Ở đó ta có thể gọi là nhà thương
Ở NƠI ĐÓ TA CÓ THỂ GỌI LÀ NHÀ THƯƠNG
Ngữ nghĩa của người Việt quá phong phú, có khi là lưỡng nghĩa để hiểu nhiều ý và cũng có khi nghĩa nó hạn hẹp để rồi người ta khó nghĩ. Từ bé, nghe cha mẹ kể lại ngày xưa ở cái đất Sài Thành này thật dễ thương với những từ ngữ dành cho nơi khám chữa bệnh là Nhà Thương. Sau này, người ta dùng từ Bệnh Viện để rồi mất đia nghĩa đẹp của Nhà Thương
Người Saigon chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng…
Ta thấy trên bảng hiệu thường dùng từ “bịnh viện” (hoặc “bệnh viện”), nhưng người dân miền Nam không gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Saigon đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…
Khi nói đến nhà thương thì dĩ nhiên nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công, sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saigon, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam.
Điều hết sức đặc biệt là có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay. Và hẳn nhiên y tá sẽ thay đổi cung cách hành xử với bệnh nhân.
Bỉ nhân thuộc dạng “đau lâu ốm dài” nên hay lân la các bệnh viện. Dường như bệnh viện nào cũng có mặt kể cả Hùng Vương hay … Từ Dũ.
Đối mặt với quá nhiều vấn đề để rồi ngày hôm nay bệnh nhân ngán y bác sĩ và y bác sĩ cũng ngán bệnh nhân vì quá tải, vì cơ sở vật chất cũng như phương tiện y khoa … Chung chung là người ta ngán đến bệnh viện vì … không đủ khả năng. Bác sĩ thì phải đối mặt với cuộc sống nên cũng dễ lung lay trước những chọn lựa có lương tri.
Có lẽ mỗi người có cái nhìn khác nhau hay suy nghĩ khác nhau nhưng với bỉ nhân thì có lẽ hình ảnh của những y bác sĩ cứu sống mình còn in mãi trong tâm trí.
Bác sĩ HNB – chuyên gia tim mạch – người ăn chay trường đã tận tâm tình ra chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Lời bác còn đó : “Cha ơi ! Viên thuốc này 23 ngàn. Cha đủ tiền uống không ?” … Chưa bao giờ thấy một bác sĩ có vị thế cao ngất trong bệnh viện ngồi bấm xem tiền thuốc giá như thế nào để viết toa cho bệnh nhận nghèo này.
Những ngày gần đây, “chú em” HHP lo sức khỏe cho “ông anh”, thế là “ông anh” vào bệnh viện nơi P đang phục vụ. Chất lượng dĩ nhiên là tốt và cũng không tránh khỏi những sự chậm trễ với những người hay trách móc và đòi hỏi. Với bỉ nhân, nơi P đang làm việc quả là một nơi mà bệnh nhân có thể trao thân gởi phận.
Sáng nay, chú em chuyên IT nhắn tin đau nặng về đường thở. Thế là cha con gặp nhau nơi cần gặp. Sau khi kiểm tra lâm sàng thì chú em không dính chưởng Covid, chú em dính về phổi.
Sau khi trao đổi, bỉ nhân nói với chú là tự do lựa chọn. Nếu ở lại chổ P thì sạch sẽ và chu đáo còn qua bên kia thì bệnh viện cũ nhưng chuyên ngành.
Lát sau, chú em báo là chú đã an vị bên bệnh viện chuyên lo phổi với những tâm tình hết sức ghi ơn nơi chú em tầm soát ban đầu. Vị bác sĩ khám cho chú đã gọi điện cho bác sĩ đầu bên kia cũng như đã đặt phòng cho bệnh nhân chuyển viện.
Đọc những dòng tin nhắn của chú em thấy mà mát ruột. Thật sự giữa cái chợ đời này để tìm sự lo lắng như thế này không phải dễ. Đơn giản là ai ai cũng có việc cũng như thường thì làm cho xong bổn phận.
Chưa biết vị bác sĩ gởi bệnh cho chú em có phải là người Công Giáo hay không nhưng rồi sáng hôm nay từ vị bác sĩ khả kính về tim mạch đến chú em bảo vệ giữ xe cũng rất ân cần với .. linh mục. Đơn giản là nhìn địa chì thì bác sĩ biết đó là nhà thờ và cái cô côn nên chú em bảo vệ nhận ra đó là cha. Và dĩ nhiên, sự đón tiếp ân cần và chân tình hơn dành cho kẻ mọn.
Trong khi khám, thật sự đã kỹ cũng như khá mất nhiều thời gian nhưng rồi ký ức của ngày xa xưa ấy trào tràn với vị giáo sư già đáng kính. Thầy vui vẻ nói : “Tôi thì không có đạo. Các Anh của tôi di cư vào đây năm 1954. Các anh được các cha Dòng Chúa Cứu Thế cưu mang và cho ở nhờ những ngày đầu vào Nam. Gia đình chúng tôi nhớ ơn các cha Dòng Chúa Cứu Thế lắm …” Không còn thời gian vì bệnh nhân còn chờ ngoài cửa nên hẹn ngày này tuần tới tái khám.
Thế đó ! Ở đâu đó là bệnh viện như người ta quen gọi nhưng với tôi ở nơi đây là Nhà Thương. Đơn giản là nơi đây, tôi và chú em cùng nhiều người khác nữa đón nhận được tình thương từ các vị y bác sĩ.
Cầu mong mau lành bệnh để trở về làng quê phục vụ. Cầu mong sao Xã Hội có nhiều và nhiều Nhà Thương như nơi chúng tôi tìm đến để chữa trị để ít gì những ai đến đây cảm nhận được rằng nơi đây là nơi có Tâm và nơi các Anh (y bác sĩ) hằng thương yêu ân cần lo cho bệnh nhân nhiều bệnh như chúng tôi.
Ngày Lễ Truyền Tin 2021
Lm. Anmai, CSsR
Ngữ nghĩa của người Việt quá phong phú, có khi là lưỡng nghĩa để hiểu nhiều ý và cũng có khi nghĩa nó hạn hẹp để rồi người ta khó nghĩ. Từ bé, nghe cha mẹ kể lại ngày xưa ở cái đất Sài Thành này thật dễ thương với những từ ngữ dành cho nơi khám chữa bệnh là Nhà Thương. Sau này, người ta dùng từ Bệnh Viện để rồi mất đia nghĩa đẹp của Nhà Thương
Người Saigon chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẫy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng…
Ta thấy trên bảng hiệu thường dùng từ “bịnh viện” (hoặc “bệnh viện”), nhưng người dân miền Nam không gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Saigon đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng “nhà thương” bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…
Khi nói đến nhà thương thì dĩ nhiên nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công, sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saigon, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam.
Điều hết sức đặc biệt là có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay. Và hẳn nhiên y tá sẽ thay đổi cung cách hành xử với bệnh nhân.
Bỉ nhân thuộc dạng “đau lâu ốm dài” nên hay lân la các bệnh viện. Dường như bệnh viện nào cũng có mặt kể cả Hùng Vương hay … Từ Dũ.
Đối mặt với quá nhiều vấn đề để rồi ngày hôm nay bệnh nhân ngán y bác sĩ và y bác sĩ cũng ngán bệnh nhân vì quá tải, vì cơ sở vật chất cũng như phương tiện y khoa … Chung chung là người ta ngán đến bệnh viện vì … không đủ khả năng. Bác sĩ thì phải đối mặt với cuộc sống nên cũng dễ lung lay trước những chọn lựa có lương tri.
Có lẽ mỗi người có cái nhìn khác nhau hay suy nghĩ khác nhau nhưng với bỉ nhân thì có lẽ hình ảnh của những y bác sĩ cứu sống mình còn in mãi trong tâm trí.
Bác sĩ HNB – chuyên gia tim mạch – người ăn chay trường đã tận tâm tình ra chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Lời bác còn đó : “Cha ơi ! Viên thuốc này 23 ngàn. Cha đủ tiền uống không ?” … Chưa bao giờ thấy một bác sĩ có vị thế cao ngất trong bệnh viện ngồi bấm xem tiền thuốc giá như thế nào để viết toa cho bệnh nhận nghèo này.
Những ngày gần đây, “chú em” HHP lo sức khỏe cho “ông anh”, thế là “ông anh” vào bệnh viện nơi P đang phục vụ. Chất lượng dĩ nhiên là tốt và cũng không tránh khỏi những sự chậm trễ với những người hay trách móc và đòi hỏi. Với bỉ nhân, nơi P đang làm việc quả là một nơi mà bệnh nhân có thể trao thân gởi phận.
Sáng nay, chú em chuyên IT nhắn tin đau nặng về đường thở. Thế là cha con gặp nhau nơi cần gặp. Sau khi kiểm tra lâm sàng thì chú em không dính chưởng Covid, chú em dính về phổi.
Sau khi trao đổi, bỉ nhân nói với chú là tự do lựa chọn. Nếu ở lại chổ P thì sạch sẽ và chu đáo còn qua bên kia thì bệnh viện cũ nhưng chuyên ngành.
Lát sau, chú em báo là chú đã an vị bên bệnh viện chuyên lo phổi với những tâm tình hết sức ghi ơn nơi chú em tầm soát ban đầu. Vị bác sĩ khám cho chú đã gọi điện cho bác sĩ đầu bên kia cũng như đã đặt phòng cho bệnh nhân chuyển viện.
Đọc những dòng tin nhắn của chú em thấy mà mát ruột. Thật sự giữa cái chợ đời này để tìm sự lo lắng như thế này không phải dễ. Đơn giản là ai ai cũng có việc cũng như thường thì làm cho xong bổn phận.
Chưa biết vị bác sĩ gởi bệnh cho chú em có phải là người Công Giáo hay không nhưng rồi sáng hôm nay từ vị bác sĩ khả kính về tim mạch đến chú em bảo vệ giữ xe cũng rất ân cần với .. linh mục. Đơn giản là nhìn địa chì thì bác sĩ biết đó là nhà thờ và cái cô côn nên chú em bảo vệ nhận ra đó là cha. Và dĩ nhiên, sự đón tiếp ân cần và chân tình hơn dành cho kẻ mọn.
Trong khi khám, thật sự đã kỹ cũng như khá mất nhiều thời gian nhưng rồi ký ức của ngày xa xưa ấy trào tràn với vị giáo sư già đáng kính. Thầy vui vẻ nói : “Tôi thì không có đạo. Các Anh của tôi di cư vào đây năm 1954. Các anh được các cha Dòng Chúa Cứu Thế cưu mang và cho ở nhờ những ngày đầu vào Nam. Gia đình chúng tôi nhớ ơn các cha Dòng Chúa Cứu Thế lắm …” Không còn thời gian vì bệnh nhân còn chờ ngoài cửa nên hẹn ngày này tuần tới tái khám.
Thế đó ! Ở đâu đó là bệnh viện như người ta quen gọi nhưng với tôi ở nơi đây là Nhà Thương. Đơn giản là nơi đây, tôi và chú em cùng nhiều người khác nữa đón nhận được tình thương từ các vị y bác sĩ.
Cầu mong mau lành bệnh để trở về làng quê phục vụ. Cầu mong sao Xã Hội có nhiều và nhiều Nhà Thương như nơi chúng tôi tìm đến để chữa trị để ít gì những ai đến đây cảm nhận được rằng nơi đây là nơi có Tâm và nơi các Anh (y bác sĩ) hằng thương yêu ân cần lo cho bệnh nhân nhiều bệnh như chúng tôi.
Ngày Lễ Truyền Tin 2021
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp: