Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Ô! Ô! Sáng hôm nay trên quê hương tôi

 

 

Chuyện Phiếm Chúa Nhật thứ 6 Phục Sinh năm C 26/5/2019

 

“Ô! Ô! Sáng hôm nay trên quê hương tôi”

Quê hương xinh xinh quê hương hữu tình,

Quê hương xinh xinh quê hương hòa bình…”

(Hoàng Thi Thơ – Đám Cưới Trên Đường Quê)

 

(1Thess 5: 25-28)

 

Ô! Ô! Ồ Ồ! Thật ra thì, “Quê hương xinh xinh, Quê hương hữu tình” và/hoặc “Quê hương hòa bình” đâu chỉ thấy có ở “Đám cưới trên đường quê” như đề bài ghi rất rõ. Hôm nay, ở nhiều nơi trong nước, khi nói chuyện hệ trọng, người đời thường ít khi đi thẳng vào vấn đề, nhưng cứ nói lái hoặc nói trại sang chuyện khác, toàn chuyện trời trăng mấy nước có “Đám cưới trên đường quê”, thôi.

 

Còn, nhà Đạo thì sao? Trước khi trả lời cho câu hỏi này, mời bạn và tôi, ta nghe câu hát tiếp ở bên dưới để xem tác giả Hoàng Thi Thơ bày tỏ những gì qua ca-từ thân thương rằng:

 

“Ô! Ô! sáng hôm nay trên quê hương tôi,
Quê hương xinh xinh quê hương hữu tình,
Quê hương xinh xinh quê hương hòa bình,
 

Đường nở hoa trắng, xanh, vàng, tím,
Đẹp làm sao bướm bay chập chờn.
Đàn chim non véo von ngọn tre,
Khăn mầu son, áo mầu vàng,
Ơi, bà con đến xem mùa cưới!
Chân hài cong, tay dù hồng.
Lâu thật lâu mới thấy được một ngày vui!

 

Ô! ô! sáng hôm nay quê tôi ra xem
Cô dâu con con y trang mỹ miều.
Cô dâu non non dung nhan mặn mà.
Chà! nhà ai có ông rể quý.
Chà! nhà ai có cô dâu hiền.
 

Ồ! ngộ thay có con lợn quay,
Xôi đầy mâm, cau đầy buồng.
Đây nguồn vui hiếm hoi ngày cưới.
Trông thật hay, trông buồn cười.
Ra mà xem mới thấy được cả niềm vui!

 

Anh anh ơi! Người tình tôi ơi!
Anh anh ơi! Xem người ta họ cưới nhau rồi!
Em em ơi! Người tình tôi ơi!
Em em ơi! Chuyện chúng mình đã tính sao chưa?
 

Anh anh ơi! Người tình tôi ơi!
Anh anh ơi! Xem người ta họ cưới nhau rồi!
Em em ơi! Người tình tôi ơi!
Em em ơi! Chuyện chúng mình cũng tính đi thôi.”

(Hoàng Thi Thơ – bđd)

 

Và sau đây, mời bạn/mời tôi và mời mọi người hãy xem câu chuyện tương-tự qua lời hỏi/đáp ở bên dưới:

 

“Hỏi rằng:

“Thưa Cha, con đây nhiều lúc thấy cũng ngỡ ngàng khi nghe Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu mọi người Công Giáo hãy đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày vào tháng 5, tháng 10 tiếp theo lời cầu cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e rất thánh và lời cầu tiếng Latinh: “Sub tuum praesidium” dâng lên Đức Mẹ. Xin Cha cho biết có gì bí-hiểm đằng sau chuyện này thế?”

 

 

Lời ở trên, được gửi về Lm John Flader ở Úc qua Tuần Báo Công giáo Sydney hôm 14/10/2018 được đấng bậc vị vọng có lời giải như sau:    

 

“Hỏi, là hỏi thế này:

“Tuy ngạc nhiên không ít, nhưng tôi cũng hài lòng khi thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu dân con Đạo Chúa hãy cùng nhau nguyện cầu, như thế. Những điều nằm phía sau câu nói đơn thuần ấy chỉ thế này: “Như ta biết, Giáo hội Công giáo đang trải qua nhiều tháng ngày nổi trôi, sao xuyến, vì  những bài viết phổ biến khắp nơi đề cập chuyện nhiều linh mục và các vị trong Giáo hội đang chìm đắm trong tình trạng gọi là “Lạm dụng tình dục”.

 

“Văn Phòng Báo Chí Toàn Thánh vừa đưa ra bản văn trong đó Đức Thánh Cha yêu cầu mọi người trong Đạo hãy đọc kinh cầu nguyện cùng Mẹ Maria và Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e xin các Đấng “gìn giữ Giáo hội khỏi mọi sự dữ, bởi kẻ thù cứ lăm le tách ta ra khỏi Chúa để rồi sẽ kình chống khích bác nhau” và Ngài lại cũng qui về khoảnh khắc được gọi là “những xáo trộn tinh-thần”.

 

“Chắc mọi người còn nhớ tình huống khi ấy Giáo hội phải chịu cảnh khốn khó khiến Đức Giáo Hoàng phải viết “thư gửi cộng đồng dân Chúa hôm 20 tháng 8 năm 2018 mời toàn thể Hội thánh thực-thi công cuộc chay kiêng nguyện cầu, hầu “vực dốc lương tâm của ta và khuấy động mọi người đoàn kết quyết tâm thực hiện văn hóa chăm sóc nhau mà bảo: “dân con mọi người chẳng khi nào được phép dấy lên bất cứ hình thức lạm-dụng nào hết.”

 

“Nay, Đức Thánh Cha lại yêu cầu ta năng lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày trong tháng Mười sau khi đã đọc hai lời nguyện mà anh/chị vừa trích dẫn. Tháng Mười, là tháng Mân Côi như Đức Giáo Hoàng Lêô 13 từng viết trong Tông thư “Supremi Apostolatus vào ngày 1 tháng Chín năm 1883.

 

Khi thấy có nhiều nguy hiểm khiến Giáo hội phiền lòng vào lúc ấy, Đức Lêô 13 bèn kêu gọi giáo dân hãy siêng năng lần Chuỗi Mân Côi và đọc Kinh cầu Loreto mỗi ngày trong tháng Mười năm ấy tại tất cả các Giáo xứ trên thế giới (X. Lm J. Flader, Question Time, quyển I đoạn 132).

 

“Nay, điều mà Đức Giáo Hoàng yêu cầu mọi người trong Giáo hội vang vọng lời mời gọi cách đây 135 năm, bởi một lần nữa, Giáo hội ta đang gặp những trở ngại khá đặc trưng. Chuỗi Mân Côi là lối nguyện cầu phong phú biệt lập khỏi hoàn-cảnh trong đó ta vẫn đọc, điều đó giúp ta rất nhiều điều cả thể, nên ta hãy nghe theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng trong việc này.

 

“Nay, cũng đừng quên: từ ngày 3 đến 28 tháng Mười năm nay 2018, lại có Thượng Hội Đồng Giám mục tổ chức tại Rôma để bàn bạc về các đề-tài quan-trọng như: Giới trẻ, niềm tin và ơn gọi, vì thế ta cũng nên thêm vào đó ý chỉ quan trọng cho các lời cầu của ta trong tháng Mười này.

 

“Về lời kinh nguyện cầu cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e, thì một lần nữa Đức Giáo Hoàng Lêô 13 từng lập ra cho Giáo hội. Có một hôm, trong lúc tham-dự lễ Tạ Ơn, ngài thấy ác thần/sự dữ tập họp quanh thủ đô Rôma và có thị kiến thấy Chúa cho quỉ Satăng được phép chọn một thế kỷ nó có thể làm những chuyện tệ hại nhất cho Giáo hội. Quỉ ta bèn chọn thế kỷ thứ 20 này.

 

Vậy nên, Đức Giáo Hoàng bèn viết lời nguyện cầu dâng lên Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e và đến năm 1886, ngài truyền cho mọi người trong Đạo hãy đọc kinh ấy sau thánh lễ.

 

“Bản kinh này, được đọc suốt mãi cho đến năm 1964 khi không còn nhu cầu nữa. Dù sao đi nữa, vào ngày 24 thánh Tư năm 1994, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị cũng nhắc nhở mọi kẻ tin hãy tiếp tục đọc kinh ấy “hầu giúp ta chống chọi mọi quỉ dữ lẫn ác thần ở thế giới này (X. Lm John Flader, Question Time quyển 1, đoạn 137)

 

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có nói đến chuyện ác thần sự dữ vẫn làm thế vào những ngày sờm nhất đầu nhiệm kỳ Giáo hoàng của ngài (X. Lm John Flader, Question Time quyển 3, đoạn 307). Và, vào ngày 5 tháng Bảy năm 2013 ngài đã dâng hiến Tòa Thánh Vaticăng lên Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e và cũng đã làm phép tượng mới của thánh-nhân tại vườn hoa ở điện Vaticăng.

 

“Ý-tưởng khi lập tượng này, có từ thời Đức Giáo Hoàng Biển Đức thứ 16 lúc ấy có mặt và đã làm phép mảnh vườn này. Hôm ấy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nói: “Bằng việc dâng tiến toàn điện Vatican này cho Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e, ta hãy xin Tổng Lãnh Thiên Thần bảo vệ ta tránh khỏi Ác Thần Sự Dữ đuổi y ta ra khỏi nơi đó.”

 

“Thành thử, vào thời khắc đặc-biệt này, ta cũng hãy dùng lời cầu của Đức Giáo Hoàng và dâng lên Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e lời kinh tha thiết, sốt sắng ấy. Còn về câu kinh “Sub tuum praesidium”, là một trong những lời kinh cổ xưa nhất dâng lên Đức Bà Maria, gặp ở sách cổ bản Ai Cập xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 hoặc 4.

 

“Đây là một trong các bài vịnh ca dâng lên Đức Mẹ có thể vào Giờ Kinh Đêm trong các bài Phụng vụ Giờ Kinh, trong đó có ghi như sau: “Chúng con chạy đến bên Mẹ để được bàu chữa, Ôi Lạy Mẹ rất thánh của Chúa. Xin đừng chê bỏ lời thỉnh cầu của chúng con trong cơn bĩ cực này, nhưng hãy luôn giúp chúng con xa lánh mọi hiểm nghèo, Ôi Lạy Đức Nữ Đồng Trinh Quang vinh rất thánh thiện.”

 

“Nếu như ta bắt chước Đức Giáo Hoàng Phanxicô mà khẩn khoản nguyện cầu bằng lời kinh như thế, ta sẽ lớn mạnh trong tình thương yêu Giáo hội mà giúp Giáo hội được nhiều thứ, ắt là cùng lúc, ta cũng sẽ tăng trưởng trong sự thánh-thiện như thế mãi.” (X. Lm John Flader, Pope’s call for the Rosary, The Catholic Weekly 14/10/2018 tr. 33)

 

 

Và, tiếp theo đây là một chuyện về sự tính toán của con rắn, để minh họa như sau:

 

“Một con rắn bò vào một cửa hàng bán đồ làm mộc và bò đến góc nhà. Khi bò ngang qua 1 cái cưa, nó vô tình bị lưỡi cưa làm bị thương. Lập tức, nó quay lại và cắn cái cưa. Càng cắn, nó lại càng bị thương ở miệng.

 

“Sau đó, không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nghĩ rằng cái cưa đang tấn công mình, nó quyết định quấn lấy cái cưa với ý định làm cho cái cưa ngạt thở với toàn bộ sức mạnh của mình. Thật không may, con rắn cuối cùng bị chết bởi 1 cái cưa vô tri vô giác.

 

“Đôi khi, chúng ta phản ứng với sự giận dữ với ý định sẽ làm tổn thương những người đã đối xử tệ với mình nhưng thực ra chúng ta đã làm tổn thương chính bản thân mình.

 

“Trong cuộc sống, có những lúc tốt hơn là mặc kệ sự việc có tồi tệ ra sao, là con người đừng nghĩ đến thù hận và sự đáp trả. Bởi vì hậu quả khi đã xảy ra là không thể đảo ngược và thảm khốc. Tốt hơn là luôn ứng xử với họ bằng thái độ ôn hoà , và tình yêu thương nhân hậu mặc dù phải nỗ lực rất nhiều .....!

 

“Hãy làm chủ cảm xúc của mình, đừng để bản thân chỉ vì một tình huống, chỉ một câu nói của người khác mà làm hỏng tâm tình, hỏng việc của mình. Một phút nóng giận, ân hận cả đời.”

 

Giả như bạn và tôi cùng mọi người, ta cứ nghe theo lời đề nghị của đấng bậc đây ở Úc như vừa trình bày ở trên, ắt hẳn mọi người chúng ta sẽ nên thánh cả thôi. Ít nhất, cũng lành thánh như các đấng kỳ vọng.

 

Thế nghĩa là, bạn và tôi, ta sẽ mãi mãi lành mạnh và thánh “quá’ trong mọi lúc. Cả những lúc khẩn trương nhất trong cuộc sống của mỗi người và mọi người, hệt như lời đề-nghị ở Kinh Sách vẫn khuyên như sau:

 

            “Thưa anh chị em,

xin anh chị em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa.

Tất cả anh chị em

hãy ôm hôn chào nhau một cách thánh thiện.

Nhân danh Chúa,

tôi yêu cầu anh chị em đọc thư này

cho tất cả các anh chị em.

Chúc anh chị em được đầy ân sủng

của Đức Giêsu Kitô,

Chúa chúng ta.”

(1 Thess 5: 25-18)

 

 

 

Thế nghĩa là, muốn trở nên lành mạnh và thánh thiện, ta cũng nên nghe theo lời đấng bậc mà nguyện cầu khắp mọi lúc, và mọi nơi. Trong cuộc đời này.

 

 

Trần Ngọc Mười Hai

Và những giây phút

Cũng hứng thú

như các đấng bậc rất thánh

ở quê nhà.