Chịu Đựng Gian Khổ Với Cặp Mắt Hướng Về Nước Trời
Chịu Đựng Gian Khổ Với Cặp Mắt Hướng Về Nước Trời
Nguyễn Khắc Lộc dịch
Khi Judy vào tuổi tứ tuần, bà bị một tai nạn xe cộ nặng. Bà sống sót, nhưng thương tích làm bà phải nằm nhà thương và bị nhiều tháng đau đớn cực độ và trị liệu. Trong thời gian này, bà không thể đi làm hoặc chăm sóc cho chính bà và gia đình. Bà không thực hiện được những sở thích của bà – chơi tennis, đi bộ, và đi xe đạp – và thời gian càng trôi qua, bà càng nhận thấy bà sẽ không còn có thể hưởng thụ những sở thích này được nữa.
Khi Judy nhận thức được cuộc sống mới của bà sẽ trở nên như thế nào, bà cảm thấy ngã lòng. “Tại sao Chúa lại để chuyện này xảy đến cho tôi?” bà hỏi. “Bộ Chúa không quan tâm đến tôi và gia đình tôi hay sao?” Nhưng thay vì để Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của bà, bà cứ cầu nguyện, và từ sự cầu nguyện mà bà từ từ trở nên được thuyết phục rằng Thiên Chúa sẽ ở với bà qua hết thử thách.
Dần dần, Judy cũng nhận thấy rằng bà cần thay đổi cách suy nghĩ. Trong một mức độ nào đó bà đã từng tin rằng vì bà là một người Thiên Chúa Giáo ngoan đạo, đời sống của bà sẽ được dễ dàng hơn những người không tin Chúa. Nhưng bây giờ bà hiểu rằng theo Chúa có nghĩa là đi theo con đường thánh giá với Ngài. Bà bắt đầu thấy rằng con đường của Chúa bao gồm gian khổ và thử thách, nhưng nó cũng dẫn đến một trải nghiệm sâu xa của sự phục sinh của Ngài. Nói một cách khác, Judy đã đạt được cái nhìn về nước trời.
Giê-su, Người của khốn khó.
“Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó.” (Gioan 16:33). Đức Giê-su có thể nói lời này vì Ngài tường tận, quen thuộc với ưu phiền và đau khổ. Nghĩ lại xem đời sống của Ngài khó khăn như thế nào. Nghĩ lại những dặm đường Ngài đã đi qua, những lần bị đói khát, và tất cả những nơi bất tiện mà Ngài phải ngủ lại. Nghĩ xem cảm tưởng của Ngài ra sao sau khi chữa lành cho một bệnh nhân trong ngày Sa-bát liền bị chỉ trích vì đã làm việc này (Maccô 2:24). Hoặc biết rằng kẻ thù của Ngài đang tìm cách giết Ngài.
Cũng suy nghĩ về những người gần gũi nhất với Đức Giêsu cuối cùng đã làm Ngài thất vọng như thế nào. Giu-đa, một trong 12 môn đệ đã phản bội Ngài, và Phêrô, người môn đệ gần gũi nhất, đã chối bỏ Ngài. Và khi Ngài cần sự ủng hộ của họ nhất – lúc Ngài cam chịu đau đớn trên thánh giá – thì hầu hết đều bỏ rơi Ngài.
Đức Giê-su kiên trì bằng cách nào? Bằng cách là gần gũi với Cha của Ngài trên trời. “Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy.,” Ngài nói với các môn đệ của Ngài (Gioan 16:32). Ngài lấy năng lực từ Đức Chúa Cha bằng cách dành nhiều thời gian để cầu nguyện – có khi nguyên cả đêm. Đức Giê-su hướng mắt về nước thiên đàng, nơi mà Ngài sẽ trở về, nơi mà Ngài sẽ được quây quần với biết bao linh hồn mà Ngài đã chuộc tội qua sự chết và sống lại của Ngài.
Lời Cuối Cùng. Những người theo Đức Giê-su thuở ban đầu cũng không lạ gì về sự đau khổ. Thật vậy, họ đã biết điều này khi chấp nhận Ngài. Họ cũng chấp nhận một cuộc sống mà có thể bao gồm bắt bớ và hy sinh.
Đức Giê-su đã cảnh báo cho các môn đệ của Ngài điều này có thể xảy ra - và bảo họ rằng họ sẽ được ban ơn phước nếu điều đó xẩy ra! “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.” Ngài nói với họ. “Anh em hãy vui mừng hớn hở,vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Matthêu 5:11-12).
Tương tự, tông đồ Phao-lô, một người không lạ gì với sự khốn khổ đã viết, “một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2 Côrintô 4:17). Và thánh Giacôbê viết, “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là sự sống Chúa đã hứa ban cho những ai yêu mến Người” (1:12).
Bạn có thấy một sự tương đồng ở đây không? Cả ba đoạn này đều đặt đau khổ và thử thách vào trong một cái nhìn vỉnh cửu. Chúng không xem nhẹ sự đau khổ; chúng cho rằng sự đau khổ không phải là lời cuối cùng. Lời cuối cùng thuộc về Thiên Chúa, và nó là lời hứa của đời sống vỉnh hằng với Ngài trên thiên đàng.
Làm thế nào để “chịu đau khổ một cách tốt đẹp.”
Vậy thì chúng ta làm sao để phát triển và tăng cường cái nhìn vỉnh hằng của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể học để “được chan chứa niềm vui” mỗi khi thử thách đến với chúng ta (Giacôbê 1:2)? Đây là một vài đề nghị:
1. Hãy nương tựa vào Chúa. Như chúng ta đã đề cập, Đức Giê-su có thể chịu đựng được đau khổ vì Ngài gần gũi với Cha của Ngài bằng cách trung thành trong việc cầu nguyện và cố gắng luôn luôn làm theo ý Cha của Ngài. Điều này cũng đúng với chúng ta. Mỗi ngày, Đức Giê-su mời chúng ta, “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Matthêu 11:28-29). Đặc biệt là khi đời sống trở nên khó khăn, chúng ta có thể nương tựa vào Đức Giê-su và cầu xin Ngài giúp chúng ta tìm được thư thái cho tâm hồn của chúng ta. Chỉ ngồi yên lặng trong cầu nguyện và hình dung Ngài đang ngồi cạnh chúng ta có thể làm dịu nỗi lo sợ và giảm bớt sự lo lắng của chúng ta. Đây là những lúc chúng ta có thể lắng nghe được những lời an ủi của Đức Giê-su.
2. Tin rằng Chúa Thánh Thần ở trong bạn. Nhiều khi bạn có cảm tưởng mình đang ở trong đường cùng. Nhưng hãy nhớ, bạn đã đón nhận Chúa Thánh Thần khi bạn được rữa tội. Hãy nhớ rằng Chúa Thánh Thần chung thủy và vẫn còn ở trong bạn. Điều này không chỉ là để an ủi. Chúa Thánh Thần ở trong bạn có nghĩa rằng bạn được tiếp cận với sự khôn ngoan và hiểu biết của Thiên Chúa. Nó có nghĩa rằng bạn có Đấng cầu nguyện với bạn - ngay cả cầu nguyện cho chính bạn - khi bạn không biết cầu nguyện sao cho đúng (Rô-ma 8:26). Nó có nghĩa rằng bạn tiếp cận được quyền năng của Thiên Chúa để nâng bạn lên, đem đến cho bạn đầy hy vọng, và giúp bạn nhìn cuộc sống với một tầm nhìn vĩnh hằng.
3. Đừng độc hành. Chúa Giê-su không bao giờ có ý định để các môn đệ của Ngài đi một mình, và điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đối diện với những lúc cam go. Chúng ta dễ tự cô lập chúng ta khi cuộc sống gặp khó khăn. Chúng ta cảm thấy không nên nói về vấn đề của chúng ta, hoặc chúng ta không muốn đặt gánh nặng cho người khác. Nhưng thường thường sự thật là ngược lại. Chúng ta biết được có người muốn giúp chúng ta, mặc dù chỉ lắng nghe chúng ta và cho lời khuyến khích. Đừng đi một mình! Với tay đến người trong gia đình, người bạn trong xứ đạo, hoặc cha xứ của bạn. Yêu cầu họ cầu nguyện cho bạn và ngay cả cầu nguyện với bạn. Nếu bạn không nghĩ ra ai có thể giúp được bạn, xin Chúa gởi người đến với bạn. Đức Giê-su không đi một mình, cho nên chắc chắn Ngài sẽ không muốn bạn đi một mình.
4. Bám chặt vào hy vọng của Thiên Đàng. Thiên đàng ở chung quanh chúng ta vì Thiên Chúa ở chung quanh chúng ta. Đây là một điều không dễ để nhận thấy, nhưng Đức Giê-su đã hứa với chúng ta rằng nước trời ở giữa chúng ta. Có lẽ chúng ta chỉ nhận thấy thiên đàng trong cách nhìn bị che khuất, nhưng đây là lúc chúng ta cần đến đức tin. Chúng ta tin, mặc dù chúng ta không thấy. Và nếu chúng ta nắm vững đức tin, chúng ta sẽ trải nghiệm được vị giác của thiên đàng trong bí tích Thánh Thể, trong cảnh đẹp của mặt trời lặn, hoặc trong lúc ôm ghì người thân thương vào lòng. Những “vị giác” này hướng chúng ta về tương lai. Nó cho chúng ta biết niềm vui đang chờ đợi chúng ta khi chúng ta cuối cùng vào nước trời đầy vinh quang.
Mọi sự đều sinh lợi ích. Thiên Chúa muốn chúng ta luôn luôn giử lời hứa của nước trời trước mặt chúng ta, không cần biết hoàn cảnh của chúng ta ra sao. Nếu bạn thấy điều này khó tin, hãy nhớ lại những điều Thiên Chúa đã ban cho bạn. Nghĩ đến những vị thánh yêu quý của bạn và sự bền chí của các ngài. Hoặc nghĩ lại Chúa Giê-su, người đã trãi nghiệm nỗi đau buồn trong vườn Ghết-sê-ma-ni và rồi vài ngày sau nỗi vui mừng của sự phục sinh. Nếu không có gì giúp được bạn, hãy cứ lập lại lời hứa này từ Kinh Thánh: “Tất cả những ai kêu cầu danh Đức Chúa sẽ được cứu thoát.” (Rôma 10:13). Thiên Chúa chung thủy, và Ngài sẽ hỗ trợ bạn. Vì là công dân của nước trời, ngay cả những đau khổ của chúng ta cuối cùng cũng sẽ tạo thành vinh quang.
Kinh Thánh hứa rằng “mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định.” (Rô-ma 8:28). Đây là một điều có khi khó tin, nhưng nó thật sự là một lời hứa mà bạn có thể tin tưởng được. Hãy tin vào lời của Thiên Chúa hơn là cảm nghĩ của bạn. Tin cậy vào lời hứa của Ngài. Bạn có thể không tưởng tưởng được một điều tốt nào có thể đến trong một hoàn cảnh khó khăn; bạn có thể không thấy được lời hứa của Chúa được thể hiện qua thời gian. Nhưng cuối cùng, bạn sẽ phát giác được – với những công dân khác của nước trời - rằng mọi sự đều xứng đáng. Hãy bám chặt, và một ngày bạn sẽ được Đức Chúa Cha chào đón và ôm vào lòng. Và vào ngày đó, tất cả thiên đàng sẽ vui mừng với bạn./.
- Tổng Hơp: