Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Hoa Lục vì đâu nên nỗi và bài học cho chính mỗi chúng ta

Tác giả: 
Người Giồng Trôm

 

 

HOA LỤC : VÌ SAO NÊN NỖI & BÀI HỌC CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

 

            Bản thân bỉ nhân, bao nhiêu năm cầm bút hay gõ phím, chả bao giờ nghĩ đến chuyện phải thóa mạ ai, lên án ai, nói xấu ai, chỉ trích ai bất cứ vì điều gì. Tất cả cũng chỉ mong chuyển tải tâm tư nào đó đến cho ai nào đó để ta cùng chia sẻ cho nhau và nhất là giúp cho mình nhìn đời nhìn người để sống tốt hơn ngày hôm qua.

 

            Chuyện tai nạn, chuyện động đất, chuyện virus xảy đến thật sự thì không ai ngờ được. Thế nhưng rồi trong tai nạn và sau tai nạn đó người xung quanh ta, cận thân với ta hành xử với ta như thế nào cũng đáng để ta suy gẫm : suy gẫm về cách sống của ta cũng như cách họ đáp lại.

 

            Có bao giờ ta tự hỏi rằng tại sao mầm bệnh lại sinh ra tại Hoa Lục chứ không phải là nơi khác ? Và từ Hoa Lục, mầm bệnh đã lan tràn trên hơn 20 quốc gia. Không dừng lại ở con số đó mà virus gây bệnh sẽ lan tràn đến nổi không ai dám nói trước được điều gì.

 

            Công xưởng thế giới tê liệt, trong nước bị các ly, ngoài nước bị cấm cửa và tâm lý bài trừ Hoa lục. Kinh tế coi như tê liệt. 24 tỉnh Hoa Lục nghỉ tết kéo dài đến 9 tháng 2. Người Hoa Lục bị cấm du lịch. Biên giới Hong Kong và Hoa Lục bị đóng cửa. Nhiều người dân lo sợ ngày khánh tận.

 

            Hiện trạng ta đều thấy cả thế giới hoang mang và lo lắng cũng như tìm đủ mọi cách để không cho con virus quái ác đó hoành hành. Các nhà khoa học thì đang tìm cách để chữa trị cho những ai vướng bệnh.

 

            Còn nhìn vào thực tế Hoa Lục, chắc có lẽ nhiều nghĩ suy cho mảnh đất này.

 

            Hoa Lục đang cố gắng bưng bít mọi thông tin cũng như không cho Mỹ vào để giúp đỡ. Bằng mọi cách, phát ngôn viên của xứ sở này còn lên tiếng ngụy biện hay nói cho nó gọn là chỉ trích người muốn giúp đỡ mình.

 

            Với tất cả những gì gây ra, những gì hành xử thì người dân Hoa Lục phải trả giá cho những gì đã làm. Dù có ý tốt với người đồng loại nhưng nhiều nước đã đóng cửa cấm ngặt sự hiện diện của những người đến từ Hoa Lục.

 

            Trở về với chuyện Sars của ngày xưa. Chả hiểu họ lương thiện thế nào nhưng trên các trang mạng thấy họ lừa đảo như thế nào qua bệnh Sars.

 

            Bản thân nước Nga khi Hoa Lục dính Sars thì cũng không cấm ngặt như bây giờ. Năm 2003 khi dịch Sars xuất phát từ Hoa Lục hoành hành thì Nga cũng không đóng cửa biên giới với Hoa Lục. Họ che giấu thông tin. Cạnh đó thì Hong Kong cũng không ngại ngùng lên tiếng đóng cửa.

 

            Canada cũng hiền hòa lắm nhưng mỗi khi dân bản xứ đi ngang qua khu người Hoa thì họ phải mang khẩu trang vào trước thời điểm ôn dịch. Người Pháp thì họ nhẹ nhàng xa lánh các khu nhà hàng hay quán ăn do người Hoa Lục làm chủ cho dù sự thận trọng không xác đáng.

 

            Nhìn quanh nhìn quẩn thì dường như tất cả mọi người trên thế giới đều kỳ thị Hoa Lục. Tâm lý nhiều nước trên thế giới bài trừ Hoa Lục.

 

            Nhìn lại biến cố Nhà Thờ Đức Bà Paris thì ta lại thấy thế giới nhìn khác cũng như hành xử khác với Hoa Lục. Mọi người đều hướng lòng về Paris để chia sẻ với hoạn nạn mà nước này gặp phải. Ngược lại qua và với biến cố này, dường như thì ta thấy các nước cũng chia sẻ với Hoa Lục nhưng trong tâm khảm của lòng thương hại hơn là lòng trìu mến của con người. Chính vì vậy, có chăng Hoa Lục xét mình trước khi trách người. Nhiều người lại đau đớn lòng để thốt lên rằng : "Trời trả báo !".

 

            Và hẳn nhiên không tự nhiên mà có những ngôn từ đó trước hoạn nạn của người khác, của đất nước khác. Xem chừng ra câu nói này đúng bởi lẽ cách hành xử của Hoa Lục là coi trọng chính trị hơn tình người. Điều này là điều căn cốt nhất mà Hoa Lục phải lãnh chịu hậu quả chứ không phải là ai khác bởi mạng sống, quyền con người mãi mãi cần và được coi trọng.

 

            Như đã mạo đầu tâm tình chia sẻ, bỉ nhân không lên án, không loại trừ Hoa Lục nhưng nhờ Hoa Lục cho chính bản thân bỉ nhân nhìn lại đời mình và cách hành xử để rồi như đầy tớ bất lương trong Tin Mừng là khi về già hay bị sa thải vẫn có ai đó đón về nuôi. Nếu cứ như kiểu Hoa Lục như thế này thì thật tình tội cho người dân Hoa Lục. Không chỉ đối đầu với cơn đại dịch nhưng phải đón nhận sự miệt thị, sự kỳ thị người dân Hoa Lục vì cách hành xử của những người cầm quyền Hoa Lục.

 

            Bài học đắt giá nhất mà mỗi người chúng ta cần phải học đó là cách sống, cách hành xử với người khác trong biến cố này. Hãy nhìn lại mình, hãy thay đổi cung cách hành xử của mình để rồi đừng đi vào vết xe đổ của Hoa Lục như hiện nay. Và, chuyện "Trời trả báo" là có thực chứ không phải là câu nói vu vơ nữa dành cho những người đã sống ác, đã hành xử bất nhân với đồng loại.