Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Em ơi! Phương xa nào em có biết

 

 

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ nhất mùa chay năm C 10/3/2019

 

“Em ơi! Phương xa nào em có biết”

Có hay tình ta nhớ thương vơi đầy.

Em ơ! Em ơi! ở nơi xa đó có khi nào em tiếc thương ngày cũ

Đắm đuối xa xưa khi sống gần nhau

Hay em quên mau như cơn mơ trở về bến cũ

Khiến ai chờ mong héo hon đêm ngày.

(Nhạc ngoại: Oh Mon Amour – Lời Việt Phạm Duy: Tình yêu, ôi tình yêu)

 

(1Cor 11: 24)

 

Vâng. Dù có “nhớ thương vơi đầy”/đầy vơi cho lắm, cũng đâu “khiến ai chờ mong héo hon đếm ngày”, được đâu! Chí ít, là mong chờ ở nhà Đạo là chốn miền vẫn đợi và vẫn cứ chờ con dân khắp nơi “tiếc thương ngày tháng” cũ, thế mới chết!

 

Hôm nay đây, bần đạo cũng như bạn bè gần xa chắc vẫn nhớ/vẫn thương những “ngày tháng cũ” ấy cả trong cuộc tình lẫn trong đời mình sống đạo theo kiểu mới. Đó, là đôi điều nay được thánh hội Nước Trời khẳng định ở nhiều nơi, tận đất miền rôm rả của chốn ấy rất quận lỵ.

 

Thế đó, là tình-tự của Giáo hội lâu nay vẫn thế. Không tin ư? Thế thì, mời bạn/mời tôi, ta đi vào sự thể có những tình-huống rất đề-huề, để rồi rút tỉa kinh nghiệm sống cho bản thân. Nhưng trước khi đi vào chi-tiết, mời bạn/mời tôi, ta nghe thêm mấy câu nữa, như sau:

 

“Cuộc tình ngày đó đã ghi trong ta

ôi bao nhiêu ngọt bùi, bao kỷ niệm 
Rồi một thời tiếc nuối ôi xanh xao,

nghe tiếc nuối xót xa vô vàng 
Giờ chỉ còn nước mắt rưng rưng thôi 
Bao nhiêu đêm rồi thức trắng canh trường

mình ta chua xót 

Anh nơi phương xa nào anh có biết 
có hay tình ta nhớ thương vơi đầy 
Anh ơi anh ơi ở nơi xa đó có bao giờ anh tiếc thương ngày cũ? 
Đắm đuối xa xưa, khi sống gần nhau 
Hay anh quên mau như cơn mơ 

Kỷ niệm làm tiếng hát lên chơi vơi

Ôi lung linh tuyệt vời, nghe rã rời 
Kỷ niệm làm nước mắt hoen đôi mi sao vấn vương theo bên ta hoài 
Này người tình hỡi có nghe không anh? 
Bao nhiêu trông chờ, bao nhiêu gọi mời 
Tình ta tha thiết 
Em nơi phương đây, đường xưa vẫn đó,

dấu chân còn đây, ngóng trông đêm ngày 
 

Anh ơi, anh ơi, vòng tay còn ấm,

môi còn say, cớ sao còn mãi,

cứ mãi lênh đênh như chiếc thuyền trôi, 
Trôi đi mênh mang chẳng biết khi nao, trở về bến cũ 
khiến ai chờ mong, héo hon đêm ngày.

 

Anh ơi, anh ơi ở phương xa đó,

nếu mây mù giăng, nếu mưa ngập lối 
Hãy nhớ nhé anh, em vẫn chờ mong, 
Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tình yêu 
đắm say triền miên khiến ta tình ái 
Cất bước lên cao, em vẫn chờ mong ... 
Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tình yêu 
đắm say triền miên khiến ta tình ái.”

(Nhạc ngoại: Oh Mon Amour – Lời Việt: Như đã dẫn)  

 

“Anh nơi phương xa nào anh có biết!” À thì ra là như thế. Phương xa hay trời gần, chỉ là ý-niệm về một không-gian và thời-gian, ít người biết. Chí ít, đó lại là những “phương” và những “trời” rất thời thượng nhưng không thừa. À thì ra, đó lại là và vẫn là những thứ hoặc những sự mà dân con trong Đạo/ngoài đời còn ghi nhận, như Đức Giáo Tông nhà ta hôm nay vừa cho biết, như sau:

 

“Trong ngày họp thứ 3 của Hội Nghị về lạm dụng tình dục tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô, các Đức Hồng Y, Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đã có cơ hội tự vấn lương tâm và thú tội trong một nghi thức Sám Hối. “Chúng con thú nhận là các giám mục, linh mục, phó tế và tu sĩ trong Giáo Hội đã bạo hành đối với trẻ em và giới trẻ … chúng con đã bao che kẻ có tội … chúng con đã không nhận ra sự đau khổ của các nạn nhân … các giám mục chúng con đã không chu toàn bổn phận”.


“Lời thú tội tập thể của Đức Thánh Cha và của gần 200 hồng y, giám mục và lãnh đạo Giáo Hội được coi là giây phút đánh động nhất trong nghi thức Sám Hối đánh dấu ngày làm việc cuối cùng trong Hôi Nghị về lạm dụng tình dục trẻ em. “Chúng con xin Chúa tha thứ cho chúng con là những người tội lỗi. Xin Chúa thương xót chúng con - Kyrie eleison”.


“Nghi thức Sám Hối bắt đầu bằng một bài thánh ca và một bài thánh vịnh có nội dụng ăn năn đền tội, tiếp theo là bài tin mừng của Thánh Luca về Người Con Hoang Đàng. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục Philip Naameh, Tổng Giáo Phận Tamale ở Ghana, đã có bài chia sẻ. Ngài nói: “Rất nhiều lần chúng ta đã im hơi lặng tiếng, nhìn đi chỗ khác, tránh những xung đột. Chúng ta đã quá tự mãn để đối đầu với khía cạnh đen tối của Giáo hội. Chúng ta đã phí phạm niềm tin đặt để nơi chúng ta”.


“Đức Tổng Giám Mục Naameh nhấn mạnh: “Người con hoang đàng đã mất tất cả, kể cả chỗ đứng trong xã hội và danh thơm tiếng tốt. Thế nhưng chúng ta đừng ngạc nhiên nếu chúng ta chịu chung cùng một số phận. Chúng ta không nên than phiền, nhưng trái lại phải tự hỏi chúng ta cần phải làm gì?”


“Theo Đức Tổng Giám Mục Naameh thì các giám mục có thể và nhất quyết phải đi theo bước chân của đứa con hoang đàng là nhìn nhận tội lỗi của mình, công khai thú tội và sẵn sàng gánh nhận mọi hậu quả. Ngài nhìn nhận Hội Nghị mới chỉ là bước đầu. Ngài nói: “Cũng như đứa con hoang đàng trong Phúc Âm khi về nhà, vẫn phải thu phục con tim của người anh”. Đức Tổng Giám Mục kết luận là chúng ta cần phải thu phục con tim của các anh chị em trong các Dòng Tu, trong các Cộng Đoàn, lấy lại niềm tin của họ, và tái lập sự quyết tâm của họ trong việc hợp tác với chúng ta để đóng góp trong việc xây dựng Nước Chúa”.

“Sau bài chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục Naameh, các tham dự viên một lần nữa được nghe một nạn nhân kể về trường hợp thương tâm của mình. Đương sự cho biết: “Điều nhức nhối hơn cả là không ai thông cảm và tâm tư này sẽ ở mãi với mình”. Thế nhưng ông đã kết thúc lời chứng bằng một tia hy vọng rằng: “Lúc này tôi đã có thể thích nghi và tìm cách chú tâm vào cái quyền mà Chúa đã ban cho tôi là được sống. Chính điều đó đã cho tôi can đảm để có mặt ở đây”. (Vaticannews 23/2/2019, Vũ Nhuận chuyển ngữ)

 

“Chú tâm vào cái quyền mà Chúa ban cho tôi được sống”, đó mới là vấn đề. Vấn-đề của sự thực rất thật, trong đời. Sống trong đời, chỉ mỗi thế. Mỗi thế và cứ thế mà sống hoài sống mãi, sống thoải mái suốt đời. Cùng mọi người.

 

 “Cái quyền mà Chúa ban cho tôi được sống” cho ra người, nay lại bị “đấng bậc vị vọng ở La Mã biến cải thành thứ tình và/hoặc “tội” khiến trở thành vấn-đề thời thượng, như còn được tường-trình như sau:   

 

“Một hồng y có nhiều uy thế tại Hoa Kỳ bị tố cáo xâm phạm tình dục một thiếu nhi cung thánh trong nhiều năm. 


Đức Hồng Y Theodore E. McCarrick là một chức sắc có nhiều uy tín và thế lực tại Hoa Kỳ hồi tháng qua đã bị Toà Thánh giải nhiệm công tác mục vụ sau một lời tố cáo có cơ sở liên quan đến việc xâm phạm tình dục một chú giúp lễ 16 tuổi vào năm 1971.


Trong khi đó một thiếu niên khác tên là James lúc đó 11 tuổi khi cha Theodore E. McCarrick bước vào phòng ngủ của cậu tại Northern New Jersey. Cha McCarrick lúc đó 39 tuổi và là một “ngôi sao đang lên” trong Gíao Hội Công Giáo tại Mỹ. Cha là một người bạn thân của gia đình mà 6 anh chị em - kể cả James - thường gọi cha McCarrick một cách thân tình là “Chú Teddy”. Lúc đó James đang thay quần áo để xuống nhà ăn tối. 


James, năm nay 60 tuổi kể lại trong một cuộc phỏng vấn hồi tuần qua là: “Lúc đó cha McCarrick nói với tôi xoay người lại. Thật sự tôi không muốn bởi vì tôi không thích cho ai thấy khi tôi trần truồng”. James kể tiếp: “Thế nhưng tôi sững sờ khi thấy cha McCarrick cũng tụt quần xuống và nói “Con thấy không chúng ta đều như nhau. Không sao cả”.  


Đó là giây phút khởi đầu cho một mối tương quan “tình dục” kéo dài gần 20 năm. Trong cuộc phỏng vấn, James tiết lộ đây là lần đầu tiên anh công khai nói về chấn  thương này. Anh yêu cầu không tiết lộ tên Họ để bảo vệ sự riêng tư của gia đình. Thời gian qua đi và cha McCarrick trở thành một hồng y, một khuôn mặt có nhiều uy thế trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Hồi tháng qua, bất ngờ ngài bị giải nhiệm quanh một lời cáo buộc có cơ sở cho rằng ngài đã xâm phạm tình dục một thiếu nhi cung thánh năm 1971. 


James tâm sự tiếp: “Bản tin này đã thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi đã quỳ xuống và cám ơn Chúa vì tôi không đơn độc một mình”. Không cầm được nước mắt James nói: “Bây giờ tôi có thể nói cho mọi người và người ta sẽ tin tôi”. 


Các cuộc phỏng vấn và các tư liệu mà tờ báo The New York Times có được sau khi ĐHY McCarrick bị giải nhiệm cho thấy trong hàng giáo phẩm có một số người đã hay biết từ nhiều thập niên những cáo buộc liên quan đến chuyện sách nhiễu tình dục và sờ mó các chủng sinh. 

Hôm thứ hai, Tờ The Times đưa tin là một cựu linh mục tên là Robert Ciolek vào năm 2005 đã nhận được khoản tiền bồi thường 80.000$ để dàn xếp cáo buộc cho rằng khi ĐHY McCarrick còn là giám mục ở New Jersey hồi thập niên 1980 đã sách nhiều tình dục và sờ mó đương sự. Năm 2007, một cựu chủng sinh khác đã nhận được khoản tiền 100.000$ cũng để dàn xếp một cáo buộc tương tự. 


Thế nhưng cáo buộc của James - cho rằng đã bị liên tiếp xâm phạm tình dục khi còn là thiếu niên - được coi là nghiêm trọng nhất đối với vị hồng y mà nay đã 88 tuổi hiện đang sống lặng lẽ tại Washington DC. Hôm thứ hai, James đã báo cáo toàn bộ nội vụ cho đồn cảnh sát Loudoun County Sheriff’s Office ở Virginia là nơi anh đang sinh sống. 


Còn Đức Hồng Y McCarrick vào hôm thứ tư, qua một phát ngôn viên là Susan Gibbs, cho biết ngài không được thông báo về cáo buộc này vì thế ngài sẽ không trả lời. Tuy nhiên bà Susan cho biết là Đức Hồng Y hoàn toàn tuân hành thủ tục mà Giáo Hội đã đặt ra để giải quyết các trường hợp xâm phạm tình dục.


Trong cuộc phỏng vấn, anh James tiết lộ thêm là đã từng thổ lộ với thân phụ của mình về chuyện bị xâm phạm tình dục khi mới 15 tuổi. Thế nhưng cha McCarrick lại được gia đình của anh hết sức yêu mến và kính trọng coi như vị thánh vì thế sự tiết lộ của anh chẳng được ai lắng nghe. 


James từng được chính cha McCarrick rửa tội ngày 15 tháng 6 năm 1958, 2 tuần sau khi được phong chức linh mục theo sổ bộ tại giáo xứ Our Lady of Mount Carmel ở Tenafly, N.J. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại có sự hiện diện của luật sư của anh là Patrick Noaker, anh James nói: “Cha McCarrick đã chọn tôi là đệ tử ruột của ngài và gia đình tôi coi đó là chuyện tốt cho tôi và khi tôi nói chuyện gì khác thì gia đình tôi coi đó là chuyện không đúng. Vì thế tôi chỉ còn biết rút mình vào trong vỏ sò trong suốt 40 năm qua”.   


Sau khi biết chuyện Đức Hồng Y bị giải nhiệm, James bắt đầu kể lại cho gia đình biết những gì đã xảy ra cho mình. Sự liên hệ giữa cha McCarrick và gia đình của James rất sâu xa và gắn bó. Chính Đức Hồng Y qua những cuộc phỏng vấn kể về một người bạn chí thân thời trung học thuộc một gia đình gốc Thuỵ Sĩ. Người bạn đó chính là chú ruột của James. (Nguồn catholicherald - Vũ Nhuận chuyển ngữ) 

 

Biết và nhớ câu chuyện về Hồng Y, Giám mục này nọ, còn là biết và nhớ những lời mà đấng thánh hiền khi xưa còn nhắc nhớ như sau:

 

“Anh em cầm lấy mà ăn,

đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em;

anh em hãy làm như Thầy vừa làm

để tưởng nhớ đến Thầy.”

(1Cor 11: 24)

 

Biết và nhớ, còn là tưởng nhớ đến Bậc Thầy từng làm nhiều điều cho ta và cho mọi người. Điều Ngài làm, không chỉ như thế và mỗi thế. Nhưng còn hơn thế, rất nhiều. Hôm nay đây, khi đọc giòng chảy này, chắc hẳn người đọc lại sẽ liên tưởng đến những điều mà người nghệ sĩ bên ngoài nhà Đạo còn diễn tả bằng ý thơ và tiếng nhạc, vẫn hát rằng:

 

“Anh ơi, anh ơi ở phương xa đó,

nếu mây mù giăng, nếu mưa ngập lối 
Hãy nhớ nhé anh, em vẫn chờ mong, 
Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tình yêu 
đắm say triền miên khiến ta tình ái 
Cất bước lên cao, em vẫn chờ mong ... 
Dang đôi tay yêu trong cơn mơ đường tình yêu 
đắm say triền miên khiến ta tình ái.”

(Nhạc ngoại: Oh Mon Amour – Lời Việt: Như đã dẫn)

 

Tóm lại, đi vào phần kết luận cho câu chuyện cũng khá “Phiếm” hôm nay, tưởng cũng nên nhắc lại lời phát biểu đầy ý-nghĩa như vừa rồi, mà rằng:

 

“Đức Tổng Giám Mục Naameh nhấn mạnh: “Người con hoang đàng đã mất tất cả, kể cả chỗ đứng trong xã hội và danh thơm tiếng tốt. Thế nhưng chúng ta đừng ngạc nhiên nếu chúng ta chịu chung cùng một số phận. Chúng ta không nên than phiền, nhưng trái lại phải tự hỏi chúng ta cần phải làm gì?”

 

“Đừng ngạc nhiên”, “Không than phiền”, nhưng vẫn cứ “đầu cao/mắt sáng hướng về phía trước mà sống nốt những ngày còn lại của đời mình. Sống nhanh, sống mạnh, sống vững chãi như chưa bao giờ từng sống như thế. Thế mới hay. Thế mới phải. Hay và phải, như mọi người từng cam-quyết.

 

Trần Ngọc Mười Hai

Và những giây phút

Tự mình vấn nạn chính mình

để sống cho ra người.