Đừng bao giờ em hỏi, vì sao ta yêu nhau
ĐỪNG BAO GIỜ EM HỎI VÌ SAO TA YÊU NHAU !
Khúc Thụy Du của cố nhạc sĩ Anh Bằng thật dễ thương.
Mở đầu nhạc phẩm là câu nói mang triết lý kiếp nhân sinh và thật thấm với con người : Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa, sẽ lấy được những gì về bên kia thế giới ngoài trống vắg mà thôi !
Tiếp đén, một câu trả lời cho tình yêu nam nữ : Đừng bao giờ em hỏi vì sao ta yêu nhau !
Câu nói này thật dễ thương mà có khi cũng có thể gọi là vô duyên lắm chứ ! Em yêu anh - anh yêu em ! Em cảm nhưng vẫn còn thắc mắc nên em hỏi.
Thật thế, trong cuộc đời, không chỉ nam nữ mới có những câu hỏi dành cho nhau. Đời người, khác con vật ở chỗ là con người có lý trí. Có lý trí để rồi con người đặt dấu hỏi. Đặt câu hỏi thật tốt nhưng câu hỏi người ta đặt khởi đi từ tâm thiện hay tâm ác ? Đặt câu hỏi với mục đích gì ? Với mục đích xây dựng xã hội con người hay phá bĩnh.
Ta thấy rõ lòng của những người biệt phái và luật sĩ thời xa xưa qua việc vạch trần lòng của họ. Họ có nhiều câu hỏi, họ có nhiều chất vấn nhưng xem chừng nhữg câu hỏi ấy khởi đi từ cái tâm ác chứ không phải là tâm thiện. Mà cũng không phải chỉ có hôm nay ta mới ghe các người có tâm ác đặt câu hỏi nhưng rất nhiều lần họ đặt câu hỏi với ác ý.
Thế đó ! Tâm của những người ác sẽ đặt câu hỏi nhằm gài bẫy người khác và gây bất hòa.
Trong cuộc sống thường ngày, ta cũng đã chứng kiến, đã thấy biết bao nhiêu câu hỏi gây chia rẽ, bất hòa. Và, tiếc thay, có khi, ta là người Công Giáo, là người có đạo, có Chúa nhưng chúng ta đưa ra biết bao nhiêu vấn nạn, biết bao nhiêu câu hỏi ác ý nhằm hãm hại người khác dưới vỏ bọc thánh thiện.
Có những chuyện chả liên quan gì đến chúng ta, có những chuyện thuộc phạm vi riêng tư, thuộc phạm vi gia đình của người ta. Những chuyện đó xem chừng ra không ăn nhập gì đến đời ta và nhất là không ảnh hưởng đến ơn cứu độ của ta. Hở ra là ta nghe ai nào đó chất vấn là ta cũng chất vấn và chưa kịp chất vấn là ngầm thấy ý gài bẫy của những người đó.
Mấy ngày này, khi trên các phương tiện thông tin đại chúng loan truyền hình ảnh cậu học trò tát cô giáo khi cô giáo thu cái điện thoại của cậu ta. Hành vi vô giáo dục và phản giáo dục ấy thật sự rất đáng để lên án, để nói nhưng ta thừa hiểu ta đang sống và ta đang thừa hưởng một nền giáo dục như thế nào ?
Chả cần phải nói nhiều, chả cần phải lên án hay chỉ trích này nọ và thậm chí miệt thị đứa học trò láo xượt kia. Điều mà ta cần chất vấn đó chính là ta chất vấn chính con người của ta, của bản thân chúng ta. Có khi chạy theo thói đời, chạy theo người đời, ta cũng hỗn xượt với ông bà cha mẹ và thậm chí với Chúa ngang ngửa với cậu học trò tát cô giáo nhưng nó chưa bộc lộ ra bên ngoài đó thôi.
Bản thân ta, có khi nào ta tự hỏi tại sao ta không thờ cha kính mẹ, ta không tôn trọng các vị giảng sư cho đời ta không ? Có khi nào ta hỏi những câu hỏi nhân văn và triết lý và cao hơn nữa là đời sống đức tin không ?
Đại loại những câu hỏi như :
Tại sao tôi có mặt trên đời này ?
Tôi sống ở đời này để làm gì ?
Tôi có hiếu kính với cha mẹ, thầy cô tôi đúng mực chưa ?
Tại sao tôi dửng dưng với gia đình tôi thế ?
Tại sao tôi thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu công bằng với người khác ?
Tại sao tôi thiếu đức tin ?
Tại sao tôi thích sống ảo với người khác và với Chúa ?
Tại sao lòng đạo đức, lòng tin và việc đạo nghĩa của tôi sa sút hay tôi dửng dưng với Chúa ?
Và, câu hỏi hiện sinh nhất đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta là : Tại sao có dịch bệnh ? Trong hoàn cảnh dịch bệnh này, phản ứng của tôi ra sao ? Tôi sống thế nào với Chúa, với anh chị em tôi trong hoàn cảnh hiện tại ?
Những ước mong bài học của người biệt phái, luật sĩ xưa chính là bài học cho mỗi người chúng ta. Bớt đi những câu hỏi ác ý, bớt đi những câu hỏi xúc phạm người khác cũng như hãm hại người khác. Chính khi ta trầm lắng đủ thì tâm ta sẽ an cũng như ta sẽ không cón những ác ý hại người khác.
Và với Chúa ! Ta đừng bao giờ hỏi vì sao Chúa yêu ta. Như Thánh Phaolô khẳng định Chúa yêu Ngài khi Ngài còn là một tội nhân. Ta cũng vậy. Chúa yêu ta lắm dù ta là tội nhân.
Ý thức được điều đó, ta đừng bao giờ đặt câu hỏi ác ý và hãm hại người khác. Có chăng hãy đặt những câu hỏi yêu thương, bác ái và tốt nhất hãy lặng và lắng để cảm nhận tình Chúa cũng như tình anh chị em đồng loại thương ta.
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp: