Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Cơ cấu Thánh Lễ

Tác giả: 
Lm Anmai, CSsR

 

 

"CƠ CẤU" THÁNH LỄ

 

          Ngày nào cũng có những chuyện cười ... ra nước mắt.

 

          Lại một lần nữa Côvy đã trở lại và lợi hại hơn xưa ! Lần này có lẽ không bỡ ngỡ như những lần trước đó vì dường như bà con ta sống quen với "lũ". Thế nhưng dù quen cũng có những điều lạ kèm theo đó.

 

          Thật bàng hoàng và bỡ ngỡ khi nghe thông tin gì đó chỉ có nơi nào Đức Giám Mục chỉ định về Thánh Lễ trực tuyến mới được dâng ... hay được nhiều người hiểu là Đức Giám Mục có quyền chỉ định cho nơi đâu thì bà con dự Lễ trực tuyến ở đó.

 

          Có 2 thắc mắc hỏi về chuyện Lễ :

 

          Cha ơi ! Kỳ Đồng có Lễ không Cha ?

 

          Trả lời sao giờ ? Dựa theo văn bản từ trên truyền xuống thôi. Cứ theo lệnh và luật mà làm.

 

          Chú em hỏi : "Cha có được dâng Lễ không cha ?"

 

          Mình mới hỏi chú : "Sao chú hỏi có duyên nhỉ ?"

 

          Thì ra là chú hỏi có lễ trực truyến không mà không hỏi rõ. Mình trả lời là mình vẫn dâng và cũng làm trực tuyến đó thôi.

 

          Lần trước cũng lùm xùm chuyện trực tuyến Lễ vì lẽ sau khi giãn cách thì giáo phận trực tuyến, giáo xứ trực tuyến, dòng tu trực tuyến ... và giờ thì có văn bản cơ cấu về Thánh Lễ trực tuyến.

 

          Xem chừng ra các Đấng có chức có quyền đưa ra thông tin nghị định cả sai. Đơn giản là các Đấng có quyền mà ! Thế nhưng khi bình tâm suy nghĩ thì nên chăng phải xem xét vấn đề nó rộng và sâu hơn về cơ cấu Thánh Lễ.

 

          Thánh Lễ ở nhà thờ này có khi phù hợp với thời gian của người này nhưng không phù hợp thời gian của người kia.

 

          Cha này làm Lễ xem chừng ra giáo dân thích hơn cha kia

 

          Cha này giảng Lễ xem chừng dễ thấm và đi vào lòng người hơi cha kia

 

        ... và xứ mình dâng Lễ thì mình hiệp ý với Cha xứ nơi mình đang sinh sống hơn là xứ kia.

 

          Xin cũng đừng quên rằng khi Cha xứ của mình đang sinh sống dâng lễ thì sẽ kèm theo những thông báo vui buồn trong giáo xứ và cả ý Lễ của giáo xứ đó để giáo xứ đó hiệp thông với Cha Xứ nơi gia đình mình sinh sống.

 

          Hay như là dù không đến được Nhà Thờ tham dự Thánh Lễ trực tiếp nhưng người xin vẫn có quyềb xin Lễ, vẫn xin Cha xứ hay Cha nào đó gia đình tôi quen, gia đình tôi thích để Cha đó cầu nguyện và hiệp Lễ. Hay là như hôm đó bổn mạng, sinh nhật, ngày thụ phong, ngày khấn dòng của Cha Xứ hay Cha dòng tôi quen, tôi hiệp lễ trực tuyến với Cha đó chẳng hạn.

 

          Thế cho nên đừng vì lý do nào đó để làm thêm căng thẳng giữa đại dịch. Xin cũng đừng cơ câu Thánh Lễ để Thánh lễ trở nên nặng nề và sơ cứng !

 

          Tưởng nhớ có Cha Xứ khuông muốn con cái mình dự Lễ xứ khác và Ngài tuyên bố nếu ai không dự Lễ ở xứ nhà thì khi cưới hỏi ma chay cha sẽ không làm. Như thế nếu như nơi nào đó quy định, cơ cấu Thánh Lễ trực tuyến ở chỗ này chỗ kia thì chả may đến khi chết thì giáo dân lại phải tìm đến xứ đó để dâng Lễ hay sao ?

 

          Chưa hết, trong văn bản, có những câu để cho giáo dân thắc mắc về chuyện miễn chuẩn tham dự Thánh Lễ Chúa nhật gì đó ...

 

          Rất khó đưa ra những thể chế đó vì lẽ như ông bạn làm ăn ở Sài Gòn, cưới hỏi ở Sài Gòn, nay vì Tết anh ta và gia đình về quê sum vầy với gia đình. Anh và vợ con về ngay cái giáo xứ còn được Thánh Lễ tập trung nhưng anh đọc cái văn thư nào đó miễn chuẩn và anh không dự Lễ thì sao ? Anh căn cứ văn thư mà thực hiện dẫu anh đến nơi vẫn còn Lễ tập trung vì anh sống trong Giáo Phận được miễn chuẩn.

 

          Hay như là có ai nào đó đang ở trong giáo phận bị giãn cách xã hội thật gần với giáo phận bạn mà vẫn còn Thánh Lễ. Tùy hoàn cảnh mà người tín hữu vẫn có thể uyển chuyển để chuyển đổi Nhà Thờ, chuyển đổi cách giữ phụng vụ Thánh Lễ tốt nhất có thể.

 

          Thật khó để đi theo và làm theo ngữ nghĩa. Ngữ nghĩa là để giao tiếp giữa người với người với nhau nhưng không khéo sẽ gây nhiều điều tế nhị.

 

          Những ước mong về quy định Thánh Lễ, cầu nguyện gì gì đó nên cân nhắc thận trọng chứ khôn phải vì điều luật này đưa ra để bắt bí điều luật kia và có khi gây tranh cãi. Dịch bệnh đã làm cho con người ta đau khổ rồi để rồi bớt đi những quy định xem chừng ra hà khắc để gây tâm lý bất ổn trong cộng đồng dân Chúa.

 

          Cũng ước mong mọi người nên bình tâm suy nghĩ, cầu nguyện và cân nhắc cho mình lối sống thờ phượng Chúa tốt nhất có thể, tùy theo lương tâm của mình để dù trong hoàn cảnh nào vẫn có thể giữ đạo và nhất là minh chứng niềm tin của mình giữa cơn gian nan thử thách.      

 

          Chút tâm tư mong góp phần cho sự hiệp nhất và yêu thương giữa cơn dịch bệnh. Mong mọi người hiệp nhất và yêu thương chứ đừng vì lý do nào đó mà lại gây bất ổn và đánh mất tình hiệp nhất yêu thương.

 

Lm. Anmai, CSsR