô vừa về từ cõi chết, sẽ kể cho bà con nghe biết mọi chuyện…” Và, như tác giả T.S Eliot từng hỏi: đây như bài ca yêu thương của J. Alfred Prufrock, không? Nếu đúng, thì bà con hẳn cũng biết được một số điều về thế giới ở bên đó?
Duy có điều, là: theo lập trường chú giải thánh kinh ở đâu đó, thì 2 truyện kể ở Tin Mừng thật rất khác. Khác, từ chủ đích của người viết. Khác, cả cung cách lẫn thể loại rất hình-thức. Dù sao đi nữa, nhiều tín-hữu Đạo Chúa cũng đã kết-hợp hai truyện kể về Lazarô nhưng nội dung ở lời nguyện đọc vào lễ mồ, trong đó có câu như: “Xin thần-sứ Chúa dẫn đưa người quá cố đây về nơi thiên-quốc có ông Lazarô từng là kẻ khó nghèo được Chúa gọi, đến tháp tùng…”
Người giàu óc tưởng tượng, có thể còn nghĩ ra cảnh tình trong đó Lazarô có thể không chỉ nghèo khó mà thôi, nhưng còn bị chứng tật gì đó rất ngặt nghèo, khó chữa. Và, chỉ mỗi Đức Giêsu là bạn thân thiết với ông mới cảm thông mà ra tay chữa lành. Giàu óc tưởng tượng hơn, có thể có người còn nghĩ ra kiểu tật bệnh ngặt nghèo nào khác mà Chúa, nếu muốn chữa lành cho họ, thì Ngài phải chấp nhận lân la, gần gũi họ. Như bệnh hủi hoặc bệnh tật nào khác như nữ phụ nọ dám tin tưởng là chỉ mỗi mình Ngài mới chữa cho khỏi, nên tìm đến rờ vào gấu áo của Ngài, đã khỏi ngay (Lc 8).
Trình thuật nào cũng vậy. Lại cũng kể rằng: Chúa là Đấng chữa lành hết mọi người, dù có bệnh ngặt nghèo hay cấp tính, ác tính và Chúa đâu muốn kết than, gần gũi họ. Gần gũi với đủ mọi hạng người trên thế giới. Gần gũi đến độ Chúa còn đính kết với hết mọi người, khi xưa là đám người cùi phong, ghẻ lở, trộm cắp, đĩ điếm hoặc tội phạm đủ mọi kiểu.
Ngày nay, rất có thể là : nếu Ngài còn sống cũng sẽ gần gũi và gắn liền với cả những người ho lao, sốt rét thậm chí còn bị chứng/tật quái ác như HIV/AIDS dù Ngài chẳng bao giờ hành xử như họ. Hoặc giả, còn có cả mầm mống từ chính mình. Chẳng thế mà, khi nói với Saul (tức tên tục của thánh Phaolô) trên đường đi Đamát, sau trở thành thánh-nhân trụ cột của thánh Giáo hội, rằng: Ta là Giêsu mà anh đang ruồng bắt.”
Bằng ngôn từ ngày thời hôm nay, có thể Ngài sẽ bảo: Tôi là Giêsu, giống như những người mà quí vị đang ruồng bỏ, tẩy chay, tránh né.” Suy cho kỹ, thời nay lớp người nào đang bị xã hội né tránh và ruồng bỏ nhất, thì Chúa lại càng gần gũi, đính kết với họ.
Và, thánh Phaolô có lẽ sẽ lập lại những lời tương tự như xưa: “Tôi đây, nào thấy xấu hổ hoặc ngại ngần gì thập giá nữa là!” Và, nếu còn sống đến ngày hôm nay, có thể là vị thánh cột-trụ của Giáo hội, cũng sẽ bảo: “Thập giá kia, tôi còn không ngại thì xá gì tật bệnh dù khó chữa, như: phung cùi, sốt rét, cả đến AIDS, cũng thế.”
Cũng thế, ông Lazarô có thể cũng đã nói với Đức Giêsu, Đấng chữa lành cho ông, như từng bảo: “Tôi đây bệnh tình nghiệt ngã là thế, mà Ngài chẳng nề hà lại chẳng sợ gần gũi, thật quá sức!”
Cũng vậy, bắt chước thánh Phaolô, các Lazarô thời đại hoặc người bệnh mắc chứng ho lao, phong cùi hoặc tệ hơn, chứng HIV/AIDS sẽ lại nói: “Tôi vui mừng được chịu khổ nhục vì anh em… Tôi xin mặc lấy vào thân mình, vì lợi ích cho thân mình Ngài là Hội thánh Chúa.” (Col 1: 24) Và khi ấy, cũng có thể Chúa sẽ hỏi: “Anh/chị có sợ không nếu tôi lại là thành-viên của Hội-thánh đang bệnh hoạn.”
Thật ra thì, gần gũi những người bệnh ngặt nghèo như Đức Chúa từng gần cận đâu có nghĩa là mình cũng ngặt cũng nghèo, để phải né tránh, hắt hủi như một số “vị” ở trên cao xưa nay vẫn xử sự. Nếu tự nhận là thành viên của Hội thánh hoặc là thành phần thân thể của Giáo hội là Đức Kitô tưởng rằng cũng không có gì phải sợ sệt, tức: sợ nhiều thứ nên không dám nhận họ, dù họ hàng là người thân của ta đang mắc tật/bệnh, tật nguyền.
Bởi thế nên, nếu có ai –dù có là chi thể của hội thánh hay không- đang chết dần mòn ở bệnh viện, người ấy lại cũng sẽ, một lần nữa, làm như Đức Kitô đã làm trên thập giá đầy khổ ải, là: đang về cùng Cha. Về với Cha. Về, trong tư thế của người Con, dù bệnh tật.
Trong tâm tư đầy cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ rằng:
“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,
Trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.
Tháng sáu tôi thề khi đêm ra biển
Dầu sẽ như ve hết kiếp không về.”
(Nguyễn Nam An – Phượng)
Cảm nghiệm của hoa Phượng, mầu đỏ hay mầu tím, vẫn là cảm nghiệm về nỗi chết rất tật bệnh. Tật hay bệnh, vẫn thấy lòng trống vắng nếu không có Chúa gần gũi, chữa lành và yêu thương. Chính đó, là ý tưởng của cả nhà thơ lẫn nhà Đạo, rất văn thơ.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
- Loại bài viết:
- Thể loại khác:
- Chia sẻ Lời Chúa: