Đừng bỏ em một mình
Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 29 mùa thường niên năm C 16/10/
“Đừng bỏ em một mình,”
Đừng bỏ em một mình!
Trời lạnh quá, trời lạnh quá,
Sao anh đành bỏ em”
(Nhạc: Phạm Duy/Lời: Minh Đức Hoài Trinh – Đừng Bỏ Em Một Mình)
(Mt 6: 5-6)
Mỗi lần nghe lại bài hát này, người nghe như bần đạo bầy tôi đây đều thấy rợn gáy, hay còn gọi là “lạnh xương sống”/cóng xương sường. Nghe qua đã thấy sợ, huống hồ là trích-dẫn làm tiêu-đề cho bài phiếm, nữa.
Đúng thế đấy bác ạ! Không khiếp sao được khi nghe ca-sĩ gạo cội Lệ Thu cứ lặp đi lặp lại một câu nhắc toàn những chứ “Đừng bỏ em” và “Đừng bỏ em!” những một mình! Thế nhưng, hôm nay đây, bần đạo lại vẫn mạnh dạnh trích thử một lần ca-từ ấy để gọi là “mào đầu câu chuyện” về “quyền thế” với “quyền-lực” được tượng-trưng bằng cục đá lớn gọi là “Cây Bút Chì” rất “Obelisk”.
Nói thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta cứ mạnh-dạn đi vào bài viết gặp ở bài viết có đầu đề tạm dịch là: “Cây Bút Chì to đùng có tên là Obelisk cùng với đền đài và ngôi tháp cao vút”, Nhưng, trước khi dịch bài này, xin mời bạn đọc và tôi, ta nghe thêm lời ca những hát rằng:
“Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Trời lạnh quá, trời lạnh quá,
Sao đành bỏ em một mình.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Chiều lộng gió, chiều lộng gió
Sao anh đành bỏ em?
Lời nào đó, lời nào đó
Tiếng ân-tình hay tiếng cầu kinh
Nhạc nào đó, nhạc nào đó
Nhạc gọi người, hay nhạc gọi hồn?
Đừng lặng thinh, đừng lặng thinh!
Với tiếng chày tiếng búa nện đinh!
Đừng toả hương, đừng toả hương!
Khói hương vang, che khuất người thương.
Đừng bỏ em, một mình!
Đừng bỏ em, một mình!
Đường về nghĩa trang, mông mênh.
Đừng bỏ em.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em, một mình!
Đường về nghĩa trang, lênh đênh.
Đừng bỏ em.
Đừng bỏ em, một mình!
Đừng bỏ em, một mình!
Cùng một lũ, cùng một lũ côn trùng
Rỉa rúc thân hình.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Một mồ trinh chênh-vênh
Chờ cỏ xanh.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Vài ngàn đời sau nữa.
Vài ngàn đời sau nữa.
Vài ngàn đời sau nữa.
Ai mái tóc còn xanh.”
(Phạm Duy/Minh Đức Hoài Trinh – bđd)
Nghe một loạt từ đầu đến cuối toàn những từ và ngữ “Đừng bỏ em một mình”, hay nhiều mình đến khiếp sợ, xong rồi thì nay hỡi bạn và tôi, ta hãy tiếp-tụcnghe tác-giả khác viết về biểu-tượng của quyền-bính rất uy-lực của vị nào đó trên thế-giới cứ phô-trương một biểu-tượng rất ý/lực sau đây:
“Sâu lắng trong lòng dân nước thời cổ-sử, không phải chỉ có tượng đúc của Thần-linh, Nữ-chúa được đúc/tạc theo hình dáng rất người phàm, nhưng còn bằng vật-dụng mang ý-nghĩa bí-ẩn được giấu kỹ theo cách nào đó như một phần của tập-tục thờ bái đấng cao-sang trên trời. Ví-dụ cụ-thể, được thể-hiện rõ ràng nhất, là: việc sử-dụng tháp cột hình mũi nhọn mà người Tây Phương gọi là tháp đá đặc hình “cây bút” (Obelisk).
Sử gia Hy-Lạp Diodorus có nói về tháp bút có chiều cao đến 130 feet được Nữ-hoàng Semiramis trương dựng ở Babylon. Kinh thánh cũng nói đề-cập đến ảnh-hình của chiếc tháp thuộc loại này rộng 9 phút cao 90 phút mà sách Đaniên có viết như sau:
“Vua Nabucôđônôxo làm một pho tượng bằng vàng cao sáu mươi thước, ngang sáu thước, dựng trong cánh đồng Đura thuộc tỉnh Babylon. Rồi vua Nabucôđônôxo sai người triệu-tập các thống-đốc, thủ-lãnh, tổng-trấn, các cố-vấn, các quan coi ngân-khố, các luật sĩ, thẩm phán và tất cả các quan chức hàng tỉnh đến khánh thành pho tượng vua Nabucôđônôxo đã dựng. Bấy giờ các thống-đốc, thủ-lãnh, tổng-trấn, các cố-vấn, các quan coi ngân-khố, các luật-sĩ, thẩm-phán và tất cả các quan-chức hàng tỉnh tập-họp để khánh-thành pho-tượng vua Nabucôđônôxo đã dựng, và họ đứng trước pho tượng vua Nabucôđônôxo đã dựng. Người đọc lệnh hô to: "Lệnh cho các ngươi, hỡi mọi người thuộc mọi dân-tộc, giống nòi và ngôn-ngữ: Khi nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn giây, đàn sắt, đàn cầm, tiếng kèn và đủ thứ nhạc-cụ, các ngươi phải sấp mình thờ lạy pho-tượng vàng vua Nabucôđônôxo đã dựng. Kẻ nào không sấp mình thờ lạy thì tức khắc sẽ bị ném vào đống lửa đang cháy phừng-phực." Bởi vậy, khi các dân-tộc vừa nghe tiếng tù và, tiếng sáo, tiếng đàn giây, đàn sắt, đàn cầm, tiếng kèn và đủ thứ nhạc-cụ, thì mọi người thuộc mọi dân-tộc, giống nòi và ngôn-ngữ đều sấp mình thờ-lạy pho-tượng vàng vua Nabucôđônôxo đã dựng.”
Thế nhưng, Ai-Cập là thành-luỹ của đạo-giáo đầy bí-ẩn, thì ở đây, việc sử-dụng tháp bút này được biết nhiều hơn cả. Nhiều ngọn tháp như thế vẫn còn để ở nước này, dù một số lớn đã được đưa về nhiều nước. Một tháp được dựng tại Central Park ở New York, một cái khác được dựng ở Luân Đôn và rất nhiều tháp bút như thế được đem đến thành thánh La Mã, nay là Rôma.
Từ ban đầu, “tháp bút” được nối-kết với việc thờ thần Mặt Trời, là biểu-tượng của “Baal” (tức tên tục của Vua Nimrod). Người thời xưa vốn dĩ bác-bỏ nhận-thức Tạo-Hoá đích-thực nên vẫn thấy rằng Mặt Trời ban sự sống cho cỏ cây và con người, nên cứ coi Mặt Trời như thần-linh, là Đấng tặng ban sự sống rất đáng trọng. Đối với họ, thì “tháp bút” cũng có ý-nghĩa dục-tính rất đáng kể. Họ vẫn quan-niệm rằng: nhờ kết-hợp dục-tình mà sự sống được sản-sinh, nên dương-vật (là bộ-phận sinh-dục của nam-giới chuyên việc sinh-sản giống nói) được cùng với mặt trời coi đó là biểu-tượng của sự sống. Thế đó, là niềm tin tưởng được biểu-trưng bằng “tháp bút”. (X. Ralph Woodrow, Obelisk, Temples and Towers, trong Babylon Mystery Religion, Ralph Woodrow 1981 tr. 39-46)
“Tháp bút” đặt ở đâu/nơi nào cũng vẫn đứng một mình. Vẫn sừng sững, uy-nghi. Đứng như thế, “tháp bút” mình đâu bao giờ biết hát câu ca do nhà thơ và nhạc sĩ già họ Phạm cứ văng-vẳng mãi có mỗi câu “Đừng bỏ em một mình!”, rồi lại bảo “Trời lạnh quá, trời lạnh quá, sao anh đành bỏ em?”
“Tháp bút” ở thế đứng một mình, sừng sững, còn là tư-thế của nhiều người. Nhiều nhóm hội/đoàn thể ở nhiều nơi, chỉ những muốn cứ “một mình một chợ” dù chung quanh rất đông đảo những người và người, quanh năm suốt thánh không bỏ rơi, như trường hợp của nhà đạo, lẫn nhà tu.
Lại cũng có trường-hợp, trong đó các đấng bậc vị-vọng được vây bọc xung quanh rất nhiều loại cứ là vòng trong/vòng ngoài đầy đủ cả, nhưng “đức ngài” vẫn thấy thui thủi rất một mình. Sống một mình. Ăn uống/ngủ nghỉ cũng một mình. Và rồi, lại cứ coi đó là cuộc sống lý-tưởng có kết-hợp với thần-linh/nữ chúa ở trên cao.
“Đừng bỏ em một mình!”, phải chăng là lời kêu gào rất lặng thinh của loài ốc, con sên vẫn lẳng lặng “một mình một biển” sống âm-thầm như không có gì vây quanh, dù đó có là ốc đảo hẻm núi hay chốn non cao sừng sững, rất khí-thế.
Sừng sững một mình, hay âm thầm lặng thinh chỉ một mình, còn là trạng-huống của nhiều thứ, nhiều sự được các tác-giả truyện kể cứ phân-bua/kể lể với mọi người, bằng cốt truyện rất đáng nể và dễ kể, như sau:
“Truyện rằng:
“Ngày xưa trên mặt đất chưa có biển xanh. Thần Tình yêu bấy giờ là người duy nhất cai quản cõi đời. Thần tặng cho tâm hồn mỗi con người thứ quý giá nhất: viên ngọc tình yêu. Khi con người đánh rơi viên ngọc của mình, nó sẽ tan thành trăm nghìn mảnh. Và mỗi mảnh hóa thành một giọt nước mắt mang hương vị của nỗi đau. Chúng không mất đi mà được thần tình yêu giữ lại để làm nên những viên ngọc khác. Biển từ đó ra đời…
Thuở ấy biển chỉ có một mình. Tình yêu càng làm cho con người đớn đau, biển lại càng thêm mênh mông, càng thêm cô quạnh. Lúc đó, trên mặt đất đầy những dấu chân của tình yêu, người ta thấy một con ốc nhỏ bé và lạc lõng. Con ốc tội nghiệp loay hoay không tìm được cho mình một lối đi, chỉ biết trú sâu trong chiếc vỏ. Thần Tình yêu không còn viên ngọc nào để cho nó. Thế là người đưa nó về với biển.
Biển từ đó bỗng biếc xanh, không phải vì phép nhiệm màu nào của thần Tình yêu, chỉ vì biển đã thôi một mình. Ngày ngày có con ốc nhỏ cạnh bên nghe biển hát…
Một đêm buồn, biển nói với con ốc nhỏ rằng biển chẳng có gì cho riêng mình. Nước mắt của con người, tình yêu của con người làm nên biển. Biển không có tình yêu. Biển chỉ có tiếng hát - chỉ có linh hồn. Nhưng tiếng hát ấy, người ta chỉ nghe một khoảnh khắc nào đó trong đời, rồi quên. Và linh hồn ấy, biển có nhờ gió mang đi giữ hộ, nhưng gió mãi vui nên đã đánh rơi đâu đó giữa đất trời. Thế nên biển thấy mình vô nghĩa…
Con ốc nhỏ nghe câu chuyện của biển, nó thương lắm…
Rồi một ngày kia, biển gọi mãi, gọi mãi mà không thấy con ốc nhỏ trả lời. Thần Tình yêu bảo con ốc nhỏ đã ra đi. Biển ngỡ ngàng, con sóng ngày ngày tràn về rồi lại ra đi như chờ mong một điều gì... Biển buồn. Nhưng rồi biển cũng nguôi quên…
Câu chuyện có lẽ mất hút vào hư vô, hay tan biến đi như những bọt biển, nếu không có một ngày…
Một ngày, ở một nơi rất xa biển, có một cô bé nhặt được chiếc vỏ ốc nằm lẻ loi. Tình cờ cô bé áp chiếc vỏ ốc vào tai, và chao ôi… từ trong ấy có những thanh âm da diết vọng về.
"Sao trong chiếc vỏ ốc này lại có tiếng hát của biển hở thần Tình yêu?" – cô bé tìm gặp và tò mò hỏi Người. Thần Tình yêu kể cho cô bé nghe câu chuyện về con ốc nhỏ. Ngày ấy, con ốc nhỏ đã thỉnh cầu với Người rằng hãy cho biển được giữ lại tiếng hát. Người bảo đó là điều không thể, trừ phi… Vậy là con ốc nhỏ từ bỏ linh hồn mình để được giữ linh hồn của biển. Nó phải ra đi thật xa. Và biển sẽ mãi mãi không bao giờ biết được…
Con ốc nhỏ đã khóc thật nhiều, nước mắt của nó cũng không được trở về bên biển.
Nhưng nó biết, giờ đây, biển đã có linh hồn, và rồi biển cũng sẽ có tình yêu.
Chuyện rằng con ốc nhỏ vẫn ngàn năm mang theo linh hồn của biển… (Trần Thị Ngọc Thủy kể)
Và, một nhận-định hơi khang khác, cũng thấm-thía nhiều tình-tự của cuộc sống có chữ duyên, không chỉ “một mình”, như sau:
“1. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa.
Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn.
Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.
2. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.
3. Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân, còn lại mọi việc hãy thuận theo nhân duyên.
4. Đức Phật từng nói: Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ.
5. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ.
Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng.
Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước.
Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.
Cuộc sống cũng cần một chữ Duyên
6. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết.
7. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”
8. Trên đời, có một số việc không phải không để tâm, mà để tâm cũng không làm được gì hơn.
9. Cuộc sống không có “Nếu Như”, chỉ có “Hậu Quả” và “Kết Quả”
10. Đón nhận đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, người khác không thể quyết định thay.
11. Trưởng thành rồi, bạn sẽ biết cách lấy nụ cười đối diện với tất cả.” (Sưu tầm lâu nay gom góp)
Kể thế rồi, nay mời bạn/mời tôi, ta hãy đi vào vườn hoa lời vàng để nghe đấng thánh-hiền từng khuyên dạy dân con mọi người khi nguyện cầu hãy ở trong tư-thế lặng thinh nhưng không riêng một mình, như sau:
“Và khi cầu nguyện,
anh em đừng làm như bọn đạo đức giả:
chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường,
hoặc ngoài các ngã ba ngã tư,
cho người ta thấy.
Thầy bảo thật anh em:
chúng đã được phần thưởng rồi.
Còn anh, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại,
và cầu nguyện cùng Cha của anh,
Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Và Cha của anh,
Đấng thấu suốt những gì kín đáo,
sẽ trả lại cho anh.”
(Mt 6: 5-6)
Phải chăng cuộc đời người là một chuỗi ngày lặng thinh, rất một mình? Nếu thế sao nghệ-sĩ già họ Phạm nhà ta lại cứ đặt câu ca, giòng nhạc ghê rợn đến là thế?
Nhận chân được tư-thế nguyện cầu lặng thinh rất một mình rồi, nay chắc hẳn bạn và tôi, ta không còn ngần ngại cứ “đầu cao mắt sáng” hát lên cả những lời buồn vang-vọng ý/lực đầy “bỏ rơi” như sau:
“
“Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Trời lạnh quá, trời lạnh quá,
Sao đành bỏ em một mình.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Chiều lộng gió, chiều lộng gió
Sao anh đành bỏ em?
Lời nào đó, lời nào đó
Tiếng ân-tình hay tiếng cầu kinh
Nhạc nào đó, nhạc nào đó
Nhạc gọi người, hay nhạc gọi hồn?
Đừng lặng thinh, đừng lặng thinh!
Với tiếng chày tiếng búa nện đinh!
Đừng toả hương, đừng toả hương!
Khói hương vang, che khuất người thương.
Đừng bỏ em, một mình!
Đừng bỏ em, một mình!
Đường về nghĩa trang, mông mênh.
Đừng bỏ em.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em, một mình!
Đường về nghĩa trang, lênh đênh.
Đừng bỏ em.
Đừng bỏ em, một mình!
Đừng bỏ em, một mình!
Cùng một lũ, cùng một lũ côn trùng
Rỉa rúc thân hình.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Một mồ trinh chênh-vênh
Chờ cỏ xanh.
Đừng bỏ em một mình!
Đừng bỏ em một mình!
Vài ngàn đời sau nữa.
Vài ngàn đời sau nữa.
Vài ngàn đời sau nữa.
Ai mái tóc còn xanh.”
(Phạm Duy/Minh Đức Hoài Trinh – bđd)
Và lời cuối hôm nay để gửi bạn và gửi tôi, đó là: Dù gì đi nữa, cũng “Đừng bỏ em một mình!” không để nguyện cầu mà chỉ bỏ rơi nhau, cho vui.
Trần Ngọc Mười Hai
Đôi lúc cũng mang nặng
Một tình tự ra như thế
Khi nghe bài hát
Dẫn ở trên
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: