Con đường quanh-co
CON ĐƯỜNG QUANH-CO
Nguyễn Văn Thông
Mẹ tôi rất can-trường. Trong cuộc di-cư 1954 chỉ có mẹ tôi theo bên nội vào Nam trong khi bên ngoại đã bán vội nhà cửa, ruộng vườn thì lại bị ngăn-chận phải ở lại miền Bắc. Mẹ thúc-gịuc chị em chúng tôi đọc kinh sớm, tối cầu-nguyện cho ông bà ngoại, các cậu, các dì, và hay cùng bố tôi kể chuyện ngoài Bắc, nhưng tôi không thấy mẹ tôi khóc ngay cả khi nhận được những tấm thiệp ông ngoại hay các cậu viết gởi từ Bắc vào Nam cho tới lần nhận được tấm thiệp báo ông ngoại tôi mất. Lần ấy mẹ tôi khóc như đập nước vỡ oà sau những tháng năm chất-chứa trong lòng. Mẹ vừa khóc vừa kể-lể những tình-tiết về chuyện bên ngoại tôi bị ngăn-chận vì tư thù nên phải ở lại. Mẹ tôi chỉ kể lại lần duy nhất ấy, và tôi cũng không bao giờ hỏi lại, vì chuyện ấy liên-can tới người bà con xa. Vả lại bố mẹ tôi sống trong niềm tin vào Chúa quan-phòng, có chuyện gì vui buồn thì chỉ tạ ơn và cầu-nguyện.
Chuyện xảy ra gần 70 năm, bố mẹ tôi đều đã qua đời, mà còn gây xúc-động trong tôi, vẫn như mới đây. Rồi đến chuyện ra đi của gia-đình nhỏ chúng tôi sau 1975, đã 45 năm, cũng là những vết thương chưa lành, mỗi lần đụng tới là muốn bật máu. Dân-tộc Việt chúng ta có một lịch-sử dài mang quá nhiều đau-thương. Chuyện quang-phục quê-hương là ước-mơ của hết thế-hệ này đến thế-hệ khác. Cứ mỗi lần nghe những tên tuổi trong cộng-đồng, hay người quen biết nằm xuống, lòng tôi lại xốn-xang như vừa có một chuyến tàu vụt qua, như một khối thời-gian tan-biến mà không có dấu-tích gì để lại, mặc dù biết mình có là gì đâu!
Trong tâm-trạng ấy, tôi nghĩ mình hơi thông-cảm được với người Do Thái trong sự chờ-mong Đấng Cứu Thế, trông-đợi dân-tộc được giải-phóng như các ngôn-sứ đã loan-báo trong lịch-sử bốn ngàn năm của họ. Lịch-sử của họ cũng chứa đầy thương đau vì bị ngoại-bang đô-hộ, bị lưu-đầy ở lân-bang, mang gông cùm nô-lệ của thời cổ không khác gì kiếp trâu ngựa. Cho nên khi Ông Gioan xuất-hiện từ trong hoang-địa trong bộ áo da lạc-đà kêu gọi dân-chúng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng" thì người ta xôn-xao nghĩ tới Ngôn Sứ Isaia đã loan-báo trước đó rằng: "Đây, Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt người để dọn đường." (Is 40: 1-5, 9-11)
Thế là đám đông đến vây quanh. Người thì lắng nghe, kẻ thì tò-mò, kẻ khác lại vặn hỏi: Có phải ông là đấng toàn dân trông-đợi không? Ông Gioan trả lời: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". Mc 1:8
Dân Do Thái dù tôn-thờ Thiên Chúa, có một lịch-sử gắn liền với chương-trình tạo-dựng và cứu-chuộc của Thiên Chúa, nhưng không phải có nhiều người nghĩ dân-tộc họ sẽ được giải-phóng bằng con đường thuần tôn-giáo là sám-hối, sửa mình, ăn chay, và cầu-nguyện... Họ có các nhóm vũ-trang, hành-động bạo-lực một cách có tổ-chức. Cũng như các phong-trào nổi dậy của mọi thời, tổ-chức của họ thường có tuyên-truyền và thanh-trừng. Tuyên-truyền để giành chính-nghĩa, thanh-trừng để diệt thù trong, ngăn thù ngoài. Và cũng như mọi thời, khi tình-hình chính-trị chín mùi, khối quần-chúng rất khó đứng bất-động. Họ hoặc là phải lựa chọn, hoặc bị lôi kéo. Cũng là tranh-đấu cho chính-nghĩa dân-tộc đấy nhưng tổ-chức khác nhau, đường-lối khác nhau, cương-lĩnh khác nhau... khác tới mức bị thanh-trừng hay tiêu-diệt là chuyện thường ngày trong khi viễn-ảnh dân-tộc độc-lập, tự-do, hạnh-phúc thì xa vời-vợi!
Tới chỗ này, ta có thể đặt câu hỏi. Thời đó không biết đã có những đầu-óc hay lí-thuyết chính-trị khét tiếng như thời nay không? Khét tiếng như cộng-sản, như quân-phiệt chẳng hạn? Theo tôi thì có thể có dù hình-thức khác nhưng chiều sâu hoặc độ "khét" cũng có hạng lắm bởi vì Đế Quốc Roma khoảng 500 năm trước Công Nguyên đã có Nghị Viện rồi, mà chắc có nhiều bạn đã biết về hai bài diễn-văn xoay-chuyển cả nghị-viện 180 độ, từ phải sang trái của Brutus và Antonius. Nước Do Thái chỉ là thuộc-địa của Roma nhưng lại có lịch-sử và tôn-giáo thay-đổi được đế-quốc Roma thống-trị mình, và từ đó làm nên nền văn-minh của hơn một nửa thế-giới. Thế cho nên các tổ-chức chính-trị của người Do Thái thời đó cũng có thể có những đặc-tính của những tổ-chức chính-trị thời nay, chẳng hạn như giành độc-lập bằng mọi giá - miễn sao đạt mục-đích, mọi phương-tiện đều tốt, nghĩa là dùng cứu-cánh biện-minh cho phương-tiện.
Thời nay, "cứu-cánh biện-minh cho phương-tiện" được chế-độ cộng-sản và một số tổ-chức dùng làm phương-châm hành-động. Hệ-quả của nó là sự tàn-bạo - "giết lầm hơn bỏ sót". Cộng-sản tiêu-diệt tôn-giáo vì tôn-giáo đặt niềm tin vào Đấng toàn-năng, tối-thượng, và nhân-ái. Cộng-sản huỷ-diệt lịch-sử để viết lại theo đúng đường-lối của đảng cộng-sản, để quần-chúng chỉ được nghĩmột chiều. Sau nửa thế-kỷ nhuộm đỏ một phần thế-giới, giết nhiều chục triệu dân, khối cộng-sản đã sụp-đổ trừ Trung Cộng và vài nước chư-hầu. Nhưng như con quái vật giãy chết, nó đang vùng-vẫy trong ba chục năm qua, và tỏ ra hung-hãn khủng-khiếp. Sự khủng-khiếp được phô-bày không cần che-đậy trong cuộc bầu-cử tổng-thống của một nền dân-chủ kiểu-mẫu cho toàn thế-giới là Mỹ Quốc.
Khủng-khiếp vì một thế lực ngầm điều-khiển chính-phủ Mỹ theo một đường-lối toàn-cầu. Khủng-khiếp vì đường lối ấy lập một trật-tự mới, phá bỏ mọi biên-giới quốc-gia, chống Thiên Chúa, thờ Satan. Khủng-khiếp vì nhóm người được gọi là tinh-hoa ấy sẽ nắm quyền sinh-sát toàn cầu bằng thuốc chủng, bằng dịch bệnh. Khủng-khiếp vì họ nắm trọn quyền truyền-thông trong tay để nuốn nói gì thì nói, muốn ai hoặc điều gì đúng hay sai thì tuỳ ý họ. Khi tất cả các mạng lưới thông-tin toàn cầu đều nói gian là ngay thì người ta mất hẳn ý-niệm về xấu, tốt. Khủng-khiếp vì họ sử-dụng kỹ-thuật vi-tính cao-độ để thay đổi ý-chí của một đất nước, và rồi sẽ đến cả toàn cầu, muốn cho ai có đủ phiếu thắng cử thì người đó thắng... Nếu bạn không cho việc ấy khủng-khiếp biến con người thành con vật hay những con robot thì không biết có gì trên đời có thể khiến bạn rùng mình.
Những cuộc di-tản, di-cư, trốn-thoát trong quá-khứ dù đau-thương nhưng còn có một tương-lai. Trong cuộc chiến toàn-cầu này, nếu người lương-thiện thua, họ biết chạy đi đâu? Phải chăng đã có những linh-mục, giám-mục, và hồng-y lên tiếng cảnh-báo rằng, chúng ta đang "nhìn xuống vực thẳm"! Vâng không những chỉ nhìn mà còn đang đứng mấp-mé bên bờ vực.
Không ai muốn bị rơi xuống vực. Cũng không ai muốn đi hoặc sống bên bờ vực, chỉ trừ có nhóm hoạt đầu là muốn xô nhóm quần-chúng không nghe theo chúng rơi xuống vực thẳm. Vì không muốn nên ai cũng tìm chỗ bám víu. Quần-chúng tìm chỗ bám víu khác nhau tuỳ theo họ được nghe, và được tuyên-truyền như thế nào. Họ bỗng đứng vào hàng-ngũ có chính-kiến đối-nghịch nhau, mà ai cũng cho mình là đúng. Người có sức thì quần-thảo nhau bụi mù để giành chính-nghĩa. Trong đám mù bụi ấy có người không thể phân-biệt sáng, tối, ngày, đêm. Người khôn-ngoan ngước nhìn trời và biết hướng đi của cuộc chiến.
Sự loan-báo của Gioan Tiền Hô nói lên hướng nhìn khác-biệt của thánh-nhân với những tuyên-truyền trong đám bụi mù chính-trị đương thời: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". Bời vì Ngôn Sứ Isaia đã loan-báo: "Đây Thiên Chúa đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị." Đám mây mù của tự-do, dân chủ, công-bằng, miễn học-phí, không phải trả tiền nhà thương, tiền thuốc... làm tối mắt nhiều người, và người ta "tranh-đấu bằng mọi giá, tranh-đấu đến cùng", bằng mọi phương-tiện miễn sao đạt được cứu-cánh. Trong đám mù ấy người ta sẽ không nhìn được gì hết nếu không ngước lên để thấy được sự khác-biệt: Thiên Chúa và Satan. Thiên Chúa của Chân Thiện Mỹ ngự-trị, và Satan quyến-năng của gian-trá, bạo-lực, tội-ác và huỷ-diệt thống-trị.
Cầu cho lương-tri của chúng ta sáng đủ để chọn bước ra khỏi con đường quanh-co tránh xa vực-thẳm.***
December 5, 2020
- Tổng Hơp: