Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Chia sẻ cảm nghiệm Chúa Nhật VI TN NB

Tác giả: 
Lm Hương Quất

 

 

Chúa Nhật VI Thường Niên Năm B

HAI BÀI HỌC TỪ NGƯỜI CÙI CHO ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN (Mc 1, 40-45)

 

Anh em hãy tỉnh thức và Cầu nguyện, kẻo sa cơn cám dỗ, tinh thần tuy sẵn sàng, nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mc 14,38). Thầy Giêsu- Thiên Chúa làm người, hơn 2000 năm trước, tại vườn Cây Dầu đã cảnh tỉnh những đồ đệ thân tín theo mình.

 

Cầu nguyện rất cần và không thể thiếu đối với người Kitô hữu. Cầu nguyện không chỉ là thần dược giúp chống ba giặc thù, cao trọng hơn đây là giây phút gặp gỡ- đối thọai với Thiên Chúa, hiệp thông với Đấng mà Thầy Giêsu dạy gọi bằng “Abba” (Cha ơi).

 

Thế sao, cầu nguyện vẫn cứ  là “việc cầu nguyện”, là cái gì đó bên ngoài cuộc sống tôi, là “bổn phận” nặng nề? Nhiều lúc nó thành cái “balô” khó chịu mà tôi phải mang vác, khô khan, nhàm chán!

 

Người cùi trong bài Tin Mừng giúp ta điều gì trong đời sống cầu nguyện?

 

Từ người cùi, xin chia sẻ hai ý, hai bài học cho đời sống cầu nguyện.

 

1. Can đảm đến nương tựa Tình Chúa.

 

Để đến với Chúa Giêsu, người cùi trong bài Tin Mừng phải nói rất can đảm, không chỉ vượt qua rào cản của thành trì ‘ý thức hệ’ kiên cố của Do Thái giáo mà còn vượt thắng mặc cảm tội lỗi nặng nề nơi chính mình.

 

Đối với người Do Thái, người mang bệnh cùi còn khổ trăm bề hơn. Họ coi người bệnh, nhất là bệnh cùi đồng hạng tội lỗi, bị án Chúa phạt. Bởi thế, không những họ xua đuổi bệnh cùi ra khỏi cộng đoàn , mà còn cấm mọi người tiếp xúc, ai đụng vào người cùi phạm tội luôn.

Điều này có nghĩa người cùi không chỉ đau đớn về thân xác, nhất là những đêm có trăng, con cùi lên cắn rỉa đau đớn vô cùng (thống thân), mà quan trọng hơn đau đớn về mặt tinh thần (thống tâm): bị xếp vào hàng tội lỗi, bị cả xã hội tẩy chay, coi khinh ra mặt, cấm tiếp xúc, ai tiếp xúc quân tội lỗi  sẽ thành ‘đồng chí’ với họ, tức cũng sẽ lây nhiễm tội lỗi…

 

Chính vì thế, người bệnh cùi phải đeo chuông trên người, phát tiếng keng.. keng… để người khác biết tránh.

 

Hình ảnh đeo chuông trên người là ta liên tưởng ở thôn quê hay deo chuông cổ cho trâu bò, hay những con vật quý. Trong xã hội Do Thái khắc nghiệt, người cùi được coi như xúc vật, tệ hơn cả xúc vật (bởi vật quý chiên, bò… còn được chủ vuốt ve, nâng niu, thâm chí ôm hôn).

 

Nói thế để thấy, người cùi để đến được Chúa Giêsu, anh phải hết sức can đảm, không chỉ vượt thắng thành trì thành kiến kiên định của Do Thái giáo mà còn vượt thắng chính mình bởi mặc cảm tội lỗi.

 

Điều gì đã thúc đẩy người cùi can đảm đến trình diện Chúa, nương nhờ Chúa?

 

Đó là động lực tin yêu, tín thác, khiêm tốn. Hơn ai hết, anh cùi biết Chúa Giêsu  nổi tiếng không chỉ giảng hay như Đấng có uy quyền, làm được nhiều phép lạ, kể cả trừ quỷ ma… mà quan trọng hơn anh nhận ra Trái tim rất đỗi yêu thương của Đức Giêsu,  nhất là những người nghèo khổ, tội lỗi. Không ai thành tâm đến với Chúa mà thất vọng!

 

Chúng ta cũng thế. Để đến được với Chúa, ta cần can đảm, rất cần can đảm.

 

Thứ nhất, ta cần vượt thắng mặc cảm tội lỗi, nhất là những tội trọng ta đã phạm- như tội phá thai (…).

 

Khi phạm trọng tội ma quỷ cám dỗ, tội ta lớn lắm, tội ta to hơn Tình Chúa, không thể tha thứ được… Đấy là trường hợp của Giuda Tông đồ- tội bán Chúa, kết cục đưa ông đến tuyệt vọng, tự tử, để tiếng xấu muôn thủa.

 

Ta cần xác tín: Tội ta dù lớn thế nào, dù cả tội nhân thế cộng lại cũng không bao giờ lớn hơn Lòng Thương xót của Chúa. Chỉ cần ta sám hối chạy đến nương cậy lòng từ bi lân tuất của Chúa, cuộc đời ta sẽ sang trang mới, cuộc sống ta sẽ biến đổi. 

 

Thứ hai, nói đến với Chúa cần sự can đảm, bởi điều đó đồng nghĩa sống theo những điều Chúa dạy. Trong một xã hội đang tục hóa, gian dối ngang nhiên như xã hội hiện đang, để đến được với Chúa là ta chấp nhận bơi ngược dòng với sóng cả dồn dập.

 

Thứ ba, đến với Chúa là đáp lại lời mời gọi ta giao hòa với Chúa. Việc giao hòa với Chúa đồng nghĩa với việc giao hòa với anh chị em. Không thể có chuyện giao hòa với Chúa lại còn bất hòa với tha nhân. Ta không thể nhận ơn tha thứ của Chúa mà trái tim ta còn hận thù, không cảm thông yêu thương người khác. Chính Chúa Giêsu  khẳng định, yêu Chúa gắn liền với yêu người; Và trong cầu nguyện Người dạy “xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’.

 

Nói mạnh mẽ như Thánh Gioan Tông đồ sau này: Yêu Chúa mà không yêu người là tên nói láo.

 

Giao hòa với Chúa- hòa giải anh chị em là một trong những ý chính sống Năm Thánh Giáo phận. Đồng thời đây cũng là chìa khóa giúp ta tìm được an vui đích thực.

 

Và như thế không phải đợi đến đời sau, mà ngay đời này ta đã sống được Tin Mừng- nếm phúc Thiên đàng.

 

Đấy là bài học thứ nhất ta học nơi người cùi: trong tin yêu- khiêm tốn, ta hãy can đảm đến nương tựa Chúa.

 

2.2. Bài học thư 2: Cầu nguyện theo ý Chúa chứ không phải theo ý mình.

 

Thật cảm động, người cùi đến sấp mình trước Chúa Giêsu, xin: “Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”

 

Nếu Ngài muốn”. Rõ ràng người cùi không xin theo ý mình mà xin theo ý Chúa.

 

Chiêm ngưỡng gương Chúa Giêsu: Cầu nguyện theo ý Chúa, sống theo ý Chúa đấy chính là cách sống- cuộc sống của Chúa Giêsu. Chọn ý Cha thực hiện luôn là ưu tiên số một. Người hoàn toàn bỏ đi ý riêng để sống theo ý Cha, dẫu phải chết.

 

Nơi vườn Cây Dầu phát sáng chân lý quyết chọn sống theo ý Cha của Chúa Giêsu, dẫu phải hy sinh tính mạng. Đứng trước cái chết, nhất là cái chết ô nhục Thập tự, theo lẽ thường tình ai cũng sợ hãi, từ chối.. Chúa Giêsu  trong bản tính con người cũng thế, song cuối cùng và bao giờ cũng thế, Người để cho ý Cha toàn thắng. Ta hãy nghe Chúa Giêsu cầu nguyện: “Lạy Cha nếu Cha muốn xin cất chén đắng khỏi con, nhưng đừng theo ý con một theo ý Cha”, không chỉ một lần mà là ba lần Người cầu nguyện như thế.,

 

“Đừng theo ý con, một theo ý Cha”.

 

Và Người dạy ta khi cầu nguyện:  “xin cho ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời’. Ý Chúa được tỏ hiện chứ không phải ý mình.   

 

Nói thật, cầu nguyện xin cho ý Cha được thể hiện hay ‘nếu Chúa muốn’ như  người cùi là một thách đố cam ngo với chúng ta, bởi tính ‘quy kỷ’ ta dễ thường cầu xin theo ý mình, chứ không theo ý Chúa. Nếu Chúa chưa ban cho mình hay không ban cho mình vì nguy hiểm cho Linh hồn ta dễ chán nản, tuyệt vọng. thậm chí đi bói toán, cúng bái tà thần khác.

 

Tóm lại, ta phải học anh cùi ấy sống cầu nguyện: Khiêm tốn- tín thác can đảm đên nương cậy Chúa và xin theo ý Chúa. Trong Chúa Thánh Thần, chính trong tin yêu- khiêm tốn đời sống cầu nguyện của ta luôn năng động, nhẹ nhàng và đầy say mê.

 

Amen

 

Lm. Đa minh Hương Quất