Chuyện cũ nói hoài
CHUYỆN CŨ ... NÓI HOÀI
Mấy ngày nay, thấy trên các trang mạng và nhất là youtube đăng tải những bài biết, những clip với những tựa đề giật tít. Dĩ nhiên là chả bao giờ vào xem vì chỉ nhìn cái tiêu đề thôi là đủ hiểu.
Tưởng chừng cũng chẳng vào xem nhưng bạn bè cứ gửi và vào xem để xác định thực hư nội dung. Quả thật rằng những nội dùng cũng như hình ảnh minh họa xem ra chẳng ăn nhập gì với nhau.
Đánh vào tâm lý hiếu kỳ, nhiều người làm những youtube xem chừng rất hay với tiêu đề hấp dẫn nhưng kỳ thực nội dung chả có gì và có khi là không xác thực. Người ta cứ làm và miễn làm sao câu càng nhiều view càng tốt.
Mới sáng, giật mình với bài chia sẻ của một người thân. Tác giả bài viết cũng như youtube lấy hình của một vị linh mục làm mưa làm gió trên mạng để cho vào bài viết của mình để gây thêm sự cuốn hút và hấp dẫn. Khi đọc nội dung thì chẳng có gì gọi là chuẩn xác và hữu ích cho mọi người. Cái tít xem chừng ra cuốn hút nhưng nội dung thả nỗi cũng như gây hoang mang trong dư luận.
Mới đây, khi Đức Tổng Giuse nói về chuyện đọc Kinh Tin Kính gì đó, thế là có ngay mộ youtube đưa ngay lên mạng để bình loạn. Tiếc thay là ngay cả người làm truyền thông xem chừng là chuyên nghiệp còn bị mắc bẫy của người làm youtube đó.
Không dừng ở những chuyện như vậy, nhiều người làm youtube muốn kiếm nhiều tiền và họ không ngần ngại lấy hình ảnh hay câu nói của các đấng các bậc trong Hội Thánh và bóp méo đi những lời phát biểu ấy. Có những phát biểu, có những câu nói xem chừng bình thường nhưng người ta gán vào đấng này vịn vào bậc kia thế là bà con thay nhau mà chia sẻ.
Đã nhiều lần nhiều người được cảnh báo với những youtube, những tác giả chuyên viết những đề tài xem chừng ra là hút khách. Tiếc thay những bài viết hay những đoạn clip đó mang lại sự bất hòa và chia rẽ. Giá như mà những đoạn, những bài viết đó đừng đưa lên và giả như có dụng ý xấu thì người đọc đừng đọc và đừng chia sẻ cho người khác.
Chuyện xấu, chuyện không tốt, chuyện bất an vô tình cứ loan tỏa đi khắp nơi. Lợi dụng tâm lý nhẹ dạ cả tin mà nhiều người đã dùng mọi cách để kiém tiền từ lượt xem bài viết và clip của mình.
Hơn một lần, bản thân bỉ nhân cũng bị dính bẫy của truyền thông. Cũng chả phải dính bẫy nhưng để câu live và câu view cho trang ấy, chủ biên đành đoạn sửa tiêu đề cho hấp dẫn. Bài bỉ nhân viết có tiêu đều : Thánh Lễ ngoại lệ (bài viết về Thánh Lễ ngoại lệ) nhưng rồi chủ biên sửa thành : Thánh Lễ ngoại lệ cho vị chân tu cải đạo theo Chúa.
Với tiêu đề như vậy, dĩ nhiên là sẽ thu hút hơn nhưng đáng tiếc thay đã tước quyền của tác giả để dổi theo ý mình. Cũng trang đó, lấy bài của bỉ nhân mang đăng với tên bút hiệu khác. Khi hỏi ra thì lời giải đáp chẳng có gì gọi là công bằng và công lý cả.
Thế đó ! Ngay cả những trang mạng mang danh là Công Giáo nhưng cũng chạy theo thói đời để làm những chuyện xem chừng ra không đúng. Ngày nay có rất nhiều trang núp bóng Công Giáo để trục lợi hay định hướng theo tiêu chí của họ. Thế cho nên người đọc, người tiếp nhận nguồn tin cần phải biết rõ mình đang nghe gì, đọc gì.
Nhìn vào thực tế của cuộc đời, ta thấy những trang tin xem chừng từ lâu lắm ta tin rằng nó là tiếng nói của sự thật, của chính kiến. Chỉ đến khi vỡ lẽ ra ta mới thấy rằng những trang mà bấy lâu nay tta tin tưởng nó đã được thế lực đen tối mua tự lúc nào.
Chuyện bài viết, chuyện trang mạng, chuyện youtube kích động hay giật tít đã được cảnh báo nhiều, đã nói rất nhiều lần nhưng tiếc thay nhiều người chưa cảnh tỉnh. Với tất cả tâm tình, nhất là trong mùa đại dịch này, khi ta tiếp nhận cổng thông tin nào đó ta cần phải cân nhắc, suy luận rằng trang đó có thật hay không hay chỉ là loan tin không đúng.
Nhớ lại lời của Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn, Đức Tổng nhắc nhở làm truyền thông phải tôn trọng sự thật và nói sự thật trong tình bác ái chứ không phải cái gí cũng nói, cái gì cũng nghe. Chính vì vậy, ta cần phải tỉnh táo để xác minh nguồn tin để khi xem nguồn tin đó nó có lợi hay bất lợi cho ta, nó mang lại sự bình an, hiệp nhất cho ta hay ngược lại.
Chúa ban cho ta cái đầu, Chúa ban cho ta suy nghĩ để rồi ta nên cân nhắc tất cả những thực tại của trần gian. Đừng vì thiếu hiểu biết hay cả tin mà ta lại hoang mang và bối rối nhất là trước lượng thông tin khổng lồ mà ngày mỗi ngày ta tiếp nhận.
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp: