Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Cuộc Leo Núi Hiểm Nguy

Tác giả: 
Nguyễn Khắc Lộc

Cuộc Leo Núi Hiểm Nguy

Dave Brencic

Nguyễn Khắc Lộc dịch

 

Cứu Mạng ... Cây Xương Rồng?  Leo lên con đường núi cao lâu hơn là tôi đã dư tính.  Tôi bắt đầu cảm thấy mệt, và tôi biết Jane còn đang đợi tôi bên dưới.  Tôi quyết định quay trở lại.  Nhưng con đường mòn không có dấu chỉ dẫn rõ ràng như tôi đã nhớ.  Lúc này không có ai khác đi trở xuống, nên tôi không có ai để theo như khi tôi đi lên.  Tôi bước hụt chân và bất thình lình trượt xuống sườn núi. 

Tôi giang cánh tay trái ra để gìm lại và ngay lập tức tôi cảm thấy vai tôi đau nhói lên.  Tôi ngừng trượt một giây phút trước khi chân tôi sụm xuống, và tôi bắt đầu rơi.  “Lạy Chúa, xin cứu con,”  Tôi hét lên, trong khi nhào lộn 15 feet xuống sườn đá.  Tôi rớt vào một cây xương rồng, chân trái kẹt vào mấy cành cây chết.

Tôi còn tỉnh táo.

Tôi còn sống.

Nhưng cơn đau tôi chưa từng trải qua hành hạ tôi.

Có 3 người leo núi thấy tôi té và lập tức gọi 911.  Khi người cứu thương đến, họ mất đến 3 tiếng đồng hồ để ổn định tôi lại và dùng dây hạ tôi xuống sườn núi sâu thẳm.

Thời gian lu mờ đi khi tôi được di chuyển đến phòng cấp cứu của một bệnh viện cứu thương ở Flagstaff để khám.  Kết quả của chụp hình và thử nghiệm cho biết chân trái tôi bị nứt xương và vai bị sai khớp.  Quá nhiều gai xương rồng dính vào người tôi trông giống như là áo của tôi bị bấm đính vào ngực.

Các nhân viên y tá cho tôi biết là cây xương rồng đã cứu mạng của tôi vì nó làm tôi ngừng rơi.  Nhưng trong thân tâm tôi biết rằng thiên thần hộ mệnh đã có phần lớn trong việc cứu tôi.  Tôi tin rằng không phải sự trùng hợp hoặc cây xương rồng; chính Chúa đã cứu tôi.

Tìm Kiếm Ý ChúaTrong lúc tôi chờ đợi giải phẩu, Jane kiếm được chuổi tràng hạt của tôi và nhét vào tay tôi.  Mắt tôi ướt đẫm nước mắt khi tôi phấn đấu với cơn đau và lo sợ cho tương lai.  Tôi hướng về Chúa cầu nguyện.  Khi tôi lần chuổi cầu nguyện, tôi hình dung được rõ ràng cảnh Chúa Giê-su lo buồn trong vườn, bị đánh đập, bị gai nhọn đâm, và vát thánh giá.  Khi tôi hình dung được Chúa Giê-su trong các Màu nhiệm sự Thương, tôi có thể phó thác được sự đau đớn và lo sợ của tôi cho Chúa.

Lúc đó là lúc tôi quyết định dâng sự thử thách này cho hai ý định đặc biệt:  đứa con gái của tôi đang phấn đấu với quan tâm về sức khỏe và các linh hồn trong nơi luyện tội mà không được ai cầu nguyện cho.  Chúa đã chỉ cho tôi cái gì tôi có thể làm được khi tôi đương đầu với đớn đau, thất vọng và vô vọng.  Tuy nhiên, tôi cũng phải cầu nguyện cho nghị lực để không nói “Tại sao lại là tôi?”

Thánh Gioan Thánh Giá viết rằng để được đón Chúa, một linh hồn trước hết phải tẩy sạch lấy chính mình.  Ngài tin rằng những lúc này, khi được tẩy sạch sự tự hào, sức khỏe, hoặc ngay cả cá tính, có thể là chất xúc tác để chúng ta trở thành giống Chúa hơn.  Điều này trở thành mục đích của tôi trong suốt thời gian dài hồi phục.  Tôi bắt đầu hỏi chính tôi và Chúa, Làm thế nào để tôi học từ kinh nghiệm này và phó thác cho hồng ân của Chúa.  Bằng cách nào tôi có thể thấm nhuần được linh hồn của ngài và phục vụ những người khác?

Cầu Nguyện Công Khai.   Ngày qua ngày, tuần qua tuần, Chúa cho tôi nhiều cơ hội.  Tôi bắt đầu cám ơn, từng người, các y tá, bác sĩ, và những người phục vụ đã chăm sóc tôi mỗi ngày.  Cử chỉ giản dị, chân tình này thường đem lại một nụ cười trên gương mặt của họ.  Có một ngày tôi cảm thấy có sự thúc giục của Chúa Thánh Thần muốn cầu nguyện công khai với họ.

Niềm cảm hứng đến khi tôi đang được chuyển vào phòng mổ để giải phẩu cái chân bị gãy của tôi.  Trong lúc tôi yên lặng chờ đợi, tôi cảm thấy muốn nói một lời cầu nguyện.  Trước khi người gây mê cho tôi ngủ, tôi yêu cầu có một chút thời gian để cầu nguyện.  “Ông muốn cầu nguyện thầm hay lớn tiếng?”  Ông ta hỏi.  “Lớn tiếng,” tôi đáp.  Ông ta liền yêu cầu sự yên lặng từ các bác sĩ và y tá.

Tôi chào hỏi mọi người và tự nhận là một thầy phó tế của Giáo hội Công Giáo.  Như thường hay xảy ra, lời ChúaThánh Thần dạy. “Xin cám ơn Chúa cho món quà ngày hôm nay,” tôi cầu nguyện.  “Chúng con là con của Cha và chúng con xin Cha dẫn dắt tất cả các bác sĩ, y tá, và những người phục vụ đang có ở đây để cho cuộc giải phẩu được thành công.” 

“Cám ơn,” người gây mê nói.  “Đó là một lời cầu nguyện hay.”  Nó là một chứng kiến đơn sơ, nhưng là một điều tôi thấy cần phải làm.

Chia Xẻ Những Quan Tâm và Lời Cầu Nguyện.  Tôi gặp gỡ được một số người trong khi dưỡng sức ở trung tâm cấp cứu và trong khi hồi phục.  Với nhiều người, tôi có thể chia xẻ được câu chuyện thiên thần bản mệnh đã che chở cho tôi ở Sedona, hoặc chuyện trò về vài khía cạnh khác về niềm tin của tôi.  Thỉnh thoảng Chúa dùng tôi để làm bạn đồng hành với các bệnh nhân khác và lắng nghe những lo âu và lo sợ về tương lai của họ.

Có một người đàn ông bị đột quỵ cho tôi biết là gia đình ông ta không có khả năng để chăm sóc ông.  Ông ta đối phó với một tương lai mù tối ở một cơ sở chăm sóc của chính phủ.  “Tôi sẽ không bao giờ có thể trở về căn nhà nhỏ của tôi,” ông ta nói, ráng cầm lại nước mắt.  Tôi biết lời nói không có thể đem lại niềm an ủi, nhưng tôi hứa sẽ cầu nguyện cho ông ta.  Đến nay tôi vẫn còn cầu xin cho ông ta.

Gần đây, tôi đọc được một lời trích của Đức Cha Fulton Sheen, ngài nói, “Chấp nhận sự đau khổ và bệnh hoạn và mất mát không có nghĩa là lấy chúng làm niềm vui, hoặc trở thành chai đá, hoặc hy vọng thời gian sẽ làm chúng dịu lại.  Nó có nghĩa là hiến dâng cho Chúa để chúng có thể đem lại hoa quả.”

Hoa Quả của Sự Phó Thác.  Tôi nhìn lại những tháng ngồi xe lăn là những tháng thay đổi.  Tai nạn leo núi của tôi trở thành cơ hội cho sự phó thác và khiêm tốn – đương đầu với thực tế của niềm vô vọng của tôi.  Nó đem lại cho tôi những thấu hiểu mới mẻ về nương cậy vào hồng ân của Chúa và sống với Chúa Thánh Thần.

Những thương tích của tôi hầu hết lành lại gần một năm sau.  Nhưng tôi trãi qua kinh nghiệm này với một lòng từ bi sâu đậm hơn cho biết bao nhiêu đời sống mà mãi mãi bện chặt với đớn đau và đau khổ.  Tôi muốn họ biết rằng Chúa ở cùng với họ, rằng ngài có thể chấp nhận họ mỗi ngày, và đời sống của họ có mục đích.  Như một người mù được Chúa chữa trị, cặp mắt của tôi đã được mở ra, và tôi thấy những khốn cùng của thế giới với cặp mắt mới.  Hạt giống đã được gieo.  Chỉ có Chúa mới biết được hoa quả nào sẽ được đem lại.

 

(Phó tế Dave Brencic làm việc cho giáo phận Chicago).