Miệng và lòng
MIỆNG VÀ LÒNG
Miệng : Có thể nói là chi thể, là cơ quan của con người được nói, được nhắc nhiều nhất. Và với Thánh Kinh cũng vậy, từ chỉ về miệng cả danh từ và động từ được nói thật nhiều.
Hôm nay, trang Tin Mừng mở ra cho ta hình ảnh của miệng từ lời Chúa Giêsu : "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'.
Chả phải chỉ Chúa nói nhưng tự xưa lắm rồi, tự cái thời Isaia, Isaia đã nói điều đó với dân và về dân của Chúa. Và, hình như thời của Môsê ta cũng bắt gặp cái đám dân "thổ tả" như vậy. Mồm lúc nào cũng nói là thờ Chúa nhưng lòng thì xa vời vợi. Dấu chỉ rõ nét nhất nơi dân Do Thái trong sa mạc đó chính là hình ảnh con bò vàng.
Dân Do Thái xem chừng ra đạo đức, kính sợ Thiên Chúa nhưng rồi lòng họ được bộc lộ nơi con bò vàng. Khi chủ tể của họ là cái bụng, là cái tôi thì tức khắc xuất hiện con bò vàng.
Thời nay, thoáng thấy trong cuộc đời ta lại thấy điều mà Isaia nói, điều mà Chúa Giêsu nói về dân không khác gi mấy. Ta có thể kiểm chứng được điều này ngay troong thực tại của con người.
Đang vào đỉnh điểm của đối phó với dịch bệnh, những cơ quan hữu trách phải tìm đủ mọi phương án và chọn phương án tốt nhất để giữ gìn sức khỏe và hơn nữa là giữ gìn tính mạng cho con người. Và, phương án hiệu quả nhất mà người ta tính đến đó là chuyện giãn cách xã hội.
Qua nat khi vừa nghe rục rịch giãn cách xã hội, không ít người tỏ ra buồn và tiếc nuối cho chuyện "lễ lạy". Không như hai lần trước, lần này cũng có tiếc nuối nhưng không nhiều. Dĩ nhiên là người thì có quyền phát sinh tình cảm khi bị mất đi cái gì đó như thói quen đặc biệt là thói quen đạo đức.
Người quen chia sẻ về chuyện đạo nghĩa ở Sài Thành : "Con thấy nhà thờ vắng lắn Bố ơi ! Từ hôm Chúa nhật, lượng người đi vắng bớt. Chiều tối hôm nay cũng vậy ! ..."
Thật ra cũng chả lạ gì lắm với cái cảm xúc trống vắng nhà thờ như thế này.
Lần này thì không nói vì phong tỏa. Như 2 lần trước, giãn cách xã hội có nghĩa là vẫn còn loanh quanh luẩn quẩn lui tới nhà thờ được nhưng dường như nhà thờ đón nhận sự thờ ơ lạnh nhạt của giáo dân. Nếu như thường ngày họ bỏ bớt thì vào dịch bệnh họ bỏ nhiều hơn.
Trưa Chúa Nhật, bầu khí lạnh tanh của ngôi Nhà Thờ tương đối lớn. Trống vắng và Cha Xứ chua chát : "Ủa ! Hôm nay Chúa Nhật mà mấy đứa ?"
Chúa Nhật ! Vâng ! Chúa Nhật chứ không phải thứ hai hay thứ ba nhưng bầu khí trầm buồn lan toản không chỉ nhà thờ mà quanh cả vùng bởi lệnh phong tỏa.
Sự dửng dưng với tôn giáo vốn dĩ đã có vì hoàn cảnh kinh tế xã hội thì nay lại trầm trọng hơn. Nếu như trước đây họ đã dửng dưng rồi thì cơ hội này thêm lý do để không đến với Chúa nữa.
Hoàn cảnh là một chuyện nhưng trong lòng của người tín hữu còn Chúa hay không là chuyện khác. Thực trạng xem ra chua xót và không ai muốn nói hay nhắc đến đó là thái độ sống đạo và giữ đạo. Nhân danh là người Kitô hữu đó, sổ rửa tội có và sổ gia đình Công Giáo có đó nhưng kỳ thực có sống đạo, có bày tỏ niềm tin của mình vào Chúa hay không mới là điều quan trọng.
Con người, xem chừng nói thì dễ và nói thật hay nhất là khi phát biểu hay đứng trước màn hình ống kính. Nhiều và nhiều người phát biểu xem ra hùng hồn và bất diệt nhưng khi nhìn vào cuộc sống của họ ta mới thấy được lời họ nói.
Chả phải buồn, chả phải bi quan về chuyện miệng và lòng người. Ta cứ thinh lặng để kểm chứng về người và kiểm chứng cả mỗi chúng ta. Có khi ta nói rất hay về Chúa, có khi ta nói rất thuyết phục về niềm tin của ta nhưng chính hành động tố cáo con người thật của chúng ta nhất là về niềm tin.
Miệng thì lúc nào cũng bô bô yêu Chúa, tin Chúa nhưng kỳ thực lòng của ta thế nào với Chúa và với anh chị em. Với Chúa ta còn phỉnh được thì với anh chị em ta, ta phỉnh cũng là thường thôi.
Đã biết bao lần ta nói ta mến Chúa, ta quý anh chị em ta thậm chí nói hết lòng hết sức và hết cả trí khôn nhưng thực sự ta có thương anh chị em ta như ta nói hay không hay ta chỉ nói cho vui cái miệng. Mà cũng buồn cười lắm cơ ! Con người lại thích nghe lời ngon ngọt hơn lời thật vì lời thật hay mất lòng.
Có thể sống trong thế giới ảo để rồi con người ta ngày mỗi ngày sống ảo cả với Chúa và với anh chị em của mình. Thế cho nên câu nói mà Chúa Giêsu nói những người thời xưa cũng là nói cho mỗi chúng ta. Trong tĩnh lặng, ta có thể nhìn lại mình, nhìn lại đời mình về sự phụng thờ Thiên Chúa chính nghĩa. Không khéo, ta cũng như người xưa, mồm thì bảo thờ phượng Chúa nhưng lòng Chúa thì xa Chúa với khoảng cách xa vời vợi.
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp:
- Thể loại khác: