Bình an ư?
BÌNH AN Ư ?
Ngày đầu năm mới, ai ai cũng thầm chúc hay la lớn chúc nhau : Chúc ông, chúc bà, chúc anh, chúc chị, chúc cha, chúc đức cha, chúc đức thầy, chúc con, chúc cháu ... năm mới bình an hay là an khang thịnh vượng hay là an lành thánh đức !
Bìn an rất cần trong đời sống con người dù bất cứ ở cương vị nào, đấng bậc nào. Và, hình như càng cao danh vọng càng dày gian nan để rồi lại cứ phải cần và cần lắm sự bình an. Thế nhưng bình an mà người Kitô hữu định nghĩa, tìm kiếm và mong đợi là bình an nào ? Bình an trong cái nhìn của con người, của thế gian hay của Thiên Chúa !
Khởi đầu ngày mới của năm mới, chuẩn bị Lễ tân niên cầu bình an, Cha Sở đang mặc áo Lễ, tôi tằng hắng nhờ Sơ thắp nến trên bàn thờ. Sơ trố mắt nhìn và khong hiểu cho đến khi tôi diễn tả lấy hộp quẹt châm vào nến.
Sau khi hiểu tín hiệu, Sơ bảo con bé đi đốt nến.
Quay qua quay lại nến tắt và rồi nhờ thắp lại.
Mặc áo xong, Cha Xứ chỉ vào cái "rì mốt" để bên thành cửa sổ. Nhắc tới cái máy lạnh tôi lại nhớ tuần trước khi Đức Tổng nghỉ lại, tôi nhờ cô giáo người Jrai mở máy lạnh trong phòng Đức Tổng nghỉ. Con bé rất nhẹ nhàng : "Con không biết xài "rì mốt". Thế là đi mở thôi.
Tưởng nghĩ masơ sẽ không cần phải chỉ. Ai dè ra Sơ cũng trố mắt không hiểu ý Cha Sở. Sơ đi tắt đèn (làm như đi Lễ đèn mờ !!!). Thôi thì bước tới bấm cái "rì mốt" cho nó lành.
Bấm xong, tôi chọc : "Sơ cũng hưt mà con cũng hưt" (tiếng Jrai là bay bay hay khìn khìn theo nghĩa Kinh)
Ma sơ kia vọng theo : Ngày đầu năm nha !
Tôi ngoái lai : Thương mới chọc, thương mới nhắc và thương mới nói ! Không là ma im luôn nha con !
Chỉ có chuyện thắp nến và mở máy lạnh nhưng qua mấy quy trình nến mới sáng và máy mới phát hơi lạnh.
Giữa người Kinh với nhau mà còn "kinh" vậy chứ huống hồ là Jrai và Kinh.
Ở với Jrai riết sẽ luyện cho lòng ta mềm hơn, bớt cau có hơn, bớt nóng tính hơn, chịu đựng nhau hơn !
Lễ xong, cũng có linh cảm là cô đơn và không ai giúp gì. Mà đúng thật, 2 sơ và chục đứa con Jrai biến mất thật nhanh.
Cha Anh bảo : Tụi nó là vậy đó ! Chờ nó làm chi !
Tôi bảo : Có ai chờ đâu ! Cả tuần qua 2 ông già tự xử với nhau đó ta ! Chờ bọn nhóc giúp có mà mơ ! Đòi hỏi hả ? Về lấy vợ vợ hầu cho hay là có tiền thuê người làm họ sẽ hầu cho ! Đi tu thì chịu thôi.
Đùa vui vài câu sau đó tiếp tục chiên bánh tét !
Tôi ngại dầu mỡ nên không ưa bánh tét. Ông Anh thích ăn bánh tét chiên nên chiên và đặc biệt Anh thích ăn 2 cái đầu. Chiên thì chiên chứ can chi mô !
Cuộc sống là vậy đó ! Người thích ăn bánh tét thương và người thích ăn bánh tét chiên. Nhường nhau tí để sống cho vui. Chiên chừng 15 phút và sau đó dùng bữa chung cho nhau chứ có chết thằng tây nào đâu.
Sống chung với nhau là vậy đó ! Mỗi người một tính, mỗi người một nết. Nhường nhau mà sóng thì sẽ bình an thôi. Còn khi ta cau có, ta bực bình thì ta sẽ bất an và khi đi nặng sẽ ... bón !
Chuột chù chê khỉ rằng hôi ! Khỉ quay lại bảo cả họ mày thơm !
Cuộc sống là vậy ! Mình có là gì đâu mà mình chê người khác. Càng chê càng bất an và càng mệt mỏi. Ngày này qua ngày kia sẽ thành tâm bệnh vì bất an.
Nhìn lại cuộc đời của Thầy Giêsu. Khi bước chân xuống thế làm người cho dến ngày leo lên Bàn Thờ Thập Giá, ta bắt gặp được biết bao nhiêu sóng gió trong cuộc đời !
Mới làm phép lạ, mới chữa lành xong nhưng khi gặp bất lợi, dân chúng xua đuổi Chúa Giêsu ngay sau khi cho quỷ nhập vào đàn heo. Họ muốn xô Chúa xuống vực nhưng Chúa ngang qua họ mà đi !
Mới làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, mới được dân chúng định tôn vinh lên làm vua nhưng rồi sau đó tìm cách giết cho bằng được.
Mới tôn vinh làm vua đó nhưng rồi lại đem lên cây thập giá mà treo.
Chúa Giêsu từ trên đỉnh đồi Canvê, từ trên cây thập giá chứng kiến cảnh tráo trở của con người. Trong lúc ấy, cảm giác không còn là thất vọng nữa nhưng là tuyệt vọng vì dân mỉa mai còn Cha thì bỏ : "Lạy Cha ! Cha cũng bỏ con sao ?".
Bơ vơ, hụt hẫng, chán chường ... muốn buông xuôi bỏ cuộc nhưng rồi vẫn vâng lời và vâng lời cho đến bằng lòng chịu chết và chết trên cây thập tự.
Vinh quang, bình an nằm sau lưng cây thập giá. Bình an ẩn nấp đàng sau sự tráo trở của lòng người. Chúa Giêsu hoàn toàn chiến thắng thế gian nhờ và dựa vào tình yêu : Yêu Thiên Chúa Cha và yêu thương nhân loại (dù rằng nhân loại bạc tình).
Bình anh của Chúa là vậy đó ! Bình an của những người môn đệ của Chúa không khác bình an của Thầy. Khi và chỉ khi con người sống trong con đường, sống trong nẻo đi của Thầy Giêsu thì con người mới có bình an thật.
Đức vua và cuộc thi vẽ tranh về bình yên : Ngày xửa ngày xưa, có một nhà vua nọ mở một cuộc thi vẽ tranh về hòa bình và sẽ trao giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ bức tranh đẹp nhất về bình yên. Rất nhiều nghệ sĩ thử tài và trịnh trọng dâng lên tác phẩm của mình.
Nhà vua lần lượt ngắm nhìn tất cả các bức tranh. Nhưng ngài chỉ thực sự thích hai bức tranh, và ngài buộc phải chọn một trong hai.
Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước yên ả, in bóng những ngọn núi cao vời vợi. Trên cao là bầu trời xanh với những dải mây trắng mềm mại. Tất cả mọi người đều rất thích và nghĩ rằng đó là bức tranh hoàn hảo về bình an.
Bức tranh thứ hai cũng có núi, nhưng là núi đá lởm chởm và trơ trụi. Phía trên là một bầu trời đang giận dữ đổ mưa như trút cùng sấm vang chớp giật. Từ trên núi đá, một thác nước đổ xuống tạo bọt tung trắng xóa. Thật khó khăn để thấy rằng đây là một bức tranh thanh bình.
Nhưng nhìn kỹ hơn, nhà vua thấy bên cạnh thác nước có một bụi cây nhỏ xíu mọc ra từ khe đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác ào ào trút nước trong giận dữ, chim mẹ đậu trên tổ của mình trong bình yên đến hoàn hảo.
Bạn sẽ chọn bức tranh nào? Nhà vua thì đã chọn bức tranh thứ hai. Bạn biết vì sao không?
Nhà vua giải thích: “Bởi vì… bình yên không có nghĩa là được ở một nơi không có tiếng ồn, rắc rối, hay công việc khó nhọc. Bình yên nghĩa là khi ở giữa tất cả những điều này mà vẫn giữ được sự điềm tĩnh trong lòng. Đấy mới là ý nghĩa thực sự của bình yên”.
Năm mới này, thế giới và mỗi người chúng ta đang đối diện với sự bất an của virus ác nghiệt mang tên Côvid. Ta đang sống chung, sống cùng và sống với những núi đá trơ trụi. Ta đang sống với sấm chớp mây mù nhưng liệu rằng ta có bình an như chim mẹ đang xây tổ như trong bức tranh mà nhà vua chọn đạt giải hay không ?
Trên cây thập tự giá, ta có nói lời yêu thương cũng như phó thác đời mình trong tay của Chúa Cha hay không ?
Trong năm mới này, giữa bao bất an của cuộc đời, giữa sự bội bạc của nhân gian có khi là cha, là mẹ, là chồng, là vợ, là người tu chung dòng, là người sống cùng cộng đoàn với ta nhưng ta có chịu đựng nổi, ta có nói lời tha thứ và yêu thương được không ? Khi và chỉ khi ta tha thứ cũng như yêu như Chúa yêu thì ta sẽ bước đi trong năm mới bình an.
Và, ngày đầu năm cũng như bao ngày khác tôi rất thích tâm tư của Văn Cao trong nhạc phẩm Mùa Xuân đầu tiên.
Vâng ! Ngày mỗi ngày trên bàn thờ tế Lễ, tôi luôn cầu nguyện cho mọi người và hất là cho bản thân tôi rằng :
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người .
Khi và chỉ khi ta yêu người, thương người thì lòng ta mới bình an và thanh thản thật sự.
Xin trao phó năm mới này trong sự quan phòng của Chúa. Dù trời đẹp tươi hay phong ba bão táp, ta vẫn vui vẻ. Dù người phụ ta, dù người không yêu ta nhưng ta cứ cố yêu người mà sống bởi lẽ lâu rồi đời mình cũng qua ...
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp: