Một khởi đầu mới - Thầy dạy khát khao
MỘT KHỞI ĐẦU MỚI
“Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”.
Không ai trong chúng ta muốn nói với người thân yêu của mình hai tiếng, “Tạm biệt!”; càng không ai không sợ hãi khi phải nói với họ hai tiếng, “Vĩnh biệt!”; nhưng chúng ta luôn ao ước nói với người thân yêu một lời tin yêuvà hy vọng, “Hẹn gặp lại!”. “Hẹn gặp lại!”, đó cũng là lời Chúa Giêsu muốn nói với mỗi người chúng ta trong ngày mừng lễ Chúa Lên Trời, còn gọi là lễ Thăng Thiên hôm nay.
Kính thưa Anh Chị em,
Giữa lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống, thì lễ Thăng Thiên, phần nào, khá bị lãng quên. Và đó là một điều đáng tiếc, vì Thăng Thiên không phải là một hành động biến mất ma thuật của Chúa Giêsu như ma thuật của David Copperfield, ảo thuật gia nổi tiếng người Mỹ; đúng hơn, cuộc Thăng Thiên của Chúa Giêsu, theo một nghĩa nào đó, chính là ‘một khởi đầu mới’; khởi đầu ‘một hiện diện mới’, ‘một hoạt động mới’, cũng là khởi đầu ‘một thiên đàng mới’ mà chúng ta đang được mời gọi hướng về.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay nói, khi các môn đệ đang nhìn chằm chằm bầu trời lúc Chúa Giêsu được cất lên,thì chính lúc đó, hai sứ thần hiện ra, hỏi họ, “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn trời?”. Nghĩa là, việc đứng nhìn trời như vậy giờ đây không thích hợp; bởi lẽ, khi trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã không thực sự rời bỏ các môn đệ chút nào, nhưng Ngài hiện diện với họ theo một cách thức mới mẻ. Vì thế, ngày mừng kính Chúa Lên Trời là ngày kỷ niệm ‘một khởi đầu mới’ của một sự hiện diện hoàn toàn mới của Con Thiên Chúa; chứ không phải là một sự kiện đánh dấu hoặc tưởng nhớ cho việc ra đi hay cho một sự vắng mặt nào đó của Ngài.
Giờ đây, Emmanuel, tên gọi của Con Thiên Chúa có một ý nghĩa tròn đầy hơn bao giờ hết. Ngài nói với các môn đệ, và với cả chúng ta, “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng!”; và sau khi nói những lời đó, Ngài được cất lên. Thế nhưng, những lờisau đó mới là quan trọng!thánhMarcô đã rất ý tứ, “Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”. Như vậy, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nằm ở vế thứ hai này, Chúa Giêsu đang ở với các môn đệ, với Hội Thánh, với chúng ta, và đang cùng chúng ta hoạt động trong Thánh Thần của Ngài ngay hôm nay, như Ngài đã ở, đang ở và hoạt động trong hơn 2.000 năm qua.
Chúa Giêsu về trời, đôi mắt trần gian của các môn đệ không còn thấy Ngài, nhưng họ cảm nghiệm mãnh liệt sự sống, sức mạnh và tình yêu của Ngài bên trong họ. Nói cách khác, Ngài ở trong họ, hoạt động với họ và qua họ. Chính nhờ nguồn lực nội tại ấy, các ngài trở nên những con người phi thường, “Họ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh”. Như thế, biến cố Thăng Thiên là ‘một khởi đầu mới’của một nhân loại được cứu, được chữa lành trong Đức Kitô, qua Giáo Hội Ngài. Và còn hơn thế nữa, được cứu độ đời đời nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngài.
Cuối cùng, lễ Thăng Thiên gợi lên ‘một khởi đầu mới’ về ‘một thiên đàng mới’. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy, “Thiên đàng là sự sống hoàn hảo với Ba Ngôi Chí Thánh”. Trạng thái mà chúng ta gọi là thiên đàng là trạng thái hiệp thông hoàn hảo với Chúa Ba Ngôi. Chính nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, thực tại này được mở ra cho chúng ta; nhờ Ngài, một cuộc sáng tạo mới được bắt đầu, và con người được đưa trở lại ‘thiên đàng’ mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi thuở xưa. Nhờ Ngài, chúng ta tìm thấy ‘la bàn’ của cuộc đời mình; giờ đây, chúng ta biết nơi mình có thể đến, nơi Mẹ Maria với cả hồn xác bên toà Chúa; nơi các thánh, triều thần và những người thân yêu đang chờ đợi chúng ta.
Anh Chị em,
Chúng ta vui mừng vì Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã về trời và đang ở trong cung lòng Chúa Cha. Ngài đã đánh bại quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và thần chết. Giờ đây, Ngài ban cho chúng ta chính sức mạnh ấy để chúng ta vững vàng bước đi trên những chông gai, bão táp của cuộc đời mà không hề hấn gì khi phải bị nhiễm độc bởi Satan… với điều kiện, sống trong ân sủng Ngài. Ânsủng Chúa luôn có đó, nhưng vấn đề là chúng ta có biết chạy đến để kín múc sức mạnh của Ngài trong Lời và Thịt Máu Ngài không? Và như vậy, thiên đàng đang ở ngay đây; thiên đàng chính là Ngài, Đức Giêsu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ngợi khen chúc tụng quyền năng Chúa. Xin cho con không ngừng trở về Nguồn Sống Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, trong Lời Ngài,để múc lấy sức mạnh thiêng liêng; nhờ đó, con có thể bắt đầu ‘một khởi đầu mới’ như Chúa hằng mong ước”, Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
*************
THẦY DẠY KHÁT KHAO
“Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay khá bất ngờ với câu hỏi, “Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?”; đó là câu hỏi thánh Phaolô dành cho một số giáo hữu Êphêsô. Câu trả lời của họ lại bất ngờ hơn, và cũng thú vị hơn, “Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói!”. Đó cũng là một câu hỏi cấp thiết cho mỗi người; qua đó, chúng ta cần kíp chạy đến với Chúa Giêsu, ‘Thầy Dạy Khát Khao’ để học biết cách khao khát Thiên Chúa, khao khát Thánh Thần của Ngài mỗi ngày.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, sau khi nghe những người Êphêsô trả lời, Phaolô tiếp tục hướng dẫn họ; và sau đó, “Họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu; và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri”, khiến “Chư quốc trần ai, ca khen Thiên Chúa” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca. Tuyệt vời! Ấy thế, câu trả lời đó cũng là câu trả lời của nhiều người trong thế giới hôm nay, và thậm chí, là câu trả lời của rất nhiều người đã chịu phép Rửa tội, rằng, “Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói!”. Rõ ràng, các tín hữu Êphêsô cần được hướng dẫn về sự hiện diện và vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống đức tin của họ; cũng thế, tất cả chúng ta dù ở đấng bậc nào, theo Chúa bao lâu… vẫn cần được Chúa Giêsu, ‘Thầy Dạy Khát Khao’ hướng dẫn, dạy dỗ nhờ Thánh Thần của Ngài trong hành trình học biết và khám phá đức tin của mình, hầu có thể sống theo đức tin đó.
Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tự tin về khả năng hiểu biết của họ, “Bây giờ chúng con biết rằng, Thầy biết mọi sự, và không ai trong chúng con cần hỏi Thầy điều gì nữa; Thầy bởi Thiên Chúa mà ra”. Nhưng quá bất ngờ! Chúa Giêsu đã chọc thủng sự tự tin mong manh đó, ‘Không có đâu!’; vì chẳng bao lâu nữa, vài tiếng đồng hồ là cùng, họ sẽ bỏ rơi Ngài và mỗi người đi theo một con đường riêng, “Này đến giờ, và đã đến rồi, các con sẽ tản mát mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình”. Chúa Giêsu nói trước cho họ một sự thật đầy xót xa! Từ sự thật xót xa ấy, Ngài đi thẳng vào thực trạng mà các ông sắp phải đối mặt, “Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ”. Đời người môn đệ luôn luôn đau khổ, đó là một cuộc đời bơi ngược; bởi lẽ, sống trong thế gian nhưng họ không thuộc về thế gian. Vậy mà “Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian!”. Bằng cái chết thập giá, Thầy của họ vượt thắng tất cả, thế gian không làm gì được Ngài, và nó cũng không làm gì được người môn đệ, nếu họ ở trong Ngài. Vì thế, Chúa Giêsu sẽ dạy cho chúng ta biết khát khao Thánh Thần của Ngài, một khát khao đích thực; vì chính Thánh Thầnsẽ chỉ cho chúng ta cách thức vượt thắng khốn khó.
Thiên Chúa là một mầu nhiệm, thập giá của Chúa Giêsu, thập giá của người môn đệ là một mầu nhiệm;suốt đời, chúng ta vẫn không tài nào hiểu được. Nhưng nếu hiểu biết Thiên Chúa, hiểu biết tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Ngài, hẳn chúng ta đã ôm trọn thánh giá và nên thánh từ lâu. Thánh Gioan nói, “Thiên Chúa, chưa ai thấy bao giờ; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha, chính Ngài đã tỏ cho chúng ta biết”. Vì thế, mỗi ngày, không cách nào khác, chúng ta chỉ có thể đến cùng ‘Thầy Dạy Khát Khao’ Giêsu, trong Lời của Ngài, Thánh Thể của Ngài dưới sự dẫn dắt của Thánh Thần, để đào sâu và kín múc những chân lý mầu nhiệm này.
Cha Éloi Leclerc,ở phần kết luậncuốn sách của mình, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, một tác phẩm được người viết biên dịch, có một so sánh ví von rất thú vị, rằng, “Con người ví tựa dòng sông. Ở nguồn phát sinh của mình, dòng sông chảy giữa đôi bờ siết chặt. Nó tin mình được tạo thành cho đôi bờ quen thuộc và gần gũi này; nó cảm thấy ngang tầm với chúng. Thế nhưng, những con sóng lớn lên từ những dòng chảy lại xô đẩy và luôn mang nó đi xa hơn. Giờ này qua giờ nọ, trong cánh đồng, đôi bờ mở dần ra như để con người có nhiều chỗ hơn, và nó lại tìm níu kéo đôi bờ một cách vô vọng! Đôi bờ tránh xa, đôi bờ chạy trốn nó; đến một lúc, chúng biến mất hoàn toàn và để mặc dòng sông đối diện với cái mênh mông của đại dương. Chẳng còn bờ, dòng sông chỉ còn nên một với đại dương, một đại dương đón nhận dòng sông vào cung lòng mình. Sông hoá biển; rồi được nâng lên bởi những con sóng lớn, dòng sông nhảy múa với mặt trời!”.
Anh Chị em,
Như con người bơi giữa đôi bờ của một dòng sông không ngừng chảy ra biển, nhưng Thiên Chúa lạilà đại dương thăm thẳm, không tài nào con ngườihiểu được Ngài. Vì thế, hãy bơi trong dòng sông Giêsu, Ngài sẽ dạy chúng ta biết cách mở rộng trái tim và trao phó toàn thân cho sự dắt dìu của Thánh Thần. Đó là một con đường luôn đầy dẫy những điều bất ngờ và tuyệt vời của ân sủng, khi chúng ta đi sâu hơn vào bí ẩn về các mối quan hệ yêu thương mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, xin mở rộng lòng con đón lấy ân sủng của Thánh Thần Ngài; nhờ đó, con càng ước ao nên giống Chúa hơn và càng sớm có cơ maynên thánh hơn”, Amen.
Anh Chị em có thể đọc ‘
THẦY DẠY KHÁT KHAO
“Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay khá bất ngờ với câu hỏi, “Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?”; đó là câu hỏi thánh Phaolô dành cho một số giáo hữu Êphêsô. Câu trả lời của họ lại bất ngờ hơn, và cũng thú vị hơn, “Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói!”. Đó cũng là một câu hỏi cấp thiết cho mỗi người; qua đó, chúng ta cần kíp chạy đến với Chúa Giêsu, ‘Thầy Dạy Khát Khao’ để học biết cách khao khát Thiên Chúa, khao khát Thánh Thần của Ngài mỗi ngày.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, sau khi nghe những người Êphêsô trả lời, Phaolô tiếp tục hướng dẫn họ; và sau đó, “Họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu; và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri”, khiến “Chư quốc trần ai, ca khen Thiên Chúa” như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca. Tuyệt vời! Ấy thế, câu trả lời đó cũng là câu trả lời của nhiều người trong thế giới hôm nay, và thậm chí, là câu trả lời của rất nhiều người đã chịu phép Rửa tội, rằng, “Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói!”. Rõ ràng, các tín hữu Êphêsô cần được hướng dẫn về sự hiện diện và vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống đức tin của họ; cũng thế, tất cả chúng ta dù ở đấng bậc nào, theo Chúa bao lâu… vẫn cần được Chúa Giêsu, ‘Thầy Dạy Khát Khao’ hướng dẫn, dạy dỗ nhờ Thánh Thần của Ngài trong hành trình học biết và khám phá đức tin của mình, hầu có thể sống theo đức tin đó.
Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tự tin về khả năng hiểu biết của họ, “Bây giờ chúng con biết rằng, Thầy biết mọi sự, và không ai trong chúng con cần hỏi Thầy điều gì nữa; Thầy bởi Thiên Chúa mà ra”. Nhưng quá bất ngờ! Chúa Giêsu đã chọc thủng sự tự tin mong manh đó, ‘Không có đâu!’; vì chẳng bao lâu nữa, vài tiếng đồng hồ là cùng, họ sẽ bỏ rơi Ngài và mỗi người đi theo một con đường riêng, “Này đến giờ, và đã đến rồi, các con sẽ tản mát mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình”. Chúa Giêsu nói trước cho họ một sự thật đầy xót xa! Từ sự thật xót xa ấy, Ngài đi thẳng vào thực trạng mà các ông sắp phải đối mặt, “Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ”. Đời người môn đệ luôn luôn đau khổ, đó là một cuộc đời bơi ngược; bởi lẽ, sống trong thế gian nhưng họ không thuộc về thế gian. Vậy mà “Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian!”. Bằng cái chết thập giá, Thầy của họ vượt thắng tất cả, thế gian không làm gì được Ngài, và nó cũng không làm gì được người môn đệ, nếu họ ở trong Ngài. Vì thế, Chúa Giêsu sẽ dạy cho chúng ta biết khát khao Thánh Thần của Ngài, một khát khao đích thực; vì chính Thánh Thầnsẽ chỉ cho chúng ta cách thức vượt thắng khốn khó.
Thiên Chúa là một mầu nhiệm, thập giá của Chúa Giêsu, thập giá của người môn đệ là một mầu nhiệm;suốt đời, chúng ta vẫn không tài nào hiểu được. Nhưng nếu hiểu biết Thiên Chúa, hiểu biết tình yêu và lòng thương xót thứ tha của Ngài, hẳn chúng ta đã ôm trọn thánh giá và nên thánh từ lâu. Thánh Gioan nói, “Thiên Chúa, chưa ai thấy bao giờ; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Cha, chính Ngài đã tỏ cho chúng ta biết”. Vì thế, mỗi ngày, không cách nào khác, chúng ta chỉ có thể đến cùng ‘Thầy Dạy Khát Khao’ Giêsu, trong Lời của Ngài, Thánh Thể của Ngài dưới sự dẫn dắt của Thánh Thần, để đào sâu và kín múc những chân lý mầu nhiệm này.
Cha Éloi Leclerc,ở phần kết luậncuốn sách của mình, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, một tác phẩm được người viết biên dịch, có một so sánh ví von rất thú vị, rằng, “Con người ví tựa dòng sông. Ở nguồn phát sinh của mình, dòng sông chảy giữa đôi bờ siết chặt. Nó tin mình được tạo thành cho đôi bờ quen thuộc và gần gũi này; nó cảm thấy ngang tầm với chúng. Thế nhưng, những con sóng lớn lên từ những dòng chảy lại xô đẩy và luôn mang nó đi xa hơn. Giờ này qua giờ nọ, trong cánh đồng, đôi bờ mở dần ra như để con người có nhiều chỗ hơn, và nó lại tìm níu kéo đôi bờ một cách vô vọng! Đôi bờ tránh xa, đôi bờ chạy trốn nó; đến một lúc, chúng biến mất hoàn toàn và để mặc dòng sông đối diện với cái mênh mông của đại dương. Chẳng còn bờ, dòng sông chỉ còn nên một với đại dương, một đại dương đón nhận dòng sông vào cung lòng mình. Sông hoá biển; rồi được nâng lên bởi những con sóng lớn, dòng sông nhảy múa với mặt trời!”.
Anh Chị em,
Như con người bơi giữa đôi bờ của một dòng sông không ngừng chảy ra biển, nhưng Thiên Chúa lạilà đại dương thăm thẳm, không tài nào con ngườihiểu được Ngài. Vì thế, hãy bơi trong dòng sông Giêsu, Ngài sẽ dạy chúng ta biết cách mở rộng trái tim và trao phó toàn thân cho sự dắt dìu của Thánh Thần. Đó là một con đường luôn đầy dẫy những điều bất ngờ và tuyệt vời của ân sủng, khi chúng ta đi sâu hơn vào bí ẩn về các mối quan hệ yêu thương mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, ‘Thầy Dạy Khát Khao’, xin mở rộng lòng con đón lấy ân sủng của Thánh Thần Ngài; nhờ đó, con càng ước ao nên giống Chúa hơn và càng sớm có cơ maynên thánh hơn”, Amen.
Anh Chị em có thể đọc ‘Thầy Dạy Khát Khao’ tại đây: https://bit.ly/3fms11r
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: